Nhà cầm quyền VN kết án nhà văn tranh đấu cho dân chủ về tội hành hung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM phỏng dịch

DPA – Ngày 5 Tháng Hai, 2010

Hà Nội – Vào hôm Thứ Sáu [5 Tháng Hai, 2010], một tòa án tại Hà Nội đã kết án nhà văn tranh đấu cho dân chủ và chồng bà về tội hành hung trong một phiên xử bị nhiều chính phủ ngoại quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án.

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, 49 tuổi, bị tuyên án 42 tháng tù giam sau phiên tòa kéo dài chỉ một ngày. Chồng bà là Đỗ Bá Tân, 50 tuổi, lãnh bản án 24 tháng quản chế tại gia.

Tòa án đã xử bà Thủy và ông Tân về tội hành hung hai người đàn ông vào ngày 8 Tháng Mười [năm 2009]. Cả hai đều nói hai người đàn ông nầy tấn công ông Tân sau một cuộc cãi vã liên quan đến việc đậu xe mô-tô của ông, và bà Thủy chỉ tự vệ tiếp chồng.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đều khẳng định sự buộc tội nhằm mục đích trả thù bà Thủy, một nhà văn đã hoạt động nhiều năm trong phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Trước ngày 8 Tháng Mười, bà Thủy đã cố gắng dự đến phiên tòa tại thành phố Hải Phòng, xét xử một nhà hoạt động dân chủ khác nhưng bị công an chặn lại ngay trên xa lộ và ra lệnh bà phải trở về Hà Nội.

Tại phiên tòa hôm Thứ Sáu, bên khởi tố kết án rằng sau khi ông Tân xô xát qua lại với Nguyễn Mạnh Điệp, 41 tuổi, vợ ông đã dùng khúc cây đập và ném viên gạch nhỏ vào đầu ông Điệp.

Bà Thủy nói ông Điệp tấn công chồng bà dù không có sự khiêu khích nào cả và bà vô tình đánh nhầm cánh tay người bạn của Điệp, Nguyễn Văn Thịnh, 51 tuổi.

Sau vụ cãi vã nầy, công an hỏi cung bà Thủy và ông Tân suốt một đêm và bị câu lưu vào ngày 9 Tháng Mười. Công an đưa ra tấm ảnh được ghi lại bằng máy chụp hình điện tử có dấu đề ngày tháng, cho thấy người ông Điệp đầy máu trong lúc nhận chữa trị tại bệnh viện.

Cuộc phân tích tấm hình điện tử lộ ra dấu đề ngày tháng rõ ràng đã được thêm vào bằng nhu liệu chỉnh hình ảnh, trong khi hồ sơ cho thấy sự điều chỉnh đã xảy ra trước vụ cãi vã.

Bà Thủy, một văn sĩ cũng là nhà văn tiểu luận, vào năm 2006 đã giúp sáng lập Hội Dân Oan Việt Nam, hỗ trợ người dân đòi chủ quyền đất đai. Vào năm 2007, bà bị cầm tù chín tháng và đã tiếp tục khiếu kiện vì bị quấy nhiễu.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cùng sáu dân biểu Hoa Kỳ đồng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Trần Khải Thanh Thủy.

Việt Nam đã bắt giam hàng loạt nhà hoạt động dân chủ, những văn sĩ độc lập và bloggers trong chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến gần đây. Trong hơn cả chục phiên tòa trong năm qua, không có vụ xét xử nào được tha bổng cả.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)