Những Gì Thấy Đước Qua Vụ Án Tượng Phật Bị Mất Trộm Tại Bắc Giang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ nhiều năm nay, người ta thấy tại hải ngoại, không phải trong các viện bảo tàng mà trong các tiệm bán đồ cổ, thậm chí cả tư gia Việt kiều cũng như người nước ngoài, nhiều cổ vật Việt Nam như đồ sành sứ, trống đồng và nhiều pho tượng Phật, tượng La Hán. Chắc chắn, Việt kiều về nước hay khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam không thể ăn cắp những cổ vật đó mang đi. Nhà Nước Việt Nam cấm xuất khẩu cổ vật, hải quan kiểm soát chặt chẽ… Một cái điếu ống là đồ dùng tư nhân, có thể để gọn trong hành lý cũng không ra lọt, huống hồ một pho tượng to lớn, cao cả thước, nặng trên 50kg, là thánh vật thờ cúng trong đền, chùa. Vậy mà các pho tượng cổ có niên tuế ba bốn trăm năm đã xuất hiện tại hải ngoại. Hỏi ra thì được biết các sở hữu chủ đã mua ở Việt Nam và được chuyên chở ra hải ngoại trong các containers lớn bằng đường hàng không hay hàng hải. Điều thứ nhất có thể thấy được trong việc tẩu tán cổ vật ra nước ngoài là phải có sự thông đồng, tiếp tay, ăn chia của chính quyền CSVN.

Trong các dịch vụ thương mại, CSVN thường nói đến “đầu vào”“đầu ra”. Đối với mọi sản phẩm thì đầu ra là thị trường, là người tiêu thụ, là “mức cầu” đối với sản phẩm đó. Chính “mức cầu” quyết định quy mô sản xuất và giá cả sản phẩm. Các cổ vật có thị trường riêng của nó. Thường thì cổ vật, càng lâu đời, càng đắt giá. Chỉ có những bảo tàng viện hoặc các tỷ phú mới có thể mua được. Các pho tượng trong đền chùa Việt Nam thường có niên đại vào thế kỷ 16, 17. Đã là cổ vật thì rất đắt tiền. Nhưng trên mặt tín ngưỡng thì quả là vô giá, vì nó gắn liền với lịch sử, vì nó còn đang tại vị trên bệ thờ và được hương khói, cúng lễ hằng ngày. Về mặt khách hàng thì các viện bảo tàng thường trả giá cao, nhưng đòi hỏi giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp, trong lúc những tư nhân chơi đồ cổ thì họ không cần. Về phí người bán, kẻ ăn trộm ở trong nước không biết giá trị thực sự của cổ vật và lại có nhu cầu tiêu thụ cho mau. Vì thế họ không đòi hỏi giá cao nên cũng vừa túi tiền người mua. Điều thứ nhì thấy được là số lượng khổng lồ cổ vật đã tứ tán trên toàn thế giới, không hy vọng thâu hồi lại. Nguy cơ Việt Nam mất đi những di sản văn hóa ngày càng trầm trọng. Còn đầu vào thì không thể nhập nguyên liệu để sản xuất cổ vật. Đối với CSVN đầu vào là ăn cắp.

