Ngày cá tháng tư, ước mơ nói thật tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày nói dối hay ngày cá tháng tư, không còn lạ với người Việt. Nó được du nhập và được người Việt đón nhận dễ dàng. Thậm chí cũng đã có những “kiểu đùa khủng” của giới nghệ thuật… về ngày này. Nhưng thực chất đó có phải đùa hay bản chất của nói dối được bộc lộ?

Nhìn lại xã hội Việt Nam, một xã hội được xem “vàng thau lẫn lộn”, đường biên thật-giả bị xóa nhòa. Khi mà nói dối không được đưa lên bàn cân, nó được xem như “tiêu chí phát triển” của đời sống hàng ngày. Cả xã hội chạy đua nói dối để sống. Nói dối để tồn tại, để… vượt người khác. Nói dối trở thành bản chất của người Việt, nói dối trở nên bình thường, và đương nhiên nói dối mà không biết ngượng mồm, không áy náy lương tâm. Một xã hội, về buôn bán thì “ăn gian bán lận”, dùng đủ các món nghề đề qua mặt người dân; về giáo dục thì chạy đua thành tích, coi chữ trên người, tạo hành lang để nói dối lộng hành. Kết quả điều tra xã hội học của GS Trần Ngọc Thêm vẫn còn thời sự cho giáo dục Việt Nam: tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%… (Đăng trên báo tuoitre.vn); về giới nghệ thuật thì ơi hời, dối trá đến mơn trớn… đến nỗi có người đã phát ngôn: “Dối trá mới là Showbiz?” (Đăng trên báo laodong.com.vn) . Hoa hậu, ca sĩ, nghệ sĩ… đã không ít người nhờ dối trá mà thành danh đó sao ?

Xã hội Việt Nam là một xã hội đề phòng người khác. Đề phòng trong giao tiếp, trong quan hệ, trong công việc,… mọi người đều bị ám ảnh bởi nói dối. Ra đường, tiếp xúc với ai cũng phải cẩn trọng, nhất là lúc công việc lại càng cẩn thẩn… kẻo bị lừa. Vì thế, ở Việt Nam mới có thuật ngữ công ty ma, hàng giả, người giả mạo… cuối cùng là cuộc sống giả.

Ngày nói dối theo Phương Tây là ngày hội vui vẻ, để đùa vui, tinh nghịch và hài hước. Với người Việt Nam nói dối mục đích không phải vậy. Nói dối được coi là qua mặt người khác, là “phát tài phát lộc”, có khi là “ơn của trời ban” khi nói dối thành công. Hơn nữa, nói dối ở Việt Nam không có khái niệm ngày, mà nó đi liền với cuộc đời. Có lẽ, 364 ngày người Phương Tây đã sống thật rồi, và chỉ dùng 1 ngày “nói dối”, để giảm stress. Còn người Việt Nam cả năm đã nói dối thì ngày “cá tháng tư”, hãy “ăn cá thật”. Phải làm ngược lại, thế mới văn hóa và mới hội nhập! Nên chăng, chính phủ cần phát động ngày 1/4, hàng năm là ngày nói thật cho người Việt Nam ?!

Ở Việt Nam vào ngày cá tháng tư, có người khi bị lừa, thì nói “cố ý tin để nó được vui”.

Nguyễn Yến Ngọc

Thính giả gởi về RadioCTM

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.