Những Chòng Chéo Cố Ý Của Các Dự Luật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 14 tháng 2 vừa qua, dự án về luật Điện ảnh đã được hội nghị chuyên trách lần thứ 8 của Quốc hội CSVN thông qua. Theo đó thì kể từ khi luật thành hình bộ Văn hóa Thông tin chỉ cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim của cơ sở điện ảnh thuộc trung ương sản xuất và nhập cảng trong khi Ủy ban Nhân dân tỉnh thì cấp giấy phép cho phim do địa phương và điện ảnh tư nhân sản xuất và nhập cảng. Để gọi là xã hội hóa điện ảnh và để bảo đảm quyền bình đẳng của các cơ sở điện ảnh trong kinh doanh, dự án luật nói trên còn quy định là: Trong kế hoạch thiết lập những khu đô thị mới phải dành quỹ đất (tiền bạc và đất đai) để xây dựng rạp chiếu phim. Như vậy với các quy định này, luật điện ảnh coi như đã xen vào luật kiến thiết đô thị và ngân sách. Nhiều đại biểu lên tiếng phản đối vì cho là không thực tế nhưng lại không nói gì đến sự chòng chéo phi lý của dự luật nói trên.

Bà Nguyễn Thị Vân Lan, đại biểu tại Đà Nẵng thì cho rằng thời đại video vào tận đầu giường mà bắt dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim là không hợp lý. Theo bà thì ở Đà Nẵng bây giờ, hàng loạt rạp chiếu phim đang bỏ không, đang phải lo thanh lý để làm việc khác mà chưa được. Ngô Sĩ Hưởng đại biểu tỉnh Thái Nguyên thì cho rằng mỗi khu đô thị mới buộc phải dành quỹ đất để xây dựng một nhà văn hóa khiêm tốn còn khó khăn, huống gì lại xây dựng rạp chiếu phim, thật là phi thực tế. Qua ý kiến của hai đại biểu cho thấy rằng những nhà làm luật tại Việt Nam đã vẽ lên những ước mơ quá lớn trong khi thực tế của xã hội và đời sống người dân thì vẫn dậm chân tại chỗ. Đưa ra những quy định trong kế hoạch hóa đô thị là một mơ ước của Hà Nội trong việc chuẩn bị đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp phát triển năm 2020; nhưng nhìn từ thực tế cho thấy là kế hoạch này chỉ là cái bánh vẽ như Mác đã từng nói ’tiến lên thế giới đại đồng’ từ hơn 100 năm trước. Ngoài ra, sự chòng chéo của dự luật nói trên còn là lối phân chia đặt quyền, đặt lợi giữa trung ương và địa phương, để mỗi cơ quan tự thao túng mà không bộ phận nào có thể kiểm soát nổi.

Hội nghị chuyên trách không chỉ bàn về dự luật điện ảnh mà còn thêm dự luật kinh doanh bất động sản, được các đại biểu thông qua trước đó một ngày. Trước khi vào phiên họp, Trương Quang Được, Phó Chủ tịch Quốc hội, đã yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận là luật kinh doanh bất động sản phải chống được đầu cơ. Nhiều đại biểu cho rằng, để chống được đầu cơ thì các giao dịch bất động sản phải được công khai, minh bạch. Lương Phan Cừ đại biểu Đắc Nông chỉ ra sự thiếu minh bạch rằng : Đối tượng áp dụng của dự luật chồng chéo với đối tượng áp dụng của nhiều luật khác nhau như luật Dân sự, Đất đai….Hơn nữa những quy định trong dự luật làm cho người kinh doanh bất động sản không biết mình được làm gì và không được làm gì. Dự luật quy định chủ đầu tư dự án tại nhũng khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp được huy động vốn ứng trước của khách hàng để bắt đầu thực hiện dự án; tổng số vốn ứng trước không vượt quá 70% giá trị hợp đồng mua bán, cho thuê bất động sản. Trong khi đó Nguyễn Duy Hoàng đại biểu Thừa Thiên và nhiều đại biểu khác cho rằng quy định như vậy sẽ làm cho khách hàng bị thiệt hại nhiều mặt. Lẽ ra người kinh doanh phải chủ động vốn xây nhà để bán theo giá thị trường cho khách hàng thì lại được huy động vốn từ khách hàng tới 70% giá trị hợp đồng, để rồi họ lại phải mua nhà với giá thị trường. Như vậy là không công bằng, dự luật nghiên về người có tiền.

Ngoài ra tại điều 15 của dự luật còn quy định ‘‘Cấm đưa nhà kinh doanh bất động sản là nhà, quyền sử dụng đất do nhà nước cấp cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách’’. Nhiều đại biểu cho rằng quy định như vậy là quá cứng nhắc. Nhà, đất mà nhà nước đã cấp cho các gia đình; nghĩa là đã trao cho họ quyền sở hữu và sử dụng nhà đất đó. Vậy quyền định đoạt nhà đất đó là quyền của họ, theo quy định của bộ luật Dân sự. Quy định như vậy là trái với bộ luật Dân sự. Những phê phán của một số đại biểu nói trên, thêm một lần nữa cho thấy là các nhà soạn luật chỉ chạy theo các nhu cầu của thời thế và dự phóng của đảng hơn là đối chiếu vào thực tế của xã hội hiện nay. Những chòng chéo mà các đại biểu nêu ra, không phải là điều gì mới lạ vì truyền thống của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của các chế độ độc tài là đưa ra luật một cách tuỳ tiện theo nhu cầu trước mặt nên nhiều dự luật đã phủ nhận lẫn nhau. Đây là sự cố ý.

Thứ nhất là giúp cho các phe nhóm có thể luồn lách để ăn chia và vơ vét tài nguyên quốc gia vào túi riêng mà không sợ bị phạm luật. Bởi vì họ có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau để chạy tội hoặc ngăn chận mọi cuộc điều tra khi đụng đến những ’bố già’ trong đường dây tham nhũng.

Thứ hai là giúp cho cán bộ tránh né khi bị đồng bào chất vấn trong các vụ khiếu kiện, nhất là những vụ liên quan đến ruộng đất, nhà cửa. Sự chòng chéo của các dự luật đã giúp cho chế độ tránh né giải quyết những oan ức của dân và đổ lỗi cho cấp thừa hành như những con dê tế thần một khi dân chúng đẩy họ ở vào thế cùng đường phải nhận tội.

Nói tóm lại, sự chòng chéo trong rất nhiều đạo luật mà các đại biểu quốc hội Cộng sản Việt Nam nêu ra, trong thực tế, đó chính là sự chủ ý của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam để họ luồn lách trong việc ăn chia. Khi có nhiều người lên tiếng yêu cầu sửa thì Hà Nội sẽ cho sửa nhưng sửa xong thì bị những đạo luật khác triệt tiêu hay vô hiệu hóa, do sự chòng chéo này. Từ đó ở Việt Nam có câu “Sai đâu sửa đấy, sửa đấy sai đâu, sửa đâu sai đấy”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”