Nhà cầm quyền TP. HCM cưỡng chế Chùa Liên Trì

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(08.09.2016) – Nhà cầm quyền Quận 2, Tp.HCM đã cưỡng chế Chùa Liên Trì vào lúc 7 giờ sáng nay ngày 08.09.2016. Giới chức đã đưa Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương nhưng đưa đi đâu không rõ. Các Thầy còn lại bị lực lượng công an áp giải về Cát Lái – một địa điểm bồi thường khá hoang vắng và ít dân cư.

Thầy Pháp Viên chứng kiến toàn bộ sự việc thuật lại với phóng viên GNsP qua điện thoại:

“Vào lúc 7 giờ sáng, họ đến Chùa đọc lệnh cưỡng chế. Các thầy đã tọa kháng và phản đối một cách ôn hòa. Họ đưa Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương đưa đi trước rồi. Mấy thầy còn lại bị đưa về địa điểm mới, trên xe có nhiều an ninh đưa các thầy đi. Các ban ngành họ đến làm việc, ban trị sự của quận (Phật Giáo quốc doanh) tiếp nhận các tài sản của Chùa. Sức khỏe của Hòa thượng Không Tánh không được khỏe lắm. Bên chính quyền họ đưa bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe cho Hòa Thượng. Các thầy đã tọa kháng và im lặng phản đối.”

JPEG - 121.1 kb
Cha Phaolô Lê Xuân Lộc và cha Giuse Trương Hoàng Vũ đến thăm Hòa Thượng Thích Không Tánh và Thượng Tọa Thích Thiện Minh trước khi Chùa bị cưỡng chế.

Thầy Pháp Viên nói tiếp: “Sức khỏe của Hòa Thượng suy yếu từ đêm qua, cả đêm mất ngủ vì lo lắng cho quý thầy và phật tử.” Thầy Pháp Viên nói rằng: “Các thầy rất lo lắng cho sức khỏe của Hòa Thượng và hiện không biết họ đưa Hòa Thượng đi đâu”.

Khoảng 15 phút sau, Thầy Pháp Viện cho hay: “Các thầy đã đi về chỗ tạm ở Cát Lái rồi nhưng không thấy Hòa thượng Không Tánh đâu, quý thầy hoang mang và lo lắng cho Hòa thượng. Họ chở Hòa thượng đi bằng chiếc xe cứu thương nhưng không biết chở đi đâu. Chính quyền và dân phòng họ chốt đông lắm.”

Từ 6 giờ sáng đến thời điểm này, GNsP không thể liên lạc với Hòa thượng Thích Không Tánh qua số điện thoại thường trao đổi.

Chúng tôi cũng đã gọi điện thoại đến công an quận 2, Tp.HCM để hỏi rõ sự tình nhưng không ai bắt máy.

Thầy Pháp Viên cũng cho biết, khu vực Chùa Liên Trì bị phá sóng.

Phóng viên GNsP đang có mặt tại khu vực Thủ Thiêm cho hay, Chùa Liên Trì đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, mọi người ra vào khu Thủ Thiêm đểu bị xét giấy tờ tùy thân, riêng đường vào Chùa Liên Trì thì bị phong tỏa không ai được ra vào.

An ninh đã canh gác các thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn nhằm ngăn chặn đến hiệp thông với Chùa Liên Trì.

Chùa Liên Trì là cơ sở tôn giáo và là tài sản của GHPGVNTN hiện diện được hơn 70 năm tại Thủ Thiêm.

Sau khi có dự án xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhà chức trách quyết định bồi thường cho Chùa chưa đầy 1 tỷ di dời đi nơi khác. Do sự cương quyết, mạnh mẽ của Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh quyết không di dời với mục đích ở lại Thủ Thiêm để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân, nhà cầm quyền đã gây nhiều áp lực và sách nhiễu cho Hòa thượng, quý chư tăng, quý phật tử.

Vào tháng 7.2016, nhà cầm quyền gửi giấy quyết định cưỡng chế Chùa và hứa sẽ bồi thường cho Chùa khoảng hơn 9 tỷ đồng, gấp chín lần so với giá bồi thường cũ. Tuy nhiên, quý chư Tăng kiên quyết giữ Chùa để cho người dân Thủ Thiêm mới có nơi thực hành đời sống tâm linh.

Huyền Trang, GNsP

Nguồn: FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.