Nhật Ký Chuyến Đi Về Lạng Sơn 28/06/2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi ngồi viết nhật ký với nguyên cả sự hài hước và cả câu hỏi mà tôi sẽ đưa ra ở đoạn cuối.

Nhận được tin người mẹ của chú Vi Đức Hồi bị bệnh nặng (ung thư gan) tôi và anh Phạm Văn Trội đã rủ nhau lên thăm bà tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Chúng tôi hẹn nhau đến bến xe Lương Yên rồi cùng bắt xe khách để đi về Lạng Sơn. Sau khoảng hai giờ đồng hồ thì xe đi đến nơi, chúng tôi cùng nhau đi đến nhà chú Vi Đức Hồi. Chú Hồi mời chúng tôi dùng cơm. Khi ba chú cháu tôi đang dùng cơm vui vẻ thì có bốn người đến và họ nói có người báo có người lạ đến nhà chú Hồi nên đến để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân. Các thủ tục được làm nhanh chóng vì chúng tôi hiểu đó là nhiệm vụ của họ nên hết sức “hợp tác” để mời nhau uống trà. Sau khi ngồi khoảng 20’ thấy câu chuyện không có gì thú vị nên tôi xin phép mọi người và nhờ chú Hồi chỉ giùm phòng ngủ vì tôi muốn ngủ một lát. Vừa nằm nghỉ được ít phút thì có rất nhiều người dân kéo đến nhà chú Vi Đức Hồi, khi về tôi mới hiểu là họ đến để thực hiện một cuộc đấu tố. Bác cán bộ ở phường đứng lên phát biểu: “Tổ dân phố chúng ta vì có Vi Đức Hồi mà không được công nhận là tổ dân phố Văn Hoá”, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn phật cười vì khi về cô phụ xe nói với tôi là khu phố đó rất nhiều nghiện. Tiếp theo sau đó là các bác nhận mình là cựu chiến binh liên tục đưa ra những nhận định của mình.

Một bác mặc áo lính nói: “mày là thằng phản quốc, mày đã viết bài nói xấu đảng và nhà nước”. Khi chú Hồi hỏi lại là bác đã đọc những bài mà cháu viết chưa thì cả hai đều đồng ý là chưa!

Rồi mọi người đều nhao nhao lên nói ông Vi Đức Hồi là đồ phản quốc trong khi tất cả chưa ai đọc bài viết nào của chú Vi Đức Hồi cả.

Giằng co cãi vã không xong họ nói họ mời chúng tôi lên uỷ ban để làm việc.

Chúng tôi yêu cầu nếu không có công an huyện đến để đảm bảo an toàn thì chúng tôi không đi, một lát sau một anh công an mặc sắc phục cùng với mấy anh công an viên đến đưa chúng tôi đi. Họ bắt chúng tôi đi bộ từ nhà chú Vi Đức Hồi đến uỷ ban và có các anh công an đi cùng để bảo vệ. Trên đường đi có những chiếc xe mô tô do những người lạ mặt lái cứ đâm về phía chúng tôi và những người trên xe thì hành hung chúng tôi, một số người lạ mặt họ xông ra túm tóc và lôi chúng tôi đi. Đến uỷ ban họ mời hai chúng tôi vào phòng khách sau đó có một bác xông đến tát vào mặt tôi, lột tư trang của chúng tôi để lên bàn, họ tắt nguồn điện thoại và mời tôi sang phòng bên cạnh. Khi vừa bước ra khỏi phòng khách thì có một người lạ mặt lao rất nhanh đến và đấm thẳng vào bụng tôi làm tôi phải bò ra nền nhà, lúc đó tôi có cảm tưởng mình không thở được nữa, chân tay co quắp nên không thể đứng dậy được nữa. Có hai anh công an lao tới xốc tôi lên ghế có lẽ do để tôi nằm đó nhìn không được hay cho lắm. Tôi ngồi lên ghế với bộ dạng co quắp sau năm phút thì tôi có thể cử động bình thường được và trước mặt có một người là phó chủ tịch phường chờ tôi để hỏi cung. Câu hỏi đầu tiên là: “anh quen anh Hồi lâu chưa và trong hoàn cảnh nào?” Chúng tôi có quan hệ bạn bè chú cháu và tôi cũng nói với họ như thế.

Câu hỏi thứ hai là tôi đến đây với mục đích gì? Chúng tôi đến thăm người ốm và tôi cũng nói như vậy.

Sau đó họ hỏi tôi về nơi thường trú, các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp và nơi ở của từng người.

Cuối buổi làm việc họ muốn chúng tôi ký bản cam kết là lần sau không đến thăm nhà ông Vi Đức Hồi nữa. Tôi nghĩ rằng những con người Việt Nam đến thăm nhau là không có tội, nếu tôi viết bản cam kết này nhỡ may một người ngoại quốc vô tình có được thì họ sẽ vỡ mộng vì hoá ra người Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến lại chưa thoát khỏi văn hoá phong kiến thì họ cười chết. Có lẽ chú công an cũng đồng tình với tôi và bảo hay viết đại loại một cái gì đó cũng được không thì bị giữ đến mười một giờ khuya mới được về rất nguy hiểm đến tính mạng. Tôi chột dạ có khi mất mạng thật nên đặt bút ghi là tôi cam kết sẽ không làm gì vi phạm pháp luật và sẽ tự chịu trách nhiệm nếu còn đến Lạng Sơn. Xong rồi họ mời tôi sang lấy lại tư trang bao gồm điện thoại và chiếc ví. Họ mời chúng tôi bước ra xe ôtô, họ nói họ sẽ đưa chúng tôi ra đường cái chính để bắt xe về Hà Nôi. Trước khi lên xe một thanh niên còn không quên đấm anh Trội và quăng vào đầu tôi. Khi lên xe tôi yêu cầu họ chở chúng tôi đi một quãng nhưng họ nói ra đến đường lớn chỗ nào cũng bắt được xe và họ mời chúng tôi xuống ở ngã ba đường. Chúng tôi đành bước ra xe, khi vừa đứng xuống đường thì gần hai mươi người lạ mặt ào đến đánh đấm chúng tôi liên hồi trước sự can ngăn của công an. Tôi không hiểu chuyện gì chỉ thấy tiếng bậm bụp, rồi khi mở mắt ra thì thấy anh Trội mặt đầy máu, lúc đó tôi không mang theo khăn tay nên đành phải lấy áo lau máu cho anh (*). Máu chảy làm anh mờ một mắt không thấy gì. Lát sau thì anh công an chạy đến mang cho anh Trội một nắm khăn giấy để anh lau máu. Khi lau hết máu thì họ vẫy một xe khách và chúng tôi về lại Hà Nội. Về phương diện cá nhân tôi yêu mến nhân dân Việt Nam và không oán trách gì Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi hi vọng Đảng sẽ thay đổi để xứng đáng với dân tộc, với thời đại hơn. Đừng diễn kịch nữa vì chúng tôi không phải trẻ con. Tôi xin được cám ơn những bậc tiền bối cùng anh em, bạn bè đã lo lắng và chia sẻ khi tôi gặp nạn.

Tôi muốn hỏi: khi nào thì những bài viết như của chú Vi Đức Hồi được đưa cho tất cả mọi người cùng đọc và khi nào người dân Việt Nam được tự do đến thăm nhau?

Ngô Quỳnh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.