Nhà báo người Thái Lan bị giam giữ không tội danh

CPJ

11 Tháng Giêng 2008

Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Văn Phòng Chính Phủ
Số1 Bách Thảo
Hà Nội – Việt Nam

Kính thưa ông Chủ Tịch,

Hội bảo vệ nhà báo rất quan ngại về cuộc bắt bớ ngày 17 tháng 11năm 2007 và tiếp tục giam cầm nhà báo Somsak Khunmi, là một cộng tác viên lâu năm của Đài phát thanh Chân Trời Mới có trụ sở ỏ Nhật Bản và Mỹ .

Ông Somsak là công dân Thái Lan , bị bắt giam cùng với một nhà báo của Chân Trời Mới khác là bà Nguyễn Thị Thanh Vân , và một nhóm các nhà đấu tranh chính trị có liên hệ với tổ chức vận động dân chủ cho Việt Nam có tên gọi là Việt Tân . Trước khi bị bắt, bà Thanh Vân và ông Somsak cùng cộng tác , để tường thuật một cuộc biểu tình tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm ủng hộ những người nông dân bị cưỡng đoạt ruộng đất . Bà Thanh Vân đã được trả tự do ngày 12 tháng 12 năm 2007 , sau khi có sự can thiệp của Đại Sứ Quán Pháp ở Hà Nội và sự phản đối của Thế Giới .

Cả hai nhà báo bị lực lượng an ninh bắt khi đang ở một gia đình ủng hộ viên , và đưa đến trại giam giữ ở số 1 đường Nguyễn Văn Cừ . Hiện nay ông Somsak vẫn đang bị giam giữ tại đó. Bà Thanh Vân là một công dân Pháp và bị báo chí trong nước lên án là hoạt động khủng bố , đã được trả tự do sau 25 ngày giam giữ. Hội bảo vệ nhà báo đã gặp bà Thanh Vân để thảo luận về tình hình của ông Somsak .

Mặc dù ông Somsak đã bị giam giữ gẩn hai tháng , và trên các báo đài trong nước của quý vị đã công bố các cuộc thẩm vấn , nhưng chính phủ Việt Nam đã không có một bằng chứng xác thực nào để buộc tội ông Somsak . Chúng tôi được biết rằng ông Somsak đang bị giam giữ dưới điều khoản 84 , cho phép nhà nước Việt Nam có thể giam giữ nghi phạm tới 4 tháng không cần tội danh .

Nhà nước Việt Nam cũng giới hạn quyền được viếng thăm của ông Somsak. Nhân viên Đại Sứ Quán Thái Lan chỉ được thăm duy nhất một lần 55 ngày sau khi ông Somsak bị bắt . Trong lá thư ngày 12 tháng 12 vừa qua gửi cho vợ – bà Janta Kantinat, Bộ Ngoại Giao Thái Lan cho biết chồng bà bị đau lưng rất nặng và phải dùng nạng để đi lại vì trong nhà tù không có chỗ ngồi .

Các viên chức nhà tù phải công nhận tình hình suy giảm sức khỏe của ông Somsak , và cho phép ông được đi bệnh viện để chữa bệnh vào ngày 4 tháng 12 vừa qua . Theo Bộ Ngoại Giao Thái Lan , từ ngày ông Somsak bị bắt , vợ ông ta đã bị căng thẳng dẫn đến bị trầm cảm rất nặng đến nỗi phải điều trị . Vợ ông Somsak đã lập kế hoạch đi Việt Nam thăm chồng vào cuối tháng này , do đó chúng tôi rất mong muốn chính phủ của ngài tôn trọng quyền đi viếng thăm của vợ ông Somsak .

Điều 69 của hiến pháp Việt Nam liệt kê những điều khoản rõ ràng , để bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận . Tuy nhiên trên thực tế , các thành viên Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước đã áp dụng các điều luật về tội phạm và an ninh quốc gia , để trấn áp các quyền tự do dân chủ này .

Không chỉ sự giam cầm ông Somsak đã đưa ra những câu hỏi về việc áp dụng hiếnpháp vào thực tế của nhà nước , mà đồng thời các vụ đàn áp dân chủ gần đây cũng làm giảm uy tín về quá trình đổi mới của nhà nước Việt Nam đối với thế giới . Thật đáng tiếc là những cuộc đàn áp gần đây xảy ra sau khi nhà nước của ngài đạt được một số thành tựu trên chính trường thế giới , như việc gia nhập WTO và là thành viên của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc .

Hội bảo vệ nhà báo , do đó kêu gọi ngài hãy trả tự do ngay lập tức và không điều kiện đối với ông Somsak Khunmi. Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ của ngài đẩy mạnh và cho phép phát triển quyền tự do dân chủ và báo chí song song với các nỗ lực phát triển kinh tế .

Xin trân trọng cảm ơn ngài . Chúng tôi mong được phúc đáp sớm.

Kính thư ,

Joel Simon Tổng thư ký .

Nhà báo người Thái Lan bị giam giữ không tội danh