Ngọn Đuốc Thế Vận Bị Ném Bom Nước Tại Á Căn Ðình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BUENOS AIRES— Các lực sĩ chạy bộ và chèo thuyền đã đưa ngọn đuốc qua các đường phố và bến cảng, trong khi cảnh sát giữ các nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc ra riêng rẽ, không cho chạm trán với nhau, dọc theo lộ trình rước đuốc dài 8 dặm Anh ở thủ đô Buenos Aires của Á Căn Ðình.

JPEG - 89.7 kb

Khi đoàn rước đuốc đi ngang qua dinh Tổng thống, toán an ninh Trung Quốc bảo vệ ngọn đuốc — từng bị Huân tước Sebastian Coe, chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Luân đôn 2010 của Anh Quốc gọi là “lũ Tàu du côn kinh tởm” vì các hành vi côn đồ hung hăng đối với những người cầm đuốc và cả người biểu tình — chạy theo đội hình vòng quanh người cầm đuốc, đã cản được ít nhất một trong nhiều quả bom nước làm bằng bong bóng do những người biểu tình phản đối ném về phía ngọn đuốc, nhằm mục đích dập tắt ngọn lửa đang cháy.

Những người xuống đường phản đối Trung Quốc đàn áp Tây Tạng, đã hứa là sẽ giữ cho cuộc biểu tình được ôn hòa, nhưng cũng đã nói rằng họ sẽ không cố gắng để dập tắt ngọn đuốc trong chặng đường Buenos Aires.

Ngọn đuốc Thế vận được rước vòng quanh thế giới trước khi quay về Bắc Kinh vào Tháng Tám cho lễ khai mạc, giống như một thỏi nam châm đã thu hút nhiều cuộc biểu tình phản đối dữ dội tại Luân Ðôn, Paris, và phải chơi trò cút bắt lúc ẩn lúc hiện với hàng ngàn người tại San Francisco trước khi đi sang Á Căn Ðình.

Tại Buenos Aires, lực sĩ đua thuyền huy chương vàng Thế vận Carlos Espinola là người đầu tiên trong 80 người đã được tuyển chọn để rước ngọn đuốc trong chặng đường tại nưóc Á Căn Ðình.

Sau đoạn đường đầu tiên đi qua những con đường ở khu dân cư dọc theo bờ sông, đoàn rước đuốc đã đưa ngọn đuốc lên một chiếc xuồng và chèo về phía bến tàu Puerto Madero, là nơi có nhiều quán bar và nhà hàng đắt tiền.

JPEG - 77.1 kb

Trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu, mặc dù có nhiều căng thẳng giữa hai nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc, nhưng không có việc đáng tiếc nào xảy ra vì cảnh sát đã nhanh chóng ngăn chặn và giữ họ ra riêng rẽ.

Ông Alberto Peralta, một người trong nhóm biểu tình phản đối Trung Quốc nói rằng, “Không phải là nước Trung Quốc tổ chức Thế vận hội, mà chính là Ðảng công sản Trung Quốc đứng ra tổ chức, để tuyên truyền cùng thế giới rằng tất cả mọi người dân Trung Hoa đều vui vẻ hạnh phúc, rằng họ luôn tôn trọng nhân quyền. Nhưng điều chính xác là những gì ngược lại”.

JPEG - 111.7 kb

Thủ đô Buenos Aires đã chuẩn bị sẵn cho các cuộc biểu tình sôi nổi và có thể có bạo động theo sau các diễn biến tại Luân Ðôn, Paris và San Francisco. Khoảng 1.500 nhân viên giang cảnh, 1.200 cảnh sát và 3.000 công chức của thành phố đã được huy động để gìn giữ an ninh trật tự.

Những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng ở Á Căn Ðình đã hứa là họ sẽ có những hành động ngạc nhiên, nhưng bất bạo động, trong ngày rước đuốc; nhưng cũng nói rằng họ sẽ không tìm cách làm tắt ngọn lửa như những người biểu tình ở Luân Ðôn và Paris.

