Nhìn Lại Biến Cố 30 Tháng 4

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cố Thủ tướng Willy Brandt của nước Đức đã để lại một câu nói lịch sử: “Một dân tộc phải sẵn sàng nhìn lại lịch sử của mình một cách khách quan. Chỉ những ai nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ mới hiểu được hiện tại và có khả năng dự phóng được tương lai”. Câu nói của ông đã được khắc tại nghĩa trang, nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn quân nhân Đức tại Normandie, nước Pháp. Ý nghĩa và vị trí lưu truyền của câu nói ở trên, đã cho thấy là cố Thủ tướng Willy Brandt muốn nhắc nhở mọi người, đặc biệt là cho dân tộc Đức, khi đến nghĩa trang Normandie sẽ phải nhớ đến quá khứ kinh hoàng của một thời đã qua dưới sự cai trị của Hitler, trong đại thế chiến thứ hai. Chính vì nhớ lại quá khứ kinh hoàng đó, dân Đức đã có những hành xử đúng đắn trong 50 năm vừa qua, để kiến tạo lại một nước Đức hùng mạnh từ những đống tro tàn đổ nát của chiến tranh.

Nhật Bản cũng vậy, dân tộc Phù Tang đã đứng dậy sau sự phá sản toàn diện của Thế chiến thứ hai giống như Đức và nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ, nhưng chỉ 20 năm sau, nước Nhật đã cất cánh khi nhận tổ chức Thế vận hội mùa hè vào năm 1968 và Hội chợ thế giới tại Osaka vào năm 1970. Cả hai nước Đức và Nhật Bản đã không chỉ đứng dậy từ sự tủi nhục bại trận đối với lực lượng đồng minh mà còn bị nhân loại phê phán về tội ác diệt chủng do những nguời lãnh đạo đương thời gây ra. Thế nhưng dân tộc Đức và Nhật đã dám biến Quốc Hận (sự tủi nhục bại trận) thành hành động để vươn lên, chứ không ngồi ôm khóc hay than vãn quá khứ. Hai cái gương bại trận của Nhật Bản và Đức Quốc đã khiến cho nhân loại thấy rằng, sự giàu có của một quốc gia không phải đến là những tài nguyên tiên nhiên phong phú mà đến từ ý chí vươn lên của cả một dân tộc. Mất ý chí vươn lên hay chỉ loay hoay với những vấn đề của quá khứ sẽ không làm cho trí tuệ dân tộc mở rộng và nhất là không có khả năng dự phóng tương lai.

Nhìn lịch sử nước người, ta lại thấy xót xa đến hoàn cảnh của Việt Nam.

Ba mươi năm qua, Việt Nam không còn chiến tranh và đất nước đã ’thống nhất’ dưới gọng kềm của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu như người cộng sản đã biết nhìn lại quá khứ đưa đến cuộc chiến tranh tương tàn trong 20 năm (1954 -1975) mà họ gọi là ’giải phóng miền Nam’ nghèo đói, có lẽ họ đã không có những tham vọng điên rồ như ba mươi năm vừa qua, sau khi cưỡng chiếm miền Nam. Chính vì không học bài học của quá khứ với một cuộc chiến do chính họ gây ra cho đồng bào miền Nam sau khi bắt tay với Pháp chia đôi Việt Nam vào năm 1954, những thế hệ lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam đã tự che mắt và che tai, để lao vào những tham vọng như: ’tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’, ’xây dựng liên bang Đông Dương’ bằng những chính sách hủy hoại tiềm lực dân tộc hơn là động viên trí tuệ của toàn dân cho công cuộc phục hưng quốc gia, sau nhiều năm chiến tranh. Ngay cả ngày hôm nay, ngoài miệng thì kêu gọi khép lại quá khứ, nhìn về tương lai trong tinh thần đại đoàn kết dân tộc; nhưng trong hành động, đảng Cộng sản Việt Nam đã không chứng tỏ một sự phản tỉnh nào về các bài học của quá khứ. Họ vẫn tiếp tục núp sau chủ thuyết Mác Lê và viện dẫn những ’công lao’ đánh Pháp và đánh Mỹ -mà thực chất là công của toàn dân đã bị đảng Cộng sản cướp đoạt – để đứng lên đầu lên cổ dân tộc trong suốt mấy chục năm dài.

