Nhận Định Của Đảng Việt Tân Về Cuộc Rước Đuốc Bắc Kinh Qua Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Văn Phòng Trung Ương
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email: lienlac@viettan.org
http://www.viettan.org

****

Nhận định của đảng Việt Tân về
cuộc Rước Đuốc Bắc Kinh qua Việt Nam

Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh chấm dứt vào tối ngày 29 tháng 4 năm 2008 tại thành phố Sài Gòn đánh dấu một vết đen ô nhục mới lên trang sử Việt Nam. Ngay trên những con đường mang tên Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, … những con đường mang tên các vị anh hùng dân tộc dày công cứu nước đã tràn ngập hình ảnh của tập đoàn bá quyền: cờ đỏ, biểu ngữ của Trung Quốc tung bay thách đố. Ngay trên những con đường gọi là Đồng Khởi, Lý Tự Trọng cũng vang dội các khẩu hiệu tán dương Bắc Kinh bằng tiếng Tàu. Những mật vụ Trung Quốc trá hình du khách ngang nhiên tuần hành, phô diễn thanh thế dưới sự bảo vệ của công an CSVN. Trong khi đó, người dân thành phố Sài Gòn yên lặng trước những cặp mắt đằng đằng sát khí của hàng hàng lớp lớp những công an cùng giòng máu. Hàng rào sắt được dựng lên để ngăn ra, bên ngoài là quần chúng Việt Nam uất ức và căm phẫn, bên trong là những đầy tớ không phải của nhân dân Việt Nam mà là của đàn anh bá quyền phương Bắc. “Nhìn đám sinh viên Tàu mặt mày kênh kiệu phất cờ ngay tại Sài Gòn em vừa buồn vừa nhục. Mình là dân Việt Nam mà phải đứng ngoài. Cầm điện thoại nói cũng sợ, lại càng nhục hơn. Khán giả chứng kiến nỗi nhục của mình là dân ngoại quốc tóc vàng mắt xanh …” lời của một thiếu nữ đứng nhìn trước khách sạn Continental đủ để nói lên nỗi uất ức và phẫn nộ của hàng triệu công dân Việt Nam.

Việt Nam không những đã mất đất, mất biển mà còn mất cả danh dự của một quốc gia vào ngày 29 tháng 4 năm 2008.

Mục tiêu của đảng và nhà nước CSVN là bằng mọi giá phải làm hài lòng đàn anh Trung Quốc. Cho dù khắp nơi trên thế giới, người người lên án Bắc Kinh về tội ác của họ đối với người Tây Tạng, người Sudan tại Darfur, và chính người dân Trung Quốc, thì tại Việt Nam, lãnh đạo CSVN cố ra sức làm vừa lòng kẻ xâm lấn đât nước mình. Nếu ở những chặng đường rước đuốc khác, người ta thấy công an mật vụ Trung Quốc phải trá hình vào đoàn rước đuốc để chống trả đoàn biểu tình, thì tại Việt Nam điều đó không cần thiết. Công an CSVN sẳn sàng làm chuyện đó và làm cả tháng trước khi ngọn đuốc đến đất Việt Nam. Từ những bloggers bị bắt giam, bị mất việc đến các nhà dân chủ, các sinh viên bị hăm doạ, bị khống chế, công an của mọi ban ngành sử dụng đủ loại thủ thuật để gieo rắc sợ hãi, kể cả những hành động bẻ tay, đánh đập, và xách ném những cụ già ở Thanh Hóa, An Giang lên xe một cách tàn nhẫn. Họ đã sẳn sàng đàn áp tất cả mọi người Việt yêu nước bằng mọi phương tiện có trong tay. Tuy vậy, để bảo đảm làm vui lòng Bắc Kinh, đảng CSVN vẫn phải lấy quyết định ngược đời – đó là tổ chức rước đuốc khi vừa tắt nắng chiều để hy vọng màn đêm sẽ che bớt những cảnh phản đối có thể xảy ra làm mất lòng đàn anh.

Lãnh đạo đảng CSVN có thể đã đạt mục tiêu trong việc làm hài lòng đàn anh Trung Quốc. Nhưng ngày 29 tháng 4 lại đánh dấu một thành quả đáng kể cho đại khối dân tộc, khi mà Trung Quốc đã phải âm thầm lấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ Trung Quốc trong các tài liệu về Thế Vận Hội 2008 và khi mà nhiều tầng lớp dân Việt, từ già tới trẻ, đã đồng lòng phản đối sự yếu hèn của chế độ, khiến tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN không còn có thể tuyên truyền xảo trá để tìm cách duy trì chính nghĩa vốn không bao giờ có. Huyền thoại vì nước vì dân tộc của đảng CSVN, qua cuộc rước đuốc ngày 29 tháng 4, đã bị lột trần để toàn dân nhìn rõ bản chất và tham vọng sẵn sàng đánh đổi tất cả để nắm độc quyền cai trị của họ.

Đánh dấu 33 năm Ngày 30 Tháng 4, ngày được CSVN tuyên truyền là khởi đầu của kỷ nguyên tự chủ và độc lập, người Việt Nam không thể không nhận ra chỉ một ngày trước đó những kẻ xâm lấn bờ cõi Việt Nam nghênh ngang phất cờ ngay trên đất nước này trong vòng bảo vệ hết lòng của cả hệ thống trấn áp của đảng CSVN. Lịch sử Việt Nam đã minh chứng nhiều lần rằng không một chế độ cai trị nào “đạp dân tộc – đội ngoại bang” lại có thể tồn tại. Lý do đơn giản là lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam không thể chấp nhận tình trạng ô nhục đó được.

Ngày 29 tháng 4 năm 2008
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài
Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 183.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.