Người Mỹ gốc Việt vận động cho nhân quyền tại quê hương của họ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh Đỗ

Người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ và một đảng cách mạng áp lực đòi hỏi thay đổi chính trị trong đất nước cộng sản.

Ngày 27 tháng 7 năm 2013

Chỉ đến khi thấy những người cộng sản bắt nhốt cha mình trong nhà giam diện tích khoảng 7,5 m2, Khoa Nguyễn mới hoàn toàn hiểu được cuộc đấu tranh cha mình đang thực hiện.

JPEG - 23.7 kb
Ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân, đã bị giam giữ 9 tháng sau khi ông trở về Việt Nam hỗ trợ đồng bào của ông cổ xúy dân chủ (Bethany Mollenkof/ Los Angeles Times ngày 12/12/2010)

Khi còn là một cậu bé, anh nhớ là cha đã nói về các cuộc đấu tranh tại quê hương của Việt Nam của anh, nơi ông tin rằng những quyền căn bản của đồng bào của mình đã bị tước đoạt.

Hoạt động của cha anh trong một tổ chức ủng hộ dân chủ cuối cùng đã kéo ông ra khỏi mái ấm gia đình ở Garden Grove để đi đến Việt Nam, nơi ông hy vọng sẽ huấn luyện người dân sử dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động trong việc vận động cho thay đổi. Nhưng, ông đã bị buộc tội âm mưu lật đổ và bị bắt giữ.

“Tôi không hoàn toàn hiểu được niềm đam mê của ông cho đến khi ông vào nhà tù”, Khoa nói. “Sau đó, nó trở nên quan trọng. Nó đã trở thành cấp bách.”

Từ Đại Học UC Davis, nơi anh đang học môn Hóa Học, người thanh niên 20 tuổi theo dõi chín tháng bị giam cầm của cha mình đã kết thúc bất thình lình – và bất ngờ – vào tháng Giêng khi nhà cầm quyền phải để cho ông Nguyễn Quốc Quân trở về Mỹ, nơi ông nhận được một sự chào đón dành cho các anh hùng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Giờ đây, tại một thời điểm khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam thực hiện các chuyến thăm đầu tiên của họ đến Mỹ kể từ năm 1995, khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao, Khoa Nguyễn là một trong những người thúc đẩy cải thiện nhân quyền và tự do ngôn luận trong một đất nước mà nhiều người Mỹ gốc Việt chưa từng thấy kể từ khi Sài Gòn sụp đổ.

Trước cuộc họp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Obama hôm thứ Năm, các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt đã gọi Việt Nam là một “Miến Điện thứ hai về đàn áp,” tố cáo chính phủ nước này có thành tích về giam giữ người bất đồng chính kiến, về kiểm duyệt Internet và bóp nghẹt “sự phát triển của xã hội dân sự.”

Đảng Việt Tân, còn được gọi là Việt Nam Canh Tân Cánh Mạng Đảng, là một trong những tiếng nói mạnh mẽ trong các nỗ lực mang lại thay đổi chính trị tại Việt Nam. Được Liên Hiệp Quốc xem là một tổ chức “ôn hòa” nhưng Đảng Việt Tân lại bị xem như một kẻ thù của nhà nước tại Việt Nam, và bị cấm hoạt động.

Trong các cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chẳng hạn như khu Little Saigon nhộn nhịp của Quận Cam, Việt Tân vừa là nguồn tin tức và là niềm phấn khởi đối với một số người.

“Tôi đã đọc tin tức Việt Tân và bắt kịp các tên tuổi đằng sau những tin tức”, Mary Trần, người đã nghiên cứu đảng này đã cho một tờ báo tại Đại Học UCLA biết như vậy. “Mọi tờ báo tiếng Việt đều nói về các vi phạm nhân quyền nổi bật và các vụ bắt giữ liên tục những người bất đồng chính kiến. Đó là những tài liệu hấp dẫn bởi vì mục đích của họ cũng là mục đích mà tôi tin tưởng”

Hà Nguyễn, đang ăn trưa tại Phở Quang Trung ở Little Saigon, đã dành một phần thời giờ trong tuần của mình để phát các bản tin trong khu người Việt này kêu gọi Tổng Thống Obama “thúc đẩy việc thả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm” ở Việt Nam – như một điều kiện để mở rộng quan hệ đối tác Mỹ-Việt. Cư dân hồi hưu Anaheim này cho biết ông ủng hộ chiến dịch của Việt Tân.