Vì thế, Quốc hận 30 tháng 4 không chỉ mới bắt đầu từ năm 1975 mà đã khởi đầu cách đó 30 năm, từ năm 1945. Tức là 60 năm trước đây, dân ta đã có một cơ hội lịch sử hiếm có, khi Thế chiến thứ hai kết thúc, để thoát ra khỏi vòng thuộc địa của Thực dân Pháp hầu canh tân lại xứ sở. Do sự cướp chính quyền của Việt Minh từ tay chính quyền Trần Trọng Kim vào tháng 8 năm 1945 và do chính sách bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương của quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng công cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân để chuyển hướng thành cuộc đấu tranh cho sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trên vùng đất Đông Dương. Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam còn gian manh núp dưới chiêu bài ’đoàn kết dân tộc’ và ’giành độc lập dân tộc’, để khai thác lòng yêu nước của hàng triệu người Việt tưởng là xả thân cho độc lập dân tộc mà thực chất là để phục vụ cho sự bành truớng chủ nghĩa cộng sản. Hậu quả của những thủ đoạn nói trên, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ tạo ra ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1954 khi hai miền Nam Bắc chia đôi hay ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975 khi xua quân cưỡng chiếm Sài gòn mà còn tạo ra những mối hận thù khác trong lòng dân tộc do chủ nghĩa cộng sản tạo ra.

Nhìn như vậy chúng ta mới thấy là sự hận thù và tủi nhục của dân tộc Việt Nam không đơn thuần chỉ là những ngày Quốc Hận 20 tháng 7 hay Quốc Hận 30 tháng 4, mà nó còn bao phủ trên nhiều yếu tố khác mà thủ phạm chính là Hồ Chí Minh và những đệ tử chân truyền của ông ta từ thập niên 30 của thế kỷ trước khi mang chủ nghĩa cộng sản du nhập vào nước ta. Sau năm 1975, hai miền Nam và Bắc đã thống nhất, yếu tố chia đôi lãnh thổ không còn nữa; nhưng sự chia cắt trong tâm lý và tình cảm của người dân hai miền Nam và Bắc, cho đến nay vẫn chưa hàn gắn được. Lý do thật đơn giản là đảng Cộng sản Việt Nam đã cố tình tạo ra tâm lý chia cắt đó như một thủ đoạn trong đấu tranh giai cấp, hầu kích động lòng căm thù trong lòng người Việt ở hai miền. Trong chiều hướng đó, đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã áp dụng lối kích động hận thù này sau năm 1975 đối với người Việt ở trong và ngoài nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố tình tạo dựng một hình ảnh xấu về người tỵ nạn từ là tàn dư của ’Mỹ Nguỵ” sau năm 1975 và bây giờ là nhóm người quá khích, cực đoan phản bội tổ quốc.

Mới đây ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng Cộng sản Việt Nam, đã trả lời cuộc phỏng vấn của báo Quan Hệ Quốc Tế về 30 năm nhìn lại ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông Kiệt có phê phán cấp lãnh đạo hiện nay là quá say mê những chiến thắng quá khứ, tổ chức những lễ lạc linh đình không chỉ tốn kém mà còn tạo ra những ’phản cảm’ trong quần chúng. Ông Kiệt còn lên giọng đạo đức rằng chiến thắng 30 tháng 4 là của mọi người chứ không của riêng ai. Trong tinh thần đó, ông Kiệt kêu gọi mọi người là nên khép lại vấn đề quá khứ trong tinh thần bao dung của dân tộc. Rõ ràng là sự phát biểu của ông Kiệt có một vài điều thay đổi trong cách nhìn về biến cố 30 tháng 4 mà trước đó 30 năm, ông Kiệt và những người lãnh đạo đương thời cho rằng đó là ’chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng sản Việt Nam’. Tại sao ông Kiệt lại đổi giọng cho đó là chiến thắng của mọi người và nhắc nhở giới lãnh đạo đàn em của ông ngày nay không nên say mê những chiến thắng quá khứ nữa?

