Nhìn Lại Việt Nam Trong Năm 2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tờ lịch cuối cùng của năm 2005 đã rơi xuống vào đêm thứ bẩy vừa qua. Thiên hạ bước sang năm mới, năm 2006. Từ Đông sang Tây, tùy theo múi giờ, người ta tưng bừng đốt pháo bông, thắp đèn màu đón mừng giao thừa “Tết Tây”. Ở Việt Nam ta, tuy không phải là ngày tết cổ truyền, nhưng với đà hội nhập, Hà Nội, Sài Gòn và các thành phồ lớn cũng rầm rộ đón mừng Năm Mới 2006. Dân ta còn nghèo, nước ta còn xin viện trợ, nhưng ngưòi ta vẫn cứ ăn diện, sắm sửa, đổ ra đường phố vui chơi. Không thua gì những nước giầu có. Phải chăng dân ta vui chơi cho thỏa một ngày. Lãng quên đi những gì xui xẻo, không mấy tốt đẹp trong suốt năm qua. Hy vọng năm 2006 sáng sủa hơn, khấm khá hơn…

Thử tách ra khỏi đám đông ồn ào trong tiếng cười, điệu nhạc… để ngoái cổ lại nhìn về quá khứ một năm vừa hết. Đây không phải là một tài liệu tổng kết tất cả những sự kiện của năm 2005. Vì với các tài liệu trong tay, chính quyền CSVN cũng không tổng kết nổi. Chỉ xin nhắc lại một số sự kiện đáng chú ý để không những ôn lại kỷ niệm, mà còn để nhìn thấy phần nào thực trạng đất nước và nhân dân ta trong suốt năm qua. Từ đó ước đoán được những gì sẽ đến với Việt Nam trong năm 2006.

Năm 2005 là năm quan trọng đối với CSVN

Điệp khúc hàng năm của những người lãnh đạo chế độ CSVN khi trình bày tổng kết tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam là: “đạt thắng lợi cơ bản, to lớn; nhưng còn nhiều tồn tại…”. Nhưng dù sao thì cũng phải công nhận là năm 2005 vừa qua, đối với CSVN là một năm quan trọng. Nó quan trọng vì nó kết thúc kế hoạch 5 năm do Đại Hội XI của đảng cộng sản vạch ra để làm đà tiến cho kế hoạch 5 năm sắp tới sẽ được Đại Hội X sẽ nhóm họp trong năm 2006 hoạch định.

Những Con Số Lạc Quan

Theo những con số chính thức được báo cáo trước các hội nghị, đặc biệt là Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12, diễn ra trong hai ngày 26 và 27-12/2005 vừa qua, dưới sự chủ tọa của những người đứng đầu chính phủ là Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Khoan và Phạm Gia Khiêm, thì tình hình kinh tế được đánh giá như sau: “…mặc dù phải đương đầu với những khó khăn gay gắt do thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường thế giới gây ra, nhưng tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại đều đạt được những thành tựu to lớn…”. Cụ thể, những “thành tựu” này là:

“Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá. GDP quý sau tăng cao hơn quy trước, đặc biệt tốc độ tăng GDP của 2 quý cuối năm ở mức cao góp phần đưa GDP cả năm đạt 8,4% (là mức cao nhất trong 7 năm gần đây)…”

Về đầu tư nước ngoài: “… trong năm 2005, tổng vốn đăng ký mới và tăng vốn sẽ vượt hơn 5,8 tỷ USD, tăng 38% so với năm trước, vượt gần 30% so với mục tiêu đề ra cho cả năm (4,5 tỷ USD) và đạt mức cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính khu vực đến nay”. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì theo báo Nhân dân: “… doanh thu xuất khẩu (không kể dầu thô) đạt 10,8 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2004 và nếu tính cả xuất khẩu dầu thô đạt gần 17 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước”.

