Người Chắc Phải Hơn Khỉ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 24 kb
Capucin

Ba giáo sư đại học ở tiểu bang Georgia mới đăng một bài về cuộc nghiên cứu của họ tìm hiểu coi một loài khỉ ở Mỹ Châu có biết thế nào là công bằng hay không. Họ tập cho từng cặp hai con khỉ capucin (tên khoa học là Cebus apella) chơi trò trao đổi với người. Mỗi con khỉ có một cục đá, khi nó trao cục đá cho một người thì được người đó trao lại một món ăn, lúc là miếng dưa leo, lúc thì một trái nho ngon lành hơn. Ðàn khỉ hơn 10 con được huấn luyện trò chơi này đến thuần thục.

Và các nhà nghiên cứu khám phá ra loài khỉ capucin cũng biết khi nào bị cảnh bất công thì bày tỏ thái độ. Nếu con khỉ nào cũng nhận được một miếng dưa leo như nhau, các cậu đều vui vẻ thỏa mãn. Nhưng nếu người ta trao cho con thứ nhất một trái nho, còn con thứ hai chỉ nhận được một miếng dưa leo, nó tỏ ra nổi giận. Bà Sarah Brosnan kể: “Khi tôi đưa miếng dưa leo ra, nó cầm lấy rồi liệng xuống đất; hoặc là nó ngoảnh mặt đi không thèm nhận.” Loài khỉ không biết nói tiếng người, cho nên các cử chỉ đó là cách duy nhất để chúng “lên tiếng phản đối.” Ba nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm nhiều cách khác, để biết chắc là thái độ giận dỗi của mấy chú khỉ không phải vì tham lam hay lý do nào khác, mà chỉ do con khỉ thấy mình bị đối xử bất công.

Kết luận là loài khỉ, ít nhất loài capucin, đã có ý thức về sự công bằng. Tuy nhiên, loài người chúng ta vẫn có thể hãnh diện một chút, yên tâm rằng trên mặt đạo đức, chúng ta có vẻ vẫn khá hơn các ông bạn khỉ. Vì ba vị giáo sư cũng trình bày một điều khác biệt giữa người và khỉ. Loài người nói chung khi nghĩ tới đạo công bằng thì chúng ta quan niệm ai cũng phải được đối xử như nhau (có phải thế không?) Không được đối xử bất công với ai, không được ưu đãi ai hơn, dù là chính mình, là thân nhân bạn bè, người cùng nước, cùng màu da với mình, hay chỉ là một người xa lạ, người dưng nước lã. Công bằng là một giá trị của nhân loại, phải áp dụng cho tất cả loài người. Còn các anh chị em khỉ capucin hình như có một quan niệm khác về công bằng. Họ chỉ tỏ thái độ nổi giận khi chính họ bị đối xử bất công, còn khi người khác (nói đúng hơn, khỉ khác) bị thiệt thòi thì mấy cô chú không hề “lên tiếng!”

JPEG - 5.7 kb

Dù sao khi tỏ thái độ giận dữ vì mình bị thiệt thòi cũng chứng tỏ các con khỉ biết đối xử công bằng là đúng, bất công là sai. Ý thức về đúng và sai, phân biệt được việc làm đúng và hành động sai trái, phân biệt thiện và bất thiện, đó là một hạt giống nguồn gốc của đạo đức. Cứ gieo rắc hạt giống đó trong các gien di truyền, sẽ có ngày loài khỉ tiến lên cao hơn nữa. Có Thể xã hội khỉ sẽ có những nhà đạo đức học, các luật sư, biết đâu họ sẽ lập ra những tòa án, cả tối cao pháp viện! Có thể gần một triệu năm trước đây tổ tiên loài người đã tiến hóa đến trình độ có ý thức về đạo công bằng không thua gì loài khỉ capucin. Sau mấy trăm ngàn năm, loài người chúng ta dựa trên nền tảng đó mà tiến mãi, biết phân tích, biện luận, hô hào, giáo dục, đặt ra các định chế, luật lệ, vân vân để bảo vệ giá trị công bằng. Nhưng điều quan trọng nhất là trong lòng mỗi người chúng ta có một hạt giống đã được tổ tiên truyền lại từ mấy trăm ngàn năm, nếu được tưới tẩm thì sẽ mọc lên nhanh. Nếu không thì tới một lúc mưa thuận gió hòa hạt giống đạo đức vẫn lớn lên được, không bao giờ mất.