Có thể là ở cuối đời, ông Kiệt đã nhìn ra một số những sai lầm trong cuộc chiến quá khứ, nhất là sự thất bại liên tục của chính ông ta và của đảng cộng sản Việt Nam trong việc tranh thủ nhân tâm trong suốt 30 năm vừa qua. Đây là điều nhức nhối nhất của giới lãnh đạo Hà Nội khi thấy lòng dân đã không những không thuận mà còn công khai đối đầu lại chế độ, kể từ ngày cưỡng chiếm miền Nam. Nghĩa là 30 năm qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã không ổn định được tình hình dù trong tay có 2 triệu đảng viên và có hàng trăm ngàn công an, quân đội chỉ vì không thu phục được nhân tâm. Cho nên ông Kiệt mới đề nghị giới lãnh đạo Hà Nội hiện nay không nên làm rùm beng chiến thắng 30 tháng 4 vì chỉ tạo thêm vết thương quá khứ. Nhưng nếu làm theo đề nghị của ông Kiệt thì giới lãnh đạo hiện nay còn gì để mà làm hậu thuẫn cho sự độc tài chuyên chính của họ bây giờ và trong tương lai. Tình trạng đất nước lụn bại trong ba mươi năm qua, đã cho thấy là đảng Cộng sản không có khả năng trong xây dựng, cho nên họ chỉ còn bám vào hào quang của quá khứ mà thôi. Cho nên áp dụng câu nói ở trên của cố Thủ tướng Đức Willy Brandt không phải là điều dễ dàng cho giới lãnh đạo của từng quốc gia. Bởi vì sự định lượng về bài học quá khứ với những ứng xử hiện tại để huy động toàn thể dân tộc cùng đi xây dựng tương lai, không thể đặt trên hận thù và quyền lực độc tôn của một thiểu số cầm quyền. Cộng sản Việt Nam đã phạm cả hai sai lầm sau khi cưỡng chiếm miền Nam là dựa trên hận thù và tiêu diệt đối lập để khống chế tất cả. Hà Nội không giải quyết hai sai lầm này thì sẽ không bao giờ ổn định được nhân tâm.

*

Biến cố 30 tháng 4 cũng đã tạo ra một ngã rẽ trong giòng lịch sử cận đại Việt Nam, khi lần đầu tiên trong lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước đã có thêm một cộng đồng thứ hai tại hải ngoại phát triển song song với cộng đồng ở trong nước. Vào thời điểm xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam có dân số cỡ 40 triệu tính chung cả hai miền Nam và Bắc. Cũng lúc đó, số người Việt đang lưu lạc tại nhiều nơi trên thế giới cỡ 200 ngàn người. Ba mươi năm sau, dân số tại Việt Nam tăng lên gấp đôi với 82 triệu (2004) trong khi đó nhân số người Việt tại hải ngoại lên đến hơn 3 triệu mà quá bán tập trung ở vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada). Tuy nhân số chỉ bằng 1/20 dân số ở trong nước, nhưng tiềm lực về kinh tế, tài chánh, năng lực của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã vượt rất xa đối với tiềm lực của 80 triệu đồng bào tại Việt Nam. Sự mâu thuẫn này, bắt nguồn từ một hai nguyên do cơ bản.

Thứ nhất là đồng bào trong nước hoàn toàn bị tước đoạt mọi quyền tự do, nhân quyền bị chà đạp một cách trắng trợn nên đã không còn năng lực và ý chí để vươn lên. Trong khi nhờ sự bảo bọc của các quốc gia tự do tiên tiến, người Việt tỵ nạn đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn trong đời sống mới trong 10 năm đầu tỵ nạn, để rồi sau đó đã thăng tiến một cách vượt bực trên mọi lãnh vực nhờ những cơ hội mở ra của xã hội tự do và dân chủ.

Thứ hai là đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn sợ dân giỏi hơn đảng, nên mọi thứ đều tập trung vào trong tay đảng từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tình trạng này tạo ra cảnh ’người làm thì thiếu mà kẻ quản lý, chỉ huy thì nhiều’ nên không ai bảo ai nghe và trở thành hiện tượng cha chung không ai khóc. Chính lối suy nghĩ này, đảng Cộng sản đã làm huỷ hoại rất nhiều tiềm lực của những người còn năng lực và muốn đóng góp cho đất nước trong 30 năm qua.