Về tình hình xuất-nhập khẩu thì những con số chính thức Hà Nội đưa ra cho biết: Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2005, theo Bộ Thương Mại CSVN là khoảng 32 tỷ USD. Cũng cần chú ý là theo con số do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp VN đưa ra thì trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu là 29,12 tỷ USD. Sự sai biệt có thể là kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2005 (?). Cũng nên biết, năm nay Việt Nam đã trở lại vị trí nước đứng thứ nhì về xuất khẩu lúa gạo với 5 triệu tấn, chiếm 15-17% thị phần gạo thế giới, mang lại gần 1,3 tỷ USD cho Việt Nam. Dù vậy, Hà Nội vẫn lo ngại về ngành xuất khẩu lúa gại vì “tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4, nếu xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo rẻ vì hệ thống chế biến và tiếp thị yếu”. Trong lúc Hà Nội xuất gạo thì vì thiên tai, hạn hán, nhiều vùng thiếu ăn. Trước sự phản đối của dân chúng Phan Văn Khải đã phải ra lệnh ngưng xuất gạo trong những thàng cuối năm vừa rồi.

Riêng về nhập khẩu thì cũng như mọi năm tình trạng “nhập siêu” vẫn tiếp diễn. Mặc dầu trong báo cáo chính quyền có ghi “nhập siêu giản cả về kim ngạch và tỷ lệ so với năm 2004”, Con số chính xác, theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp VN, trong 11 tháng đầu là “33,55 tỷ USD, tăng 16,6% so với 11 tháng năm 2004”. Nếu cộng thêm tháng 12 thì kim ngạch nhập khẩu cũng phải lên đến 35 tỷ USD và kim ngạch nhập siêu là khoản trên dưới 3 tỷ USD.

Ngoài ra, CSVN cũng đã công bố những con số lạc quan khác như:

“Tính chung cả năm 2005,khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,43 triệu lượt, tăng 17,05% so với năm trước”. Tuy nhiên, vì dịch vụ du lịch của CSVN còn yếu kém và vì dịch cúm gà…, du khách quốc tế chỉ coi Việt Nam như là một trạm ghé chứ không phải là mục tiêu du lịch, nên thời gian họ lưu lại Việt Nam chỉ trong vòng vài ba ngày. Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp để tìm cách “giữ chân du khách”.

“Năm 2005, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các kênh chính thức ước đạt từ 3,8-4 tỷ USD, tăng từ 20-25% so với năm 2004. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tiến trình đầy triển vọng. Kiều hối vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. Năm nay, kiều hối đạt mức kỷ lục, nhưng quan trọng hơn là nguồn lực này đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai”. Tài khoản này đến từ cộng đồng người Việt Hải Ngoại và từ số lượng hàng trăm ngàn lao động xuất khẩu gửi về cho gia đình.

Trên đây là những con số về kinh tế mang tính vĩ mô, liên quan đến Nhà Nước. Người dân được hưởng những gì, lại là chuyện khác. Và sau đây là những con số liên quan thiết thực đến đời sống người dân.

Những Con Số Kém Lạc Quan

1. “Chuẩn nghèo mới”

Từ nhiều năm qua, Hà Nội đã đưa ra chương trình “xóa đói, giảm nghèo” thu góp được không ít tiền viện trợ quốc tế. Kết quả, như người ta đã biết, dân chúng ở nông thôn và các vùng rừng núi vẫn tiếp tục đói và nghèo. Nhà Nước đã nói đến tình trạng “tái nghèo” của nhiều hộ gia đình đã được giúp đỡ “thoát nghèo”. Tình trạng này chứng tỏ, kế sách và cách vận hành của chương trình “xóa đói, giảm nghèo” là bất cập. Thêm vào đó, nạn tham nhũng của cán bộ quan chức Nhà Nước ăn hớt tay trên người nghèo đã làm cho vấn đề trở nên trầm trọng.

