Nhân các cuộc bầu cử tại Đức, Nhật và Hàn quốc, nhìn lại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tháng 9 vừa qua, cuộc bầu cử quốc hội tại Đức đã kết thúc trong sự phấn khởi của đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) của bà đương kim thủ tướng Angela Merkel. Trước kỳ bầu cử, hai đảng này đã thoả thuận với nhau rằng nếu thắng cử thì họ sẽ liên minh. Hiện nay hai đảng đang thảo luận để đồng thuận về một số chính sách trong 4 năm sắp tới. Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Steinmeier, ứng viên thủ tướng của đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) cay đắng thú nhận là đảng của ông đã thua nặng nề chưa từng có trong lịch sử của đảng.

Trong buổi vận động tranh cử tại Berlin ngày 26.9.2009, bà Angela Merkel đã kêu gọi người dân Đức hãy thực hiện quyền của mình bằng cách đi bỏ phiếu; một quyền công dân căn bản mà bà không hề có khi còn sống dưới chế độ Cộng Hoà Dân Chủ Đức (DDR), hay còn gọi là nước Cộng sản Đông Đức.

Mặc dù Thủ tướng và cả Tổng tống Đức đều kêu gọi người dân đi bầu, nhưng thống kê bầu cử cho biết số người đi bầu kỳ này còn ít hơn kỳ 4 năm trước. Tuy vậy những người không chịu đi bầu kỳ này (dù với bất cứ lý do gì) chẳng có ai bị công an hoặc chính quyền địa phương sách nhiễu, làm khó dễ như sống tại nước CHXHCN Việt Nam.

Nhìn về phương Đông, tháng 8 năm nay Nhật Bản cũng đã có cuộc bầu cử quốc hội. Đảng Dân Chủ Tự do (LDP) của thủ tướng Taro Aso cầm quyền từ 54 năm qua, tưởng chừng như khó mà bị mất quyền lãnh đạo nước Nhật, nhưng lần này thì thảm bại, đến nỗi ông Aso phải từ chức chủ tịch đảng.

Trong khi đó, một nước Á Châu khác là Hàn Quốc, tuy chưa đến hạn kỳ bầu cử thay đổi chính phủ, nhưng tháng 9 vừa qua nước này cũng có những thay đổi quan trọng trong chính phủ đương nhiệm, hầu đáp ứng với đòi hỏi của quần chúng và đáp ứng với sự đòi hỏi của tình hình. Qua đó, tổng thống Lee Myung-pak đã bổ nhiệm ông Chung Un-chan, 63 tuổi, giáo sư kinh tế, nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc gia Seoul, làm Thủ tướng Hàn Quốc thay ông Han Seung-Soo, đồng thời thay đổi một loạt 5 Bộ trưởng, trong đó có Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ kinh tế, Bộ lao động và Bộ bình đẳng giới.

Những sự kiện vừa nêu cho thấy, trong một đất nước tự do dân chủ, khi người dân không hài lòng với những gì mà đảng cầm quyền đang làm, thì hoặc đảng cầm quyền phải thay đổi nhân sự và chính sách cho hợp lòng dân, hoặc người dân sẽ mời đảng khác lên thay thế trong chu kỳ kế tiếp qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Đức và Hàn Quốc đều có hoàn cảnh chia đôi đất nước giống như Việt Nam trước năm 1975. Một bên theo chủ nghĩa cộng sản, nửa còn lại theo thể chế tự do. Tuy nhiên may mắn cho họ là cả 2 đều được một thời gian dài yên ổn để phát triển và vượt xa khả năng lấn chiếm của nửa nước bên kia theo chủ nghĩa cộng sản.