Đáng lý ra, cộng đồng hải ngoại sẽ phải nương vào cộng đồng mẹ ở trong nước để vươn lên và đối phó với những phức tạp của xã hội tiếp cư như ta đã thấy qua các cộng đồng người Nhật Bản, người Nam Hàn, người Phi Luật Tân. Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam đã không chỉ tự mình đứng lên mà còn góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ cho cộng đồng mẹ rất nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội và đấu tranh. Sự khác biệt này chính là tư cách tỵ nạn chính trị của khối người Việt tỵ nạn cộng sản từ sau năm 1975. Cho nên trong sinh hoạt của các cộng đồng người Việt, ngày nào mà chúng ta chối bỏ tư cách tỵ nạn chính trị của mình – để chỉ tuyên bố là sinh hoạt ái hữu, từ thiện, văn hóa chung chung – thì sẽ dần dần đánh mất ’căn cước’ của người Việt tỵ nạn và sẽ không còn là một cộng đồng có những tư thế mạnh để giúp tạo những thay đổi tốt hơn cho cộng đồng ở trong nước. Điều may mắn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại là sau ba mươi năm dài, vẫn còn rất nhiều người có tâm huyết, góp phần giữ vững ý chí đấu tranh – tuy thầm lặng nhưng đã là những trụ cột chống chọi mọi đánh phá, lũng đoạn, phân hóa của kẻ thù Việt cộng và thành phần quá khích. Những người có tâm huyết và có tư cách này đã cảm hóa được thế hệ Việt Nam trẻ tiếp tục nối gót phục vụ cộng đồng và tham gia công cuộc đấu tranh, ngày một gia tăng.

Do đó, sau 30 năm từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cộng đồng hải ngoại đã xây dựng được một thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc đấu tranh và họ đang sẵn sàng thay thế chúng ta trong rất nhiều lãnh vực sinh hoạt. Đây là điều đáng mừng vì họ học hỏi được những kinh nghiệm từ thế hệ cha anh (tiếp thu quá khứ), nhưng có cái nhìn khách quan nhờ sống trong môi trường tự do dân chủ (ứng xử đúng với hiện tại), chắc chắn sẽ tạo dựng một cộng đồng hải ngoại lành mạnh hơn và đấu tranh hữu hiệu hơn. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là tạo dựng một ’nước’ Việt Nam ở hải ngoại mà phải làm sao giúp 80 triệu người Việt Nam tại quốc nội một cách hiệu quả, để đứng lên giải phóng đất nước và con người ra khỏi tình trạng độc tài, chậm tiến hiện nay. Ngày nào chưa thực hiện được mục tiêu này, chúng ta chưa hoàn tất sứ mạng tỵ nạn cộng sản của mỗi người, mỗi gia đình.

*

Tóm lại, nhìn lại biến cố 30 tháng 4, với tình trạng nghèo đói và lạc hậu của đất nước sau gần 30 năm hoà bình, chúng ta thấy rằng, không hẵn chấm dứt chiến tranh là mọi điều sẽ tốt đẹp mà ăn thua là những người chiến thắng đó có nhìn ra những nguyện vọng hay tâm tư của dân tộc hay chỉ say mê nghĩ đến quyền lực của một thiễu số lãnh đạo.

Thứ nhất, hạnh phúc của một dân tộc và sự hưng thịnh của một quốc gia không thể đánh đổi trên sự cải tạo của một chủ nghĩa, mà chủ nghĩa này lại không phải là sản phẩm trí tuệ của dân tộc mà du nhập từ bên ngoài. Nghĩa là không thể mang một chủ nghĩa ngoại lai áp đặt lên dân tộc, vì khi đã tôn thờ một chủ nghĩa, tức đầu óc đã bị đóng khung và coi những ai không thuộc phe nhóm mình đều là kẻ thù phải tiêu diệt. Đây là hậu quả đã không chỉ dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau giữa hai phe quốc gia và cộng sản mà còn trói chặt đất nước trong đói nghèo lạc hậu vì tham vọng cải tạo theo chủ nghĩa cộng sản của một thiểu số lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trong vòng 30 năm vừa qua. Nói tóm lại, dù là lý thuyết hay đến đâu, người ta không thể nào mang một chủ nghĩa ngoại lại áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc, vì sẽ tạo ra một thiểu số quá khích, độc đoán độc tài và nhất là đóng khung tư duy của dân tộc, khiến đất nước ngày một soi mòn tiềm lực dù không có chiến tranh.