Theo Phạm thế Duyệt, Chủ tịch MTTQVN thì “Trước đây cứ có thu nhập 80.000, 100.000, 120.000 đồng/tháng là nghèo”… Để có ý niệm so sánh với quốc tế, thu nhập nêu trên của các hộ nghèo là tương đương với 5,33 USD/1 tháng, 6,66 USD/1 tháng; 8 USD/1 tháng. Với số tiền này thì chắc chắn người dân phải nghèo, phải đói. Sau bao năm “xóa đói, giảm nghèo” bằng tiền viện trợ, tỷ lệ chính thức do Nhà Nước đưa ra là hiện nay còn 7% dân số được liệt vào hạng nghèo. Con số này có tin được không lại là chuyện khác. Vì có nhiều nơi báo cáo tỷ lệ nghèo giảm xuống nhưng chỉ 1 hay 2 tháng sau, họ lại “tái nghèo” thì thống kê cũng lờ đi và các sự giúp đỡ cũng không còn đến tay họ nữa. Như thế, có nhiều xác suất, tỷ lệ nghèo tại Việt Nam cao hơn con số 7%. Điều đáng nói ở đây là những Quốc Hội viện trợ cũng biết là những con số Nhà Nước đều không đáng tin cậy và có cách kiểm chứng riêng của họ. Để tiếp tục nhận được tiền viện trợ “xóa đói, giảm nghèo”, không lẽ Nhà Nước thú nhận khai man. Vì thế, kể từ ngày 1/1/2006, họ đã quyết định đưa ra cái mà họ gọi là “chuẩn nghèo mới”. Cũng theo Phạm Thế Duyệt thì: “bây giờ nếu thu nhập hơn 180.000, 220.000, 250.000 đồng/tháng (12USD, 14USD, 16USD/tháng) mới được công nhận là hết nghèo (tùy khu vực)”. Lê Hồng Phong, Phó Tổng Giám đố Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết thêm: “Nếu tính theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta sẽ tăng từ 7% lên khoảng 22%. Như vậy cả nước sẽ có trên 4 triệu hộ nghèo”. Nếu tính trung bình mỗi hộ có 4 người thì ít nhất tại Việt Nam có đến gần 20 triệu người nghèo.

Phạm Thế Duyệt đã đưa ra tiên liệu lạc quan là “Dự kiến, đến hết 2010, Việt Nam sẽ ra khỏi nước kém phát triển và hơn 22% số người nghèo theo tiêu chí mới sẽ được giải quyết về cơ bản. Như vậy, mỗi năm phải phấn đấu giảm từ 2-3% tỷ lệ nghèo; riêng số nhà dột nát của người nghèo hiện còn gần 420.000 cái, tôi tin rằng với kinh nghiệm như những năm vừa qua đến năm 2010 sẽ giải quyết xong”. Kinh nghiệm của nhiều năm “xóa đói, giảm nghèo” vừa qua, khó mà tin được lời ông Duyệt. Dân ta chắc còn phải ca bài “Kiếp Nghèo” trong vài thập kỷ nữa.

2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,4% trong năm 2005

Giá cả thị trường tại Việt Nam không ngừng gia tăng từ vài ba năm nay. Đời sống đắt đỏ đã khiến cho những gia đình nghèo khó lại càng nghèo khó hơn. Báo Nhân Dân phỏng vấn hai vợ chồng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng. Họ cho biết: “Lương của hai vợ chồng tôi khoảng gần hai triệu đồng/tháng. Chi phí cho con trai học lớp sáu mỗi tháng 6-7 trăm ngàn. Còn hơn một triệu đồng cho tiền nhà và sinh hoạt cả gia đình. Trong nhà lỡ có ai bị bệnh là không có tiền uống thuốc”. Giá gạo hạng trung bình tăng từ 2.600 đồng/kg lên 4.000 đồng/kg, loại khá giá từ 6.000 đến 7.000/kg; rau muống tăng từ 500 đồng/bó lên 3.000 đồng; giá thịt heo, nhất là từ khi có dịch cúm gà, tăng nhanh lên đến 25.000 đồng – 40.000 đồng/kg tùy loại. Một bà ở quận 3 cho biết thêm: “Riêng các quầy bán mặt hàng “cao cấp” với giá 120.000 đồng/kg (thịt bò), 250.000 đồng/kg (cá sặc), 800.000 đồng/kg (tôm khô)… thì người nghèo rất ít dám lui tới!”. Nếu trước đây vài ba năm, giá cả chỉ tăng vào những dịp Tết, hay đối với một số mặt hàng nhất định như thuốc tây, xăng dầu…, thì nay mọi thứ đều tăng giá. Thậm chí khí đốt tăng từ 80.000 đồng/bình lên 165.000 đồng/bình; điện tăng từ 800 đồng/kW lên 1.500 đồng/kW.