Trong 3 nước bị chia đôi, có lẽ may mắn nhất là nước Đức đã được thống nhất theo hướng dân chủ tự do và bóng ma cộng sản không còn là nỗi ám ảnh đối với người dân Đông Đức năm nào. Năm 2009, nước Đức đã kỷ niệm lớn 20 năm thống nhất. Hình ảnh người dân Đông Đức reo mừng hớn hở tràn vào sứ quán CHLB Đức tại Prague năm 1989, sau lời tuyên bố họ sẽ được rời bỏ “Thiên đường Cộng Sản Đông Đức” của Ngoại trưởng Genscher; đến cuộc biểu tình vĩ đại tại Leipzig của người dân Đông Đức với khẩu hiệu “Chúng tôi là nhân dân”, và cảnh bức tường ô nhục Bá Linh bị xụp đổ, đã được trình chiếu nhiều lần trên các hệ thống truyền hình.

Khi được hỏi về nhà nước Đông Đức, bà Angela Merkel, người đã một thời sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức và nay đương kim thủ tướng nước Đức, đã nói rằng “hệ thống đó đem lại bài học là không bao giờ nên lặp lại nó”.

Hàn Quốc hiện vẫn còn bị chia đôi. Dù rằng Bắc Hàn đang có kho vũ khí khiến lân bang phải lo ngại, nhưng đời sống của người dân Bắc Hàn thì có lẽ không khác mấy so với 2 thế kỷ trước. Trong khi đó thì Nam Hàn đã tiến bộ vượt bực. Mặc dù là quốc gia nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên, nhưng hiện nay Nam Hàn là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ tư ở Á Châu và hàng thứ 15 trên thế giới.

Trong mấy nước bị chia cắt, chỉ riêng Việt Nam kém may mắn, đã bị thống nhất trong gọng kèm độc tài cộng sản.

Sau thế chiến thứ hai, Đức, Nhật đều là 2 nước bại trận và đều bị quân đội “đế quốc Mỹ”, từng là kẻ thù của họ chiếm đóng. Hiện nay quân đội Mỹ vẫn trú đóng tại cả ba nước Đức, Nhật và Nam Hàn. Nhưng may mắn cho các nước này là họ không có những đảng cộng sản… đủ “quang vinh” như đảng CSVN, để phát động và lãnh đạo những cuộc “chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước”; nhờ vậy mà nay họ đều là những cường quốc kinh tế, vừa là đối tác vừa là đối thủ với Hoa Kỳ… Điều này cho thấy, cái gọi là “chống Mỹ cứu nước” của lãnh đạo CSVN chỉ là lý cớ để dùng hàng triệu sinh mạng người Việt thi hành nghĩa vụ cho cộng sản quốc tế. Lý cớ “chống Mỹ cứu nước” càng thể hiện sự lố bịch khi mà ngay sau khi “đánh Mỹ” xong thì Hà Nội đã tính đến chuyện mời Mỹ trở lại, đến nỗi cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã phải than thở rằng: “Ngày nào chưa bang giao được với Mỹ thì ngủ chỉ nhắm được một mắt”. Mỉa mai hơn, sau khi đã trải thảm đỏ mời Mỹ trở lại, cho đến nay Hà Nội vẫn không ngớt kể công trạng đã “đánh mỹ cứu nước”. Hãy nhìn những số liệu sau đây để thấy “công trạng đánh mỹ cứu nước” và sau đó là công trạng lãnh đạo đất nước của CSVN như thế nào. Trước năm 1975 Việt Nam Cộng Hoà có mức phát triển tương đương với các nước trong vùng, cũng như Hàn Quốc. Vào đầu năm 2006, ô. Il Houng Lee, Trưởng Ðại Diện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) tại Việt Nam đã tuyên bố rằng, Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Nam Dương, 34 năm đối với Thái Lan và 197 năm với Tân Gia Ba (nếu các quốc gia đó đều đứng yên tại chỗ để… chờ). Lúc đó lợi tức đầu người của Thái Lan gấp 3 lần của Việt Nam. Đến nay, theo World Bank lợi tức đầu người của Hàn Quốc trong năm 2007 lên đến 12.270 mỹ kim, tức là hơn Việt Nam 22 lần. Thử hỏi bao giờ VN mới đuổi kịp một nước mà hơn 30 năm trước chỉ tương đương với mình?