Vụ tượng Phật bị trộm tại Bắc Giang xẩy ra như sau : Trong vòng 3 tuần của tháng 1 năm 2001 xảy ra hai vụ trộm, mất ba pho tượng: Di Lặc, A Nan và Ca Diếp bằng sơn son thiếp vàng (thế kỷ 17), nặng 30 kg; từ 3/ 6 đến 23/7/2003 mất liên tiếp 5 vụ, gồm 24 pho tượng. Tổng cộng 27 pho tượng cổ và các bộ sắc phong, bát bửu, hậu bành, câu đối, mâm son v.v… đã bị mất trộm. Dư luận trong giới thiện nam, tín nữ Phật Giáo rất bức xúc vì ai cũng thấy rõ có bàn tay của nhơ bẩn của bọn cán bộ chính quyền CSVN nhúng vào. Nhu cẩu của bọn tham quan ô lại CSVN là phải dập tắt dư luận bất lợi cho họ. Từ nhu cầu này, đã có sự cấu kết giữa các bộ phận chính quyền là công an (bộ công an), trại giam Kế (bộ công an), viện Kiểm Sát Nhân Dân (bộ tư pháp) để làm thế nào tạo ra cho được các “thủ phạm” không phải là chính quyền. Kết quả là vào năm 2003, công an Bắc Giang đã bắt 9 người trong đó có 4 nhà sư gồm Hòa Thượng Thích Đức Chính (tục danh Phan Hữu Hường sinh năm 1937); Đại Đức Thích Tâm Thương (tục danh Lê Văn Thương, sinh năm 1973); Đại Đức Thích Nguyên Kiên (tục danh Dương Văn Trung, sinh năm 1962) và chú tiểu Thích Đạo Sơn (tục danh Nguyễn Quý Đoan, sinh năm 1980) và 5 cư sĩ trong đó có một phụ nữ tên Nguyễn Thuý Lan, sinh năm 1951. Điền đáng chú ý là những người này không biết gì về vụ trộm tượng Phật. Để thực hiện âm mưu “tạo ra thủ phạm”, công an với sự toa rập của viện kiểm sát đã tra tấn các nạn nhân một cách hết sức man rợ để ép cung, bắt ký giấy nhận tội. Ngoại trừ bà Thúy Lan được tại ngoại, 8 nạn nhân còn lại đề bị cực hình. Riêng Hòa Thượng Thích Đức Chính, tuổi đã già, lại bị những trận đòn thù dã man nên đã tắt thở ngay trong trại tù. Họ đã không ngần ngại bịa đặt các tình tiết, dựng chuyện, trưng ra vật chứng giả để mang ra xét xử vào đầu năm 2006. Tòa án trò hề đã căn cứ trên những tài liệu điều tra của chính quyền để kết án. Toàn thể nạn nhân, trừ người đã chết đã kháng án. Sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại vì không đủ bằng chứng kết tội, nhà cầm quyền CS tỉnh Bắc Giang đã lại phải mở phiên toà mới vào ngày 20/6/2006. Sau gần 10 ngày xét xử, sáng ngày 28/6/2006 ngay từ rất sớm, khoảng từ 6 đến 7 giờ hàng nghìn người dân thuộc 2 tỉnh Hà Tây và Bắc Giang, cùng một số huyện lân cận đã kéo về rất đông trên các tuyến đường dẫn vào toà án của tỉnh đặt tại trung tâm thị xã Bắc Giang. Kết cục, với hồ sơ luận tội không vững vàng, với áp lực quần chúng, tòa án phải trả tự do cho tất cả các nạn nhân. Chỉ tiếc cho Hòa Thượng Thích Đức Chính đã bỏ mạng dưới trong phòng giam. Điều thứ ba nhìn thấy trong vụ án này là tình trạng chính quyền CSVN thao túng công lý, tòa án làm theo lệnh chính quyền “quy án, gán tội” một cách ngang ngược, CSVN đã chà đạp nhân quyền, bức hại Phật Giáo, tra tấn tù nhân là điều thế giới nghiêm cấm. Nếu cộng sản Hà Nội không mong đợi Hoa Kỳ cho được quy chế PNTR thì chưa chắc vụ án đã kết thúc như vừa kể.

Vấn đề hiện nay là phải làm rõ trắng đen. Ai là thủ phạm thật sự các vụ kiện ? Ai ra lệnh cho những tên công an ác ôn đánh đập, tra tấn dã ma tù nhân ? Thế giới cần biết rõ thực trạng không có công lý tại Việt Nam. Đảng CSVN phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tội ác trong vụ Tượng Phật Bắc Giang.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”