Không giữ được ổn định giá cả hàng tiêu dùng, để leo thang vượt bực là một thất bại lớn của chế độ CSVN trong 2 năm liên tiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Theo tờ Nhân Dân ngày 28/12/2005 trích dẫn Thời Báo Kinh Tế thì: “… mục tiêu đề ra cho năm 2004 là tăng không quá 5%, nhưng thực tế tăng 9,5%, kỷ lục cao nhất trong 10 năm qua, còn mục tiêu năm 2005 là tăng dưới 6,5%, thực tế tăng 8,4%, hai năm liên tiếp chúng ta đã không thành công, dẫn đến kết cục CPI tăng tổng cộng 18,7% chỉ trong hai năm”. Tờ báo này còn tiên đoán: “với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2006, CPI có thể tăng dưới 8%, cho nên tổng mức tăng CPI chỉ trong ba năm có thể lên tới khoảng 28%”.

3. Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm xuất phát từ Á Châu vào tháng 12/2003 và đã lan nhanh ra 16 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự lây lan của dịch cúm gia cầm, phần nào do sự thiếu trong sáng, dấu diếm của các quốc gia đang trông đợi vào nền du lịch. Chỉ khi bệnh cúm lây sang người và gây tử vong, nạn dịch mới được công bố. Theo những báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hồi tháng 12/2005 thì tổng kết số người bị nhiễm bệnh và những người tử vong tại các nước Á Châu từ đầu đến nay được liệt kê như sau: Cam Bốt có 4 trường hợp nhiễm và 4 tử vong; Trung Quốc có 6 người nhiễm và chết 2 người (?); Indonêxia: 16 bệnh, 11 chết; Thái Lan: 22 bệnh và 14 chết; Việt Nam có 141 người bị nhiễm bệnh và 42 người chết. Hồi tháng 10/2005 vừa qua, dịch tái phát tại 24 địa điểm trên toàn cõi Việt Nam từ Bắc chí Nam. Tại những ổ dịch này đã có nhiều người bị nhiễm và có người chết. Cơ quan y tế phòng dịch đã phải ra lệnh thiêu hủy 3,7 triệu gà vịt trên cả nước và chủng ngừa cho hàng chục triệu con khác. Trong các báo cáo tổng kết cuối năm của Hà Nội đều nêu dịch cúm gia cầm như là một trong những yếu tố làm cản trở phát triển.

Việt Nam đứng nhất vì có nhiều người bị nhiễm bệnh cúm gia cầm nhất và cũng có số người tử vong vì bệnh này nhiều nhất.

Năm 2005 là năm người dân bất mãn cao độ

Chủ trương chạy theo tỷ lệ tăng trưởng GDP, CSVN đã bất chấp quyền lợi của dân. Để đáp ứng nhu cầu mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, CSVN đã không ngần ngại “thu hồi” đất đai, nhà cửa của dân chúng, kể cả những đất đai hương hỏa từ nhiều đời để lại cho con cháu. Bọn quan chức cộng sản lợi dụng chức quyền đã truất hữu tràn lan, ngang nhiên cướp đoạt đất đai, ruộng vườn, nhà cửa vì trong việc này họ thu được những món lợi khổng lồ. Họ bồi hoàn đất của dân với giá rẻ mạt để ngay sau đó bán lại với giá cao gấp trăm, gấp ngàn lần. Đó là không kể họ còn có được những món lợi khác đến từ sự đút lót của các đối tác nước ngoài hay nhà thầu trong nước. Sự bất mãn và khinh bỉ đối với đảng và chế độ CSVN không có chỉ có nơi những nạn nhân của những vụ cướp đoạt đất đai, tài sản mà còn ở nơi đại khối quần chúng nhân dân trong nước.

