Nguyễn Tấn Hoành Mãn Hạn Tù Trong Tình Trạng Vô Cùng Thương Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.1 kb
Nguyễn Tấn Hoành – Ảnh chụp ngày 15/5/2008

Lúc 15 giờ ngày13/05/2008, anh Nguyễn Tấn Hoành tức Ðoàn Huy Chương, chủ tịch Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam, đồng thời cũng là một thành viên của Giáo hạt Tin Lành Mennonite Sài Gòn đã được trở về đoàn tụ với gia đình sau khi hoàn tất án lệnh 18 tháng tù giam.

Tình trạng sức khỏe anh thật suy yếu, vì nhiều lần bị biệt giam và cùm chân. Trong suốt thời gian điều tra và ở tù, nhiều lần anh đã bị công an đánh đập dã man.

Xin nhắc lại, anh Hoành bị bắt ngày 13/11/2006 đưa về trại giam B 34 Nguyễn văn Cừ Quận I, Sài Gòn. Tòa Sơ thẩm ngày 10/12/2007 và phúc thẩm ngày 25/02/2008 tuyên án Anh Hoành 18 tháng tù giam, với tội danh “ Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân” theo điều 258 bộ luật hình sự Việt Nam. Trước đó, khi mới bị bắt thì anh bị khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam “ Chống phá nhà nước XHCNVN.” Sau khi xử án, Anh bị giam cấm cố tại trại giam B5 tỉnh Đồng Nai và không được lao động trong suốt thời gian thi hành án.

Gia đình anh Hoành hiện nay trong tình trạng rất túng thiếu, vợ anh đang làm công nhân xí nghiệp may lương không ổn định không đủ sống cho bản thân, gia đình có hai con nhỏ phải gửi về quê ngoại tại Trà Vinh nuôi hộ.

JPEG - 283 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.