Nghị Quyết 36 Của Hà Nội Lôi Kéo Được Ai..??

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10 tháng 4 năm 2007 vừa qua, bộ Ngoại giao CSVN dưới sự chủ trì của người đứng đầu bộ này là ông Phạm Gia Khiêm đã tổ chức một hội nghị gọi là sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ chính trị và chương trình hành động về công tác đối ngoại với người Việt Nam ở nước ngoài.

JPEG - 14.6 kb
Biểu tình chống Duyên Dáng Việt Nam tại Melbourne, 06-11-2005.

Cách đây ba năm, vào ngày 26 tháng 3 năm 2004, Bộ chính trị đảng CSVN đã cho ban hành cái Nghị quyết 36 NQ/TƯ để chiêu dụ người Việt tị nạn, những người mà trước đây CSVN gắn cho cái nhãn hiệu là thành phần cặn bả xã hội, chạy theo bơ thừa sữa lậu của “đế quốc Mỹ”. Mặc dù cả đảng và nhà nước CSVN đã dồn nhiều sức lực và tiền bạc để mong thực hiện thành công cái nghị quyết này, nhưng kết quả thì hoàn toàn trái ngược. Nghĩa là chỉ có một thiểu số nhẹ dạ tin theo những lời dụ dỗ, còn đa số thì không những từ khước nó mà còn vạch trần những điều gian manh, xảo trá của đảng CSVN qua cái nghị quyết đó.

JPEG - 21.8 kb
Biểu tình chống Duyên Dáng Việt Nam tại Sydney, 05-11-2005.

Việc thực hiện nghị quyết 36 thất bại đã khiến cho bộ Ngoại giao CSVN bị khiển trách nặng nề, nên trong kỳ đại hội đảng vừa qua chẳng có một nhân vật nào đứng đầu bộ này được bầu vào Bộ chính trị là một bằng chứng điển hình.

Trong Hội nghị này tất cả đều tránh sử dụng hai chữ thất bại mà dùm cụm từ ’’việc huy động nguồn lực từ kiều bào chưa hiệu quả, việc triển khai một số chính sách đối với bà con còn chậm’’. Cũng tại Hội nghị này, bộ Kế hoạch-Đầu tư của CSVN đã than trách rằng lượng tiền đầu tư vào Việt Nam của kiều bào quá ít, trong suốt 20 năm mà chưa đầy 1 tỉ USD. Trong khi đó số tiền mà họ chuyển về cho gia đình, cho thân nhân trong 5 năm (2001-2006) lên đến 20 tỉ Mỹ kim. Phạm Hữu Thắng, Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài cho rằng do người Việt ở nước ngoài có thế mạnh về lao động trí óc hơn là các hoạt động kinh doanh nên tiềm lực kinh tế để đầu tư vào các dự án lớn còn hạn chế. Qui mô vốn đầu tư bình quân của dự án người Việt ở nước ngoài khoảng 3,5 triệu mỹ kim, thuộc dự án qui mô nhỏ.

JPEG - 10.9 kb

Trần Tuấn Anh, Tổng lãnh sự VC tại San Francisco (Mỹ) thì nói rằng lượng đầu tư nhỏ bé đó chưa phản ánh thực lực của kiều bào. Hiện có 1,5 triệu người Việt tại Mỹ, nhưng lượng đầu tư về nước chỉ đạt 60 triệu USD, thấp hơn cả lượng đầu tư từ Nga, Thụy Sĩ.

Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Ngoại giao VC, đổ lỗi cho các cơ quan chức năng khác khi phát biểu rằng: “Sau khi Nghị quyết 36 ra đời, bà con kiều bào rất kỳ vọng sự thay đổi có tính đột phá, nhanh chóng về các chính sách liên quan đến kiều bào nhưng sự chậm trễ triển khai của các cơ quan trong nước đã ít nhiều tác động tới tâm tư, tình cảm của bà con. Một số chính sách, biện pháp bà con đặc biệt quan tâm vẫn trong quá trình chuẩn bị, còn các biện pháp, chính sách đã ban hành thì thực hiện thiếu nhất quán ở các cấp địa phương và cơ sở, tình trạng phép vua thua lệ làng vẫn còn gây nhiều bức xúc cho bà con kiều bào”.

Ông Bình này còn cho biết thêm là chính sách miễn visa dự kiến sẽ được áp dụng đối với Việt kiều về nước trong 90 ngày, tuy nhiên việc thực hiện và áp dụng sẽ có sự sàng lọc đối với những người không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của nhà nước CSVN.

JPEG - 21.9 kb
Biểu tình chống Phạm Gia Khiêm tại Washington, 15-03-2007.

Bộ trưởng Ngoại giao VC Phạm Gia Khiêm, người vừa mới chứng kiến tận mắt phản ứng của người Việt tại Hoa Kỳ đối với chế độ trong chuyến đi Mỹ của ông ta vào giữa tháng 3 vừa qua, thì đăng đàn phát biểu rằng: “Nguồn lực quan trọng của bà con có được huy động hay không, được huy động nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”.

Khi tung ra Nghị quyết 36 này đảng và nhà nước CSVN hy vọng sẽ lôi kéo được nhiều Việt kiều, thế nhưng sau 3 năm thực hiện chẳng đạt được một kết quả nào đáng kể. Khi ra một

JPEG - 5.4 kb

nghị quyết mà gặp thất bại, thông thường thì người ta xé bỏ nó đi, nhưng những người lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam chẳng còn quỷ kế nào khác, nên đành phải vực lại cái nghị quyết 36 đã chết yểu này bằng cách cho thêm vào một vài điều như miễn thị thực visa trong vòng 90 ngày, vấn đề mua nhà ở Việt Nam, hồi hương…để tiếp tục dụ dỗ. Chúng ta cần đánh dốc một trận để khai tử luôn cái nghị quyết 36 này đi cho rồi, cho Hà Nội khỏi lải nhải làm bẩn tai người nghe.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?