Phong trào khiếu kiện trở nên gay gắt. CSVN đã phải thành lập nhiều phái đoàn trung ương, nhiều văn phòng tiếp dân để tìm cách giải quyết. Theo những tin tức do chính chế độ tiết lộ thì dường như đã có ít là 1,2 triệu đơn khiếu nại, kêu oan, tố cáo tham nhũng được nộp lên chính quyền. Cũng theo họ thì có khoảng 65% trường hợp khiếu kiện đã được giải quyết. Giải quyết như thế nào và có thỏa mãn được đương đơn không lại là chuyện khác. Nhưng theo một số phóng viên theo dõi các vụ khiếu kiện đông người và vượt hệ thống tại Hà Nội, thì “những người dân từ khắp mọi miền đất nước đổ về Hà Nội kêu oan, sống cảnh màn trời chiếu đất, tắm nắng gội sương, cù bơ cù bất tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hết ngày này sang tháng khác…”. Đã có những người tuyên bố sẽ tự thiêu nếu không được giải quyết.

Nhưng sự hiện diện của đám người khiếu kiện ngay tại trung tâm thủ đô thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, ảnh hưởng đến bộ mặt và các quan hệ ngoại giao của CSVN với các nước trên thế giới. Trong nhiều tài liệu, báo cáo công khai hay trong nội bộ đảng CSVN, chính những người lãnh đạo đã thú nhận là “Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước, tác động tiêu cực về nhiều mặt đối với chế độ ta”. Chính vì thế mà CSVN đã phải đưa ra thêm bộ luật mang tên “Luật Phòng Chống Tham Nhũng”“Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

Trở lại hiện tượng suy thoái lòng tin của dân đối với “đảng và Nhà Nước”, đây là vấn đề tối hệ trọng đối với CSVN. Họ phải bằng mọi giá sơn phết lại bộ mặt của họ và củng cố lòng tin của dân đối với họ, nhắc nhở lại công lao của họ để duy trì ngôi vị của họ trong lòng dân và trên chính quyền. Vì vậy, như báo chí trong nước đã loan, họ không quản tốn kém, tận sức lợi dụng “Năm 2005 là năm của các sự kiện chính trị và các lễ kỷ niệm lớn của đất nước: 75 năm Ngày thành lập Đảng CSVN; 115 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; 60 năm nước CH XHCN Việt Nam”.

Những ngày “lễ lớn” đã qua đi, nhưng nhận thấy, nó không để lại trong lòng người dân ấn tượng đặc biệt gì và hiện tượng mất tin tưởng của dân đối với đảng và chế độ CSVN vẫn ngày càng gia tăng.

Năm 2005 là năm CSVN bị nhiều thất bại trên trường quốc tế

- WTO

Đầu tiên và nổi bật nhất là thất bại trong kế hoạch gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2005. Cũng nên nhắc là CSVN đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này vào năm 1995. Tổ chức WTO hiện nay có 149 quốc gia. Muốn được gia nhập, phải có sự đồng thuận của cả 149 nước thành viên. Nếu có nước nào yêu cầu thì phải tiến hành những cuộc thương thuyết song phương. Đối với Việt Nam, đã có 23 quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam đã yêu cầu thương thuyết. Cho tới cuối năm 2005 vừa qua, CSVN đã thương thuyết xong với 18 quốc gia. Hiện nay còn đang tiếp tục với 5 quốc gia còn lại là Hoa Kỳ, Mexico, Honduras, CH Dominic và New Zealand. Trong thương thuyết với WTO hay thương thuyết song phương nước ứng viên phải thực hiện những điều kiện cần thiết do tổ chức hay từng quốc gia yêu cầu.

Điều mà WTO chê trách là hệ thống luật pháp của CSVN thiếu sót hay không đủ bảo đảm giao thương công bằng, hệ thống quốc doanh còn quá nặng nề, khu vực tư nhân bị phân biệt đối xử vv… Đối với từng quốc gia cần thương thuyết song phương thì cần có những tương nhượng thỏa đáng, công bằng giữa đôi bên. Vì nôn nóng và cần gia nhập để giải quyết vấn đề nội bộ, không biết CSVN đã nhượng bộ những gì đối với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu vv…?