Trở lại các cuộc bầu cử tại Đức, Nhật vừa qua , người ta thấy yếu tố “thể theo ý muốn đại đa số người dân” là yếu tố căn bản để ổn định lâu dài. Người dân thực sự có quyền chọn lựa người lãnh đạo đất nước mà họ thấy sẽ đáp ứng được quyền lợi cho họ, qua các chương trình hành động được đưa ra trong lúc tranh cử. Điều này cũng thể hiện qua việc tổng thống Nam Hàn phải thay cả thủ tướng và 5 bộ trưởng, để đáp ứng với tình hình thực tế xuyên qua sự đòi hỏi của đại đa số người dân.

Trong khi đó, từ trước đến nay tại các quốc gia cộng sản, lãnh đạo đất nước không do người dân bầu. Cứ mỗi lần sắp có đại hội đảng là cả nước lại qua một cơn động đất kéo dài cả năm trời. Cả xã hội nằm trong tình trạng căng thẳng, và càng gần đến ngày đại hội thì số người bị bắt bớ hoặc bị giam giữ càng nhiều. Trong nội bộ đảng, các phe cánh sát phạt, hãm hại và ngay cả giết hại lẫn nhau đằng sau bức màn bưng bít của đảng. Đây là truyền thống từ thời kình chống nhau giữa Hồ Chí Minh và Trần Phú, Lê Hồng Phong, kéo dài đến triều đại của hung thần Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, đến thời đánh nhau kịch liệt giữa bộ ba Mười, Anh, Kiệt; và nay là cuộc chạy đua tới đại hội đảng CSVN lần thứ 11 vào năm 2011 của Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Dân chúng có thể sẽ thấy những chỉ dấu đấu đá đó qua việc những nhân vật đàn em thuộc mỗi phe cánh đột nhiên bị kéo ra tòa, đột nhiên bị mất chức, bị đẩy về hưu, và ngay cả đột tử. Bởi vậy, cái gọi là sự ổn định của chế độ độc tài chỉ là kiểu cột nắp ngày càng chặt hơn một nồi nước sôi khổng lồ. Khi mà sợi dây cột nắp nồi không đủ mạnh để kìm hãm áp xuất ngày càng gia tăng của nồi nước sôi thì nồi sẽ nổ tung.

Giữa sự sôi sục trong việc lựa chọn những người lãnh đạo thượng tầng vào mỗi kỳ đại hội đảng, thì trên thực tế sự lựa chọn này thường chỉ do sự thoả thuận giữa một nhóm rất nhỏ cá nhân chóp bu của đảng CSVN, thường là Bộ chính trị. Nhưng cũng có lúc chỉ do 2 người quyết định, chứ chẳng phải do Trung Ương Đảng, hay do Đại Hội Đảng chọn. Lại càng không phải do toàn đảng chọn, và dĩ nhiên hoàn toàn không dính líu gì đến người dân. Thế nhưng những cá nhân được đảng chọn để ngồi vào các ghế thượng tầng đó, thay vì chỉ lãnh đạo đảng CS của họ, thì lại cai trị và thao túng toàn bộ vận mạng quốc gia.

Đảng CSVN chọn lãnh đạo, hướng đi, quyết định vận mạng cho đảng là chuyện riêng của họ. Lãnh đạo đảng CSVN không phải là lãnh đạo đất nước, vì họ không do người dân bầu ra và không ai giao quyền lãnh đạo cho họ. Vì vậy, việc đảng Cộng Sản từ trước đến nay cứ tự tiếm danh lãnh đạo đất nước, chọn hướng đi và quyết định vận mạng cho Việt Nam là điều vô lý và vô cùng tai hại, như đã được chứng minh ít nhất là từ năm 1975 đến nay. Chấm dứt sự vô lý và tai hại là điều bất cứ dân tộc nào cũng phải làm. Người dân Việt Nam đã và đang tiến hành đấu tranh bất bạo động để thực hiện điều này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.