“Tôi thích cách họ làm việc đằng sau hậu trường để thử thách và truyền cảm hứng cho sự thay đổi”, ông nói. “Nó phải bắt đầu với việc cải thiện phúc lợi xã hội và phục hồi quyền công dân.”

Việt Tân thúc đẩy rất nhiều cho việc trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một cựu giáo viên toán học, một thành viên lâu năm đóng góp nhiều vào việc huy động thanh niên tham gia phong trào.

Giống như cha mình, Khoa Nguyễn hiện đã làm đơn gia nhập Đảng. Được thành lập vào năm 1982 với tên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, tổ chức đã hoạt động bí mật trong hơn hai thập kỷ qua. Đảng viên dự bị vẫn phải tìm người bảo trợ trong nội bộ đảng và ghi danh huấn luyện, học tập về lịch sử, chính trị và chiến lược truyền thông xã hội, đặc biệt là cách sử dụng video để truyền bá thông tin.

Các nhà lãnh đạo Việt Tân hoạt động chống lại các hạn chế đối với các quyền cơ bản tại Việt Nam, thúc đẩy tự do báo chí, thúc đẩy phong trào cơ sở và tham gia vào vận động quốc tế, Trần Dũng, phát ngôn viên Nam California của nhóm cho biết. “Chúng tôi chọn lọc tuyển dụng những người có năng lực, có nhiệt tâm và sự hiểu biết sâu sắc ý nghiã của việc mang lại dân chủ cho đất nước chúng tôi” ông nói.

“Tôi hãnh diện về việc những người khác biết về công việc của đảng và việc làm của cha tôi,” Khoa Nguyễn, người đã tham dự các khóa huấn luyện ở Canada, nói. “Sự việc ông bị giam cầm một cách bất công là lần đầu tiên tôi cảm thấy điều này là có thật. Chúng tôi đang làm một cái gì đó người khác có thể không thích làm, và nếu cần, cả gia đình chúng tôi có thể cùng đi tù. Cha tôi luôn luôn nói chuyện với tôi về tranh đấu để mang sức mạnh trả lại cho người dân – để trao quyền cho người dân “.

Bây giờ, trở lại Quận Cam, Nguyễn Quốc Quân cho biết ông không bao giờ coi việc bị ở tù của ông như một cái gì đó “anh hùng.”

“Chúng tôi thực hiện sứ mệnh của chúng tôi một cách thầm lặng,” ông nói. “Các anh hùng thực sự là các tù nhân chính trị dũng cảm ở Việt Nam.”

Nguyễn Quốc Quân cho biết năm ngoái, ông đến nơi mà ông và những người tỵ nạn khác vẫn gọi là Sài Gòn (được đổi tên Tp. HCM sau chiến tranh), để tiến hành một khoá “huấn luyện về đấu tranh bất bạo động.”

Nhưng theo viên lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, ông đã bay về quê nhà trong tháng 4 năm 2012 sử dụng bí danh “Richard Nguyễn. Các quan chức nói: “Ông ta đã thừa nhận với chính quyền rằng ông có kế hoạch gây bất ổn xã hội và làm xáo trộn sinh hoạt công cộng tại Việt Nam thông qua các đảng viên Việt Tân ở Việt Nam”

“Trong thực tế, họ không có bất kỳ bằng chứng nào để củng cố những cáo buộc của họ”, Ts Nguyễn Quốc Quân trả lời.

Một ngày nào đó, ông hy vọng sẽ quay trở lại Việt Nam để tiếp tục sứ mệnh của mình.

“Sẽ có một ngày tôi cần phải trở lại bởi vì chúng tôi coi trọng cuộc sống và mang lại sự tốt đẹp đến đời sống của nhân dân.

“Tôi chỉ đơn giản làm công tác xã hội.”

Việt Cường chuyển ngữ

Nguồn: Los Angeles Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.