Riêng đối với Hoa Kỳ, nhiều nhà lãnh đạo Mỹ, kể cả tổng thống George W. Bush, đã tuyên bố trực tiếp với phía Việt Nam là sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng các cuộc thương tuyết với Hoa Kỳ đã kéo dài từ năm 2000 đến nay chưa xong. Hà Nội đã đổ lỗi cho phía Hoa Kỳ là có âm mưu chính trị. Báo chí trong nước đưa tin: “Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nói Hoa Kỳ có tham vọng chuyển đổi Việt Nam thành một nước theo chiều hướng kinh tế, chính trị, xã hội mà Hoa Kỳ mong muốn: ’Trong thương lượng WTO, Hoa Kỳ cũng không bỏ qua cơ hội để có thể ép buộc Việt Nam. Để chuyển đổi cả chế độ xã hội chủ nghĩa này thành một cái gì đó gần gủi với Hoa Kỳ hơn, mà không phải mang quân sang chinh phục thì Hoa Kỳ dùng mặt trận kinh tế để ép Việt Nam chừng nào hay chừng ấy”.

Việc gia nhập WTO chỉ còn là thời gian. Có thể trong năm 2006 CSVN sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Nhưng các nước còn dè dặt chơi với CSVN vì thành tích vô định của Hà Nội về vi phạm hiệp định, không tôn trọng chữ ký cam kết của mình. Đây cũng là điều mà CSVN học được của đàn anh phương Bắc.

- Bị thế giới lên án về Nhân Quyền

Mặc dầu Hà Nội đã đưa ra nhiều nỗ lực để vận động hành lang với chính quyền Bush, nhưng năm nay là năm thứ hai CSVN bị liệt vào danh sách “Các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm” (CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những vi phạm Tự Do Tôn Giáo.

Song song, Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu cũng đưa ra nghị quyết khuyến cáo Hà Nội tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo.

Không phải chỉ có những cơ quan chính phủ hay quốc gia lên tiếng mà rất nhiều tổ chức bảo vệ Nhân Quyền trên thế giới như Hiệp Hội Ký Giá Không Biên Giới, Asia Watch, Amnesty International, Pen Club International vv… cũng đã lên án CSVN.

Chính những cuộc đấu tranh của cộng đồng hải ngoại cũng như sức ép của các chính phủ và cơ quan quốc tế này mà hồi đầu năm 2005 CSVN đã phải trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Nguyện Đan Quế, thượng tọa Thích Thiện Minh. Những vụ đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, quản thúc các vị lãnh đạo Phật Giáo, đàn áp Giáo Hội Tin Lành Mennonite, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vv… đang bị thế giới lên án gắt gao.

Càng ngày, những vấn đề Nhân Quyền càng trở nên quan trọng trong các mối quan hệ chính trị, thương mại giữa các quốc gia. Không thể tách chính trị ra khỏi kinh tế và vấn đề tôn trọng tư do tôn giáo là vấn đề then chốt để có ổn định.

Năm 2005 là năm đấu đá nội bộ chuẩn bị Đại Hội X của Đảng CSVN

Để chuẩn bị cho Đại Hội X của đảng cộng sản, ngay từ trong năm 2005, đã có những đại hội đảng bộ cấp cơ sở. Nhưng vấn đề gai góc trong đảng là vấn đề nhân sự. Ai là người sẽ được đưa vào các chức vụ lãnh đạo then chốt như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Trung ương đảng, Bộ chính trị…? Ai cũng biết vào ngôi vị lãnh đạo là có quyền, có lợi. Vì thế từ vài ba năm nay, đã có những cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong đảng. Vụ Tổng Cục 2 (T2) từ mấy năm nay đã làm rung rinh đảng và càng làm cho quần chúng mất hết tin tưởng vào đảng. Thực sự trong bất cứ chế độ cộng sản nào cũng có những âm mưu bẩn thỉu để thanh trừng, thải loại nhau, hầu thâu tóm càng nhiều quyền lực trong tay càng tốt. Nhưng vì trong tập đoàn lãnh đạo CSVN không có ai là vượt trội, nên trong tình trạng “cá mè một lứa” đã có những đấu đá quyết liệt bằng những phương pháp hạ cấp nhất. Phe Lê Đức Anh, Đỗ Mười đã lập ra Tổng Cục 2 như một siêu cơ quan an ninh tình báo để khống chế toàn đảng kể cả những người lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, đặc biệt là đối với Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh…