Bắc Kinh coi việc tổ chức Thế vận hội là một cơ hội để khoe khoang cùng thế giới sự nổi bật càng ngày càng gia tăng của họ trên trường quốc tế, đã mạnh mẽ lên án những người biểu tình phản đối cuộc rước đuốc, và đổ thừa cho Ðức Ðạt lai Lạt ma và các đồ đệ của ngài.

JPEG - 103.2 kb

JPEG - 107.5 kb

Một người Trung Hoa đã sống ở Á Căn Ðình 13 năm, anh Lin Yonggui, 25 tuổi nói rằng, “những người phản đối là một nhóm chính trị muốn triệt hạ Trung Quốc … không nên phản đối Thế vận hội … Thế vận hội mang vui vẻ cho mọi người …”

Bà Alicia Moreau, phó chủ tịch Uỷ ban Thế vận Á Căn Ðình nói rằng, “Tôi chắc chắn là cư dân thành phố sẽ yểm trợ chúng tôi và sẽ không có gì xảy ra tại Buenos Aires. Cuộc rước đuốc sẽ là một buổi hội lớn”.

Sau Á Căn Ðình, ngọn đuốc sẽ đến Tanzania, Phi Châu, và khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Wangari Maathai thông báo rằng bà đã rút tên ra khỏi cuộc rước đuốc.

“Tôi đã quyết định để tỏ tình đoàn kết với mọi người về vấn đề nhân quyền tại vùng Darfur thuộc Sudan, tại Tây Tạng và Miến Ðiện”. Bà Wangari Maathai cho biết vào hôm Thứ Năm. Về các cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng trên toàn thế giới, bà nói, “Tôi hy vọng là nhà nước Trung Quốc sẽ lắng nghe”

Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Bắc Kinh Liu Qi cho biết vào hôm Thứ Sáu rằng ban tổ chức đang làm việc cật lực để ngăn ngừa không cho có thêm những cảnh lộn xộn xảy ra tại các chặng đường rước đuốc còn lại.

Trong khi đó, những lời kêu gọi các lãnh đạo thế giới tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội càng ngày càng nhiều.

Riêng tại chặng đường Canberra thuộc Úc Châu vào ngày 24/4 sắp tới, theo tin được biết từ Australia Tibet Council (ATC) thì hầu hết mọi người trong cộng đồng nhỏ bé 450 người Tây Tạng đang sinh sống tại đây sẽ cùng nhau về Canberra để phản đối Trung Quốc đàn áp đồng bào của họ tại quê nhà, và đòi hỏi Trung Quốc phải đối thoại với Ðức Ðạt lai Lạt ma, chứ không phải để chống ngọn đuốc hay chống Thế vận hội Bắc Kinh.

Cùng tham gia với cộng đồng Tây Tạng sẽ có một mạng lưới ủng hộ rộng lớn tại Úc Châu gồm nhiều tổ chức, nhóm, đoàn thể chính trị xã hội của nước Úc và các cộng đồng di dân khác như Tân Cương, Việt Nam, Pháp luân công, Miến Ðiện. Ông Simon Bradshaw, điều hợp viên của ATC đã cho hãng thông tấn Ðức DPA biết như trên.

Ông Simon Bradshaw cũng cho biết thêm là rất có thể, sẽ có một cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ cho Tây Tạng, trong thời gian Thế vận hội tại Bắc Kinh vào Tháng 8. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng, “Ðiều quan trọng cần phải nói cho rõ, đây không phải là chống người dân Trung Quốc, hay chống phong trào Thế vận, nhưng thật ra là về vấn đề Tây Tạng, để nhìn nhận rằng có nhiều vấn đề tại đó”.

Thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd cũng đã xác nhận lại rằng vấn đề giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ ngọn đuốc sẽ hoàn toàn do phía nước Úc đảm nhận, vì có nhiều than phiền về cách hành xử của toán an ninh bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc tại Luân Ðôn và Paris.

Khánh Đăng tổng hợp

****

Peacefully protest in Buenos Aires

****

Olympic Torch who are the “Men in Blue?” BBC reports

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”