Nguyễn Tấn Dũng Đến Mỹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 76.2 kb

Để vận động 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Cộng sản Việt Nam trở thành 1 trong 10 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam sẽ lên đường đến Nữu Ước từ ngày 22 đến 26 tháng 9 năm 2007.

JPEG - 75.7 kb

Theo sự sắp xếp thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc một bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25 tháng 9, để “ca bài ca con cá” về mình hầu xin phiếu ủng hộ. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gồm có 15 Ủy viên với 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Anh và Pháp. 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm, cứ mỗi năm bầu lại một nửa. Năm 2007 có 5 thành viên ra đi gồm có Ghana, Congo, Peru, Qatar và Slovakia. Hiện nay có khoảng 70 quốc gia tranh nhau 5 ghế không thường trực này. Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ được bầu vào ghế này trong khi những quốc gia có từ 30 triệu dân trở lên, đặc biệt là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đã được bầu làm thành viên ở các nhiệm kỳ trước.

Nhiều năm trước đây, sau khi gia nhập tổ chức APEC và ASEAN, Cộng sản Việt Nam đã cố vận động để được bầu vào làm thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng thất bại. Năm ngoái, sau khi tổ chức xong Hội nghị APEC 14 và chính thức tham gia WTO, Cộng sản Việt Nam cũng đã dồn sức vận động với hy vọng là năm 2007 sẽ giữ được ghế không thường trực này. Về căn bản, ghế không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc không mang lại một tư thế gì mới cho Cộng sản Việt Nam vì mọi quyết định đều nằm trong tay 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Nga; nhưng sẽ giúp cho Hà Nội dễ tiếp cận với các tổ chức, các tập đoàn quốc tế để vận động buôn bán làm ăn hoặc xin viện trợ. Cộng sản Việt Nam cũng muốn điều đó với chính sách đẩy mạnh mở cửa giao thương hiện nay. Tuy nhiên, nếu Cộng sản Việt Nam đã nghĩ được như vậy thì những quốc gia khác cũng đang tìm mọi cách cạnh tranh, nên vì thế mà cuộc tuyển chọn 5 quốc gia vào ghế không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lần này sẽ khá vất vả .

JPEG - 33.1 kb

Cho nên chuyến đi Mỹ lần này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ không chỉ đầu tư vào sự việc nói trên mà ông Dũng cùng ban tham mưu của ông ta đang nhắm vào một kế hoạch khác. Đó là tìm cách gặp gỡ một số người trong Cộng đồng người Việt tỵ nạn để nói chuyện… phải quấy. Nhiều người cho đây là “sáng kiến” đối thoại với Cộng đồng người Việt tỵ nạn của Nguyễn Tấn Dũng qua trung gian của một số Việt kiều đang bỏ tiền đầu tư tại Việt Nam. Khác với Nguyễn Minh Triết tổ chức cuộc gặp gỡ xã giao với vài trăm người Việt thân chế độ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 vừa rồi, Nguyễn Tấn Dũng muốn gặp riêng và giới hạn ở một số nhân sự gọi là .. có “thế giá” trong Cộng đồng. Theo tin hành lang thì việc chuẩn bị này do văn phòng Thủ tướng xúc tiến từ đầu tháng 7 năm nay qua sự hợp tác của một số “Việt kiều” gốc tỵ nạn nhưng đang làm ăn lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, những chuẩn bị này không tiến triển vì những nhân vật gọi là “thế giá” mà phía Hà Nội muốn gặp thì bị từ chối hoặc tỏ thái độ e dè, trong khi những thành phần “chạy hiệu” trong Cộng đồng thì lại bị phía Nguyễn Tấn Dũng từ chối không muốn gặp.

Qua điều này cho thấy là Nguyễn Tấn Dũng muốn thi hành Nghị Quyết 36 tại hải ngoại nhưng chính y đã thấy những khó khăn trong sự chọn lựa đối tượng để chiêu dụ. Từ nhiều năm qua, cán bộ Việt cộng đã tung rất nhiều lưới để chiêu dụ những tay chạy hiệu trong Cộng đồng dưới hình thức “chủ báo”, “chủ đài” “chủ công ty đầu tư” .. để tung những tin tức gây phân hóa trong cộng đồng theo kiểu “đâm bị thóc thọc bị gạo”. Thậm chí chúng còn sai khiến một vài người viết bài lăng nhăng như “Việt Nam Không Cần Đa Đảng” hay hô hoán một cách tầm phào rằng “Gửi tiền về giúp dân oan khiếu kiện là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ”… Những luận điệu của các tên chạy hiệu cho Việt cộng khó thuyết phục được ai nhưng lại tạo ra sự vẫn đục trong cộng đồng, khiến cho một số người thiếu bản lãnh đâm ra hoang mang và trở nên thụ động trước phong trào đấu tranh tại quốc nội. Đây là đòn thâm độc của Việt cộng. Vì thế mà cái gọi là cuộc “đối thoại” với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại do Nguyễn Tấn Dũng và ban tham mưu của ông ta đang chuẩn bị hoàn toàn nằm trong xu hướng phá hoại tiềm lực đấu tranh của người Việt tỵ nạn hơn là tạo sự thông cảm để cùng hướng về tương lai như họ rêu rao.

JPEG - 160.4 kb

Để thực hiện cuộc đối thoại nghiêm chỉnh và tốt đẹp, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Hà Nội nên khởi đầu những cuộc đối thoại với các nạn nhân của họ. Đó là họ hãy đối thoại và trả lời sòng phẳng những oan trái đã gây ra cho các gia đình nạn nhân trong các bi kịch: Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai Phẩm. Các gia đình dân oan khiếu kiện, các nhà đối kháng và các vị lãnh đạo tôn giáo. Bởi vì ông Dũng mà có đối thoại với những người Việt đang sống ở xứ sở tự do cũng không giải quyết được gì vì những nạn nhân của chế độ ở trong nước mới đang là ngòi nổ. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại tuy là một lực lượng quan trọng vì có tiềm lực về kinh tế, tài chánh, vận động quốc tế và chất xám; nhưng tiềm lực tạo xoay chuyển tình hình Việt Nam vẫn là nằm trong tay đại khối quần chúng tại quốc nội. Ngày nào mà Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp các tiếng nói dân chủ tại Việt Nam; trong khi tìm kiếm những cơ hội “đối thoại” với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại thì chỉ là hình ảnh “thả mồi bắt bóng mà thôi”.

Để kết luận, việc Hà Nội đang ráo riết vận động để được chọn là một trong 10 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc từ năm thành viên không thường trục sẽ phải thay đổi trong năm 2007, cho thấy là họ muốn có một vị trí trong cộng đồng quốc tế. Tuy giá trị của một thành viên không thường trực không có nhiều; nhưng giúp cho Nguyễn Tấn Dũng có lý cớ trấn an nội bộ đảng trong việc mở rộng các quan hệ bên ngoài hầu bành trướng phe nhóm miền Nam muốn cải cách nhanh, so với nhóm Hà Nội cố thủ trong lô cốt Mác Xít thân Tàu. Vì thế việc trở thành thành viên không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc hoàn toàn không do nhu cầu quốc gia mà do nhu cầu phe nhóm quyền lực trong nội bộ đảng. Từ yếu tố này, việc Nguyễn Tấn Dũng có đi tìm sự đối thoại với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại cũng chỉ là để giúp giải quyết các bế tắc của Hà Nội chứ không nhằm tạo một bước ngoặc tốt đẹp cho tương lai Việt Nam.

Trung Điền
Sept 12 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.