Bọn T2 dã dựng lên vụ điệp viên T4 nằm trong CIA của Mỹ để tố cáo Võ Nguyên Giáp và những người đối thủ là làm việc cho Mỹ. Bất mãn trước những hành vi phạm pháp của nhóm T2, nhiều đảng viên cộng sản lão thành đã đòi đưa vụ này ra trước pháp luật. Nhưng nội vụ đã bị cho chìm xuồng vì sợ đưa ra ánh sáng thì sẽ gây tai hại không cứu vãn được đối với đảng CSVN.

Vụ này hứa hẹn trong năm 2006 và càng gần ngày Đại Hội X sẽ trở nên quyết liệt. Theo những nguồn tin trong nước, dường như trong Bộ chính trị đã có đa số muốn làm sáng tỏ vụ này.

Năm 2005 là năm phong trào đấu tranh Dân Chủ khởi sắc

Từ nhiều năm nay, đã xuất hiện nhiều nhà công khai đấu tranh cho dân chủ ở trong nước. Họ đã chấp nhận nhiều hy sinh chỉ vì lý tưởng mang lại dân chủ cho đất nước. Trước đây, do tình thế và do quán tính do nhiều năm sống dưới chế độ cộng sản nghi kỵ, họ hoạt động riêng biệt vì không thấy tin tưởng vào những người cùng lý tưởng với mình. Vì vậy nên sự đối kháng cũng như dấu tranh cho dân chủ không phát triển và trở thành phong trào được.

Từ vài năm nay, nhất là trong năm 2005, đã có những liên kết giữa những người đối kháng trên toàn lãnh thổ, giữa những người có nguồn gốc từ chế độ và những người xuất thân từ miền Nam trước năm 1975. Hơn nữa cũng đã có những liên kết, ủng hộ giữa những người đấu tranh chính trị và các vị lãnh đạo tôn giáo.

Người ta cũng chào mừng sự xuất hiện của Đảng Dân Chủ Nhân Dân quy tụ những người trẻ ở trong và ngoài nước.

Phong Trào Dân Chủ với những khuôn mặt đối kháng nổi tiếng như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Khuê vv… cũng đã xuất hiện và được ông Hoàng Minh Chính loan báo nhân chuyến đi sang Hoa Kỳ chữa bệnh.

Đồng bào hải ngoại sẽ hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ cộng sản độc tài mang lại dân chủ thực sự cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

KẾT LUẬN

Năm 2005 quả là một năm có nhiều biến cố. Chế độ cộng sản không đạt được hoàn toàn những gì họ mong muốn. Trái lại, họ còn gặp nhiều khó khăn sẽ kéo dài qua năm 2006. Liệu họ có thể giải quyết được những vấn đề tranh giành quyền lực trong nội bộ hay không? Liệu họ có thể giữ được ổn định xã hội trước những khiếu kiện ngày càng bức xúc của nhân dân? Liệu họ có thể dẹp được tham nhũng đang hoành hành khắp nơi khắp chốn? Đó là những câu hỏi mà tin chắc rằng tập đoàn lãnh đạo CSVN hiện nay cũng chưa có câu trả lời. Rồi đây, khi đã gia nhập WTO, chủ trương kinh tế thị trường định hướng XHCN của họ có còn giá trị gì nữa không? Hội nhập vào thế giới mà ngày nay những giá trị dân chủ đang được đề cao và áp dụng thì con đường duy nhất mang lại dân giầu nước mạnh cho Việt Nam là con đường DÂN CHỦ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.