Những bất cập về cơ sở pháp lý của Quyết Định 97/2009/QĐ-TTg

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Góp ý xây dựng của nhà văn Phạm Viết Đào.

Ngày 24/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

Nghiên cứu văn bản Quyết định 97, chúng tôi thấy quyết định đã căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây để ban hành: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ…?

Theo chúng tôi, phần căn cứ ban hành Quyết định 97 đã bỏ sót một căn cứ quan trọng, đó là căn cứ theo Điều 15 của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) được Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008 quy định: Quyết định là loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng; loại văn bản này đã quy định các nội dung pháp lý sau đây mà Thủ tướng được phép ban hành trong văn bản quyết định:

“1.Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2.Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

Căn cứ vào các quy định này của Luật BHCVBQPPL, nghiên cứu nội dung Quyết định 97, chúng tôi thấy nội dung của Quyết định 97 không tương thích với nội dung một văn bản quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng.

Nội dung Quyết định 97 tương thích với một văn bản Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; loại văn bản này thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Khoa học-Công nghệ…

Như vậy, nội dung văn bản Quyết định 97/2009/QĐ-TTg mà Thủ tướng đã ban hành đã chồng chéo thẩm quyền và chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ; theo quy định của Luật BHCVBQPPL thì đây mới là cơ quan có chức năng ban hành loại văn bản thông tư hướng dẫn những nội dung đã được nêu trong Quyết định 97 đã ban hành; loại nội dung hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2002/NĐ-CP, là nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ…

Căn cứ vào nội dung được thể hiện trong Quyết định 97 đã ban hành thì: loại nội dung pháp lý này không thuộc phạm vi chức trách và thẩm quyền của Thủ tướng chịu trách nhiệm ban hành; mặc dù Thủ tướng là cấp trên của Bộ trưởng, loại nội dung này thuộc thẩm quyền, chức trách của Bộ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ.

Quyết định 97 mà Thủ tướng ban hành không chỉ ” đá lộn sân” của Bộ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ mà còn “đá lộn sân” chức trách của các cơ quan chức năng của Đảng. Thủ tướng mặc dù hiện đang là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị nhưng ông ký quyết định này theo chức trách Thủ tướng, do đó văn bản của Thủ tướng, có một vài chỗ thế chế những quy định của Đảng là không đúng chức trách của Thủ tướng.

Nghị quyết 8/2008 của Bộ Chính trị không có quy định: Các ý kiến phản biện của văn nghệ sĩ, trí thức thì không được công bố công khai mà phải gửi cho các cơ quan chuyên trách của Đảng. Việc Quyết định 97 thể chế công việc này cho các đảng viên trong các hoạt động của Đảng là không thuộc phạm vi chức trách của Thủ tướng.

Như vậy Quyết định 97 là một “cú đá lộn sân“, một sự bao biện chức trách trái các quy định của Luật BHCVBQPPL đã ban hành, do vậy Quyết định 97 không có hiệu lực pháp lý như một văn bản quy phạm pháp luật!

Để khắc phục sự cập kênh về mặt pháp lý này, chúng tôi kiến nghị:

1/ Thủ tướng hủy hoặc thu hồi Quyết định 97/2009/QĐ-TTg và chuyển giao cho Bộ Khoa học Công nghệ thể chế các nội dung trong Quyết định 97 bằng một Thông tư hướng dẫn riêng các quy định đã nêu trong Quyết định 97.

Chuyển nội dung Quyết định 97 thành một công văn hành chính của Thủ tướng yêu cầu, hướng dẫn Bộ Khoa học-Công nghệ triển khai khẩn trương theo tinh thần Thủ tướng, hướng dẫn thực hiện việc thể chế cụ thể Nghị định số 81/2002/NĐ-CP là nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và Công Nghệ.

2/ Để văn bản Thông tư hướng dẫn này chặt chẽ về mặt pháp lý, chúng tôi đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ tham mưu cho Thủ tướng trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều sau của Hiến pháp 1992 và Luật Xuất bản, Luật Báo chí.

a/ Sửa đổi Điều 60 của Hiến pháp năm 1992 vì lý do:

Tại mục Điều 2, Mục 2 của Quyết định 97 có nội dung quy định các cá nhân thành lập các tổ chức khoa-công nghệ: “Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ…”

Nếu muốn bảo vệ quy định pháp lý này, Chính phủ đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung sau đây vào Điều 60 của Hiến pháp 1992 đã ban hành; hiện Điều 60 của Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.”

Nội dung sửa đổi bổ sung thêm vào Điều 60 của Hiến pháp 1992 đó là: “Nếu các ý kiến mang tính chất phản biện thì không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ…

b/ Sửa đổi bổ sung Điều 69 của Hiến pháp 1992

Điểu 69 của Hiến pháp 1992, hiện đang được quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”; nên bổ sung thêm vào Điều 69 thêm phần sau: “Các tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, do các cá nhân thành lập không có quyền này khi công bố các ý kiến mang tính phản biện.”

c. Cần sửa đổi bổ sung một số điều đã quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí.

Theo các quy định hiện hành của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Giám đốc các nhà xuất bản, Tổng Biên tập các báo là người chịu trách nhiệm và đang được giao quyền công bố các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học; nếu các quy định đã được viết trong Quyết định 97 được áp dụng triệt để thì: các tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật nếu có nội dung dính dáng tới việc phản biện một vấn đề nào đó trong xã hội, bất kể đúng sai, Tổng Biên tập và Giám đốc Nhà Xuất bản đều nghiễm nhiên vi phạm những quy định như đã viết trong Quyết định 97, tức phạm luật?

d. Cần bổ sung sửa đổi Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Nếu không muốn hủy, thu hồi Quyết định 97 thì Thủ tướng trình Quốc hội bổ sung vào Luật BHCVBQPPL thêm 1 điều khoản: Thủ tướng được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của các Bộ trưởng khi xét thấy cần thiết.

e/ Thể chế, cụ thế hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác trí thức

Điều cuối cũng cần được thể chế minh bạch, đó là Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị ban hành năm 2008, trong đó có nội dung khuyến khích trí thức, văn nghệ sĩ tham gia phản biện các chính sách kinh tế-xã hội; Nên sửa đổi quy định về việc phản biện của trí thức, văn nghệ sĩ của Bộ Chính trị, giới hạn chỉ được thực hiện đối với các chính sách của Đảng; các nhà khoa học, văn nghệ sĩ không được phản biện công khai các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước và Chính phủ!

P.V.Đ

Nguồn: Nhà Văn Phạm Viết Đào/phamvietdaonv/article?mid=1875]

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.