Những Con Số Thống Kê…. Láo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tuần qua, một số cơ quan của Thành phố Sài Gòn đã cho công bố kết quả cuộc khảo sát về chỉ số hài lòng của người dân liên quan đến những dịch vụ hành chánh. Theo kết quả này thì về mặt giao thông công chánh chỉ số hài lòng là 99%, về mặt lao động – thương binh & xã hội 100%, nông nghiệp & phát triển nông thôn 94,5%, tài nguyên – môi trường 90%, cách làm việc của cơ quan hành chánh quận Tân Bình được người dân hài lòng lên đến 99,58%. Đọc qua các con số thống kê này người ta có hai cảm giác: Một là các quan chức của thành phố Sài Gòn tiếp tục đi trên mây với những báo cáo láo. Hai là vì muốn hô hào đi theo định hường xã hội chủ nghĩa nên thành uỷ Sài Gòn mời vẽ ra thiên đường ảo tại Việt Nam. Nói cách khác, đây là những con số thống kê hoàn toàn láo khoét và đất nước Việt Nam tiếp tục khốn khổ vì những con số giả tạo này. Tại sao?

Ai cũng biết tại thành phố Sài Gòn lúc nào cũng kẹt xe; đường sá, cầu cống thì xuống cấp rất nhiều thế mà chỉ số hài lòng của người dân về mặt giao thông công chính là 99% là kết quả mà không một ai có thể nào tin được. Phần đông người dân Sài Gòn khi đi ra đường là phải bịt mặt vì sợ ô nhiễm khói xe và bụi bặm, cây xanh hai bên lề đường bị đốn đi gần hết để xây cao ốc, khách sạn …mà bảo chỉ số hài lòng về tài nguyên-môi trường của người dân là 90% thì ai có thể tin nổi. Các công nhân quá bất mãn với chế độ lao động hiện hành phải đứng lên biểu tình, đình công đòi quyền lợi căn bản tối thiểu dù biết rằng sẽ bị chính quyền trả thù thế thì làm sao mà lãnh vực lao động – thương binh & xã hội được hài lòng 100%.

Tuy nhiên, nếu cho rẳng những con số như thế là quá cao thì không đúng, đáng lý ra phải cao hơn một chút nữa để cho tất cả điều đạt được chỉ tiêu 100%, vì người dân được hỏi ý kiến ngay tại bàn làm việc của các quan chức nhà nước lúc họ đến những cơ quan công quyền xin giấy tờ. Chẳng ai dại gì mà không trả lời hài lòng 100% nếu không muốn bị làm phiền. Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Viện trưởng viện Kinh tế thành phố và cũng là đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Sài Gòn khóa VII (2004 -2009) nói rằng: “khi biết được thông tin về tỉ lệ rất cao này, tôi cũng rất ngỡ ngàng”. Công việc khảo sát ý kiến này là do viện Kinh tế Thành Phố đã được ban chỉ đạo cải cách hành chính giao phó dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, nhưng không biết tại sao cùng lúc đó, các sở ngành lại tung ra con số mà họ tự khảo sát lấy. Cũng theo ông Quang thì: “chúng tôi còn nghe nhiều tiếng kêu lắm. Dân còn kêu nhiều nên chỉ số hài lòng tất nhiên không thể cao như vậy được đâu”.

Lâu nay, theo phản ảnh của người dân thì tình trạng bị hành vì thói quan liêu, cửa quyền, hạch sách, nhũng nhiễu… của nhiều ngành, nhiều cấp diễn ra thường xuyên, liên tục, thế nhưng theo báo cáo của nhiều ngành ở thành phố Sài Gòn thì kết quả trái ngược: tỉ lệ hài lòng của người dân rất cao. Vậy không lẽ người dân lại đi “ăn không nói có”, hay các ngành đã báo cáo láo để bảo đảm thành tích của đơn vị mình. Đó là phản ảnh của một người dân được đăng trên tờ Tuổi Trẻ vào ngày 28/ 8/ 2006.

Những con số vừa công bố quá lố bịch, chẳng ai tin. Vỉ thế nên ông Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố đành phải lên tiếng như sau: Việc cải cách hành chính bước đầu mang lại nhiều tín hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn còn đó những nổi lo âu và phiền toái. Nhiều sở ban ngành công bố tỉ lệ hài lòng của người dân rất cao, nhưng có ai tin đó là sự thật hay không là một câu hỏi lớn đang cần sự giải đáp.

Cơ quan Tư Vấn Nguồn Nhân Lực Merce (Mỹ) không làm công việc giải đáp cho câu hỏi này, nhưng theo bản công bố kết quả về chất lượng cuộc sống năm 2006 ở 215 thành phố trên thế gìới do cơ quan này khảo sát thì thành phố Sài Gòn được xếp 148 còn Hà Nội thì ở hạn 155. Ông Michael Douglas, nhà nghiên cứu về đô thị, Giám đốc Trung tâm Toàn cầu hóa đại học Hawaii, nói rằng: Nhìn toàn cảnh Việt Nam hiện nay, có thể người ta đang nói nhiều quá về quá trình chuyển đổi kinh tế, nhưng chất lượng cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội đến môi trường, hệ thống giao thông, y tế, an ninh, giáo dục… Dù đời sống vật chất tại Việt Nam hiện nay có khá hơn trước (thời bao cấp), nhưng rõ ràng hàng ngày hàng giờ mọi người đang đối mặt với ô nhiễm môi trường và đô thị hóa đang làm phát sinh nhà lụp xụp, ngập lụt, y tế, an sinh xã hội, an toàn giao thông… Thành phố Sài Gòn còn có một cái khó khăn lớn là cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu những công viên, thiếu những khoảng xanh cần thiết cho đô thị. Và còn một thứ quan trọng khác nữa là thiếu hẵn sự quan tâm (của nhà nước) đến những vấn đề như thế.

Rõ ràng là kết quả thống kê nói trên đã phản ảnh tình trạng ’làm thì láo, báo cáo thì hay’, một hủ tục đã ăn vào xương tuỷ của cán bộ Cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm qua. Sự báo cáo láo này xuất phát từ nhiều năm qua nhưng gần đây đã trở thành nạn dịch ở các bộ phận vì cơ quan nào cũng cố báo cáo láo về những kết quả tồi, chỉ vì được chu cấp tài chánh hoạt động… theo cái gọi là kinh tế thị trường theo định hường xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn ở mặt khác thì kết quả bào cáo này còn là một điềm không lành báo hiệu sự tan rã của chế độ độc tài Hà Nội. Lý do là các cơ quan thi đua nhau ’ngủ quên trên chiến thắng’ qua những báo cáo láo để khi chế độ rơi đến tận cùng của sự căm phẫn và tức giận của người dân, thì không còn phương cách nào có thế cứu vãn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.