Thứ hai, động lực phát triển của một đất nước chính là yếu tố con người. Con nguời sống trong xã hội phải có tổ chức và phải được tự do canh tân lề lối sinh hoạt. Khi chiếm xong miền Nam vào năm 1975, đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ nghĩ đến việc cải tạo miền Nam hầu cào bằng xã hội này cho giống như miền Bắc để “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã không lưu tâm gì đến nguyện vọng của toàn dân và mọi yếu tố liên quan đến con nguời như các quyền căn bản đã bị xóa sạch để thay thế bằng những khống chế vô cùng độc ác của chế độ tem phiếu và công an trị. Ngay cả giai đoạn đổi mới trong gần 20 năm qua, đảng Cộng sản Việt Nam có nói đến việc tôn trọng các giá trị của con người, có nói đến nhu cầu xây dựng đất nước văn minh tiến bộ, xã hội công bằng nhưng trong thực tế thì đảng và nhà nước đã không mấy quan tâm vào việc phục hồi những giá trị của con người. Chỉ cần nhìn vào những khoảng tiền mà nhà cầm quyền Hà Nội đầu tư vào các ngành công an quân đội cao gấp mấy chục lần so với các ngành về giáo dục, y tế, môi sinh, giúp đỡ người nghèo và nhất là xây dựng phát triển những vùng nông thôn, cho thấy là đảng Cộng sản Viẹt Nam vẫn chú trọng vào việc xây dựng uy quyền riêng để duy trì quyền lực của một thiểu số cai trị, còn những nguyện vọng của dân chúng là thứ yếu cho nên dân ta không thiết tha mấy vào những chương trình đưa ra của chính quyền.

Thứ ba, tinh thần đại đoàn kết dân tộc không thể hình thành trên tinh thần phục vụ cho một thành phần giai cấp. Dân tộc Việt Nam quy tụ mọi thành phần sắc tộc cũng như mọi khuyng hướng về chính trị, kinh tế, xã hội với hơn 4 ngàn năm văn hiến. Đảng cộng sản Việt Nam không thể dựa trện một chủ nghĩa rồi đề cao một giai cấp công nông để bắt các thành phần dân tộc khác tham gia vào cái gọi là đấu tranh giai cấp. Chính quan niệm này đã làm phân hoá nội lực dân tộc và phá hoại sự đoàn kết dân tộc giữa các thành phần quần chúng. Cho nên khi nói đến đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt là trong hoàn cảnh ngày hôm nay, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không thể dựa trên lý lịch để kêu gọi đoàn kết mà phải xoá bỏ vĩnh viễn đấu tranh giai cấp để mọi nguời Việt đều sống công bằng với nhau, đóng góp như nhau và đuợc tôn trọng như nhau. Có như vậy, mọi người, mọi thành phần dân tộc mới cảm thấy họ là những nhân tố của xã hội, của đất nước để tham gia tích cực vào công cuộc phát triển,

Hiện nay ở Việt Nam không có những điều này nên đất nước đã phát triển bằng những bước đi khập khễnh, trong khi cộng đồng người Việt tại hải ngoại, tuy có rất nhiều tiềm lực để hỗ trợ cho đất nước Việt Nam phát triển, nhưng đành bó tay vì sự ngu xuẩn và tham lam của thiểu số lãnh đạo Hà Nội. Chung cuộc lại thì vấn đề căn bản và thiết yếu rút ra từ biến cố 30 tháng 4 và từ tình hình đất nước trong 30 năm vừa qua là phải vận động toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng toàn diện, loại bỏ ngay chế độ độc tài cộng sản thì dân tộc mới hồi sinh và đất nước mới phát triển đúng nghĩa.

Lý Thái Hùng
29 tháng 4, 2005.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.