Như một nhân vật trong tiểu thuyết Ði Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn, là ông toán trưởng cầm đầu toán năm người đi chặt cây phá rừng để vạch một con đường trên núi tiến tới “Ðinh Hua Ca.” Người kể truyện cho biết “Nghe nói trước ông làm to … thế rồi trong một khóa học chính trị dài hạn ông kèm cặp, bồi dưỡng văn hóa cho một bà cũng làm to như ông. Quả nhiên sau một thời gian, kiến thức của bà có được nâng cao, nhưng không cao bằng cái bụng …” Người đàn bà cố che dấu cái bụng to, để rồi, đến một ngày “…chị lao công bỗng hét ầm lên trong chuồn tiêu, khi thấy một bé hài nhi …” Người đàn ông đáng lẽ phải chịu trách nhiệm về chuyện này, nhưng ông ta chỉ nghĩ tới con đường tiến thân trong “sự nghiệp cách mạng” của mình. Ðứa bé sơ sinh được cứu sống nhưng cả ông làm to và người đàn bà làm to đều bị hạ tầng công tác. Bà đem con về một công trường đá, ông trở lại nghề đi khảo sát, thăm dò đường trên núi. Trong vai trò mới đó, ông vẫn đóng vai một cán bộ tận tụy với nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Ông quyết tâm làm đúng các chỉ thị, tuyệt đối tin tưởng cấp trên để chiếm lại lòng tin của cấp trên, hy vọng sẽ xây dựng lại sự nghiệp, cách mạng, có ngày trở lại làm quan to lần nữa. Ông khắc khổ và bắt mọi người phải sống khắc khổ. Trên chặng đường dẫn tới Ðỉnh Hua Ca tít mù, ông bắt mọi người phải làm kiệt lực để thực hiện đúng chỉ tiêu mà bên trên ban xuống. Một con người sắt đá, chỉ biết nhận lệnh và ra lệnh, không có tình người.

JPEG - 73.9 kb

Nhưng đến lúc ông bị rắn cắn, rồi bị bệnh, những người bị ông kìm cặp, thúc giục, đe dọa trước đó, giờ vẫn lo chăm sóc cho ông. Trước khi chết ông còn tâm sự với người cháu họ, thú nhận mình đã lầm lỗi. “Ðã ba năm nay tôi không gặp bà ấy … Mấy đêm nay không đêm nào tôi không nằm mơ thấy bà ấy. Công trường đá nơi hai mẹ con ở heo hút lắm cậu ơi. Một nách con thơ, ngày ngày thổi nấu cho hơn một trăm con người, rồi miệng tiếng người đời, trời ơi, cứ nghĩ tới cuộc sống của bà ấy lòng tôi lại đau như cắt… Thằng bé lớn lên có oán trách cha nó đã bỏ nó ngay từ lúc lọt lòng hay không? Sao hồi ấy tôi dại thế, sao hồi ấy tôi không có gan bỏ hết chức quyền để được đùm bọc, được sống với hai mẹ con nó? Trời có mắt phải không cậu…? Tôi sẽ phải chết mất xác ở cái nơi rừng hoang núi vắng này, chết cô độc, chết không có người vuốt mắt, đáng đời lắm, chỉ thương hai mẹ con nhà nó!”

Một cán bộ cộng sản trung kiên cũng có lúc trở lại với tình cảm tự nhiên của con người. Người toán trưởng này được rèn luyện trong lò cộng sản cả đời chỉ nghĩ tới mục tiêu duy nhất là leo dần dần lên các nấc thang mà đảng đã vạch ra để được hưởng quyền cao chức trọng, nếu bị vấp ngã thì đứng dậy leo lên tiếp. Và phương pháp duy nhất để leo lên là tuyệt đối tuân lệnh cấp trên. Người cán bộ đó tự biến mình thành một bánh răng cưa trong guồng máy; khi đối xử với người khác, kể cả người tình và con mình, cũng coi họ như những bánh răng cưa khác trong guồng máy. Nhưng đến một lúc chính người cán bộ đó cũng cảm thấy đáng lẽ mình nên đối xử với nhau như người với người.

Và tự phát hiện một thứ đạo công bằng có trong trời đất, tóm tắt trong câu “Trời Có Mắt.” Ðó là niềm tin rằng nếu con người không cư xử công bằng với nhau thì đã có một quy luật trong vũ trụ, không ai tránh khỏi, là “trời quả báo.”

JPEG - 58.6 kb

Các nhà đạo đức học cho rằng đức tính trọng công bằng của loài người là do kinh nghiệm sống tập thể. Người ta phải công bằng, vì ai bất công sẽ không được tập thể chấp nhận, sẽ bị trục xuất. Dần dần, loài người đã tiến xa hơn loài khỉ, không những đòi chính mình được đối xử công bằng, mà coi đó là một quy luật, một quyền ai cũng được hưởng. Khi tưởng tượng có những thần linh Nam Tào Bắc Ðẩu đóng vai ghi công, chép tội của người trần thế, rồi tưởng tượng một Diêm Vương đóng vai xử án các linh hồn, loài người đã biến đạo công bằng thành một quy luật thiêng liêng.

Chắc chúng ta có tiến bộ hơn loài khỉ, trừ một vài trường hợp. Những chế độ chính trị dành độc quyền lãnh đạo xã hội cho một thiểu số; thiểu số đó đàn áp, bắt bớ, tù đầy những người không chấp nhận độc quyền của họ, rõ ràng là không tôn trọng đức công bằng. Có vẻ họ không tiến bộ bằng loài khỉ; có thể họ tiến hơn đười ươi nhưng ít nhất cũng thua loài Cebus Apella! Nhưng cứ yên tâm, vì Trời có mắt! (Người Việt; Tuesday, November 13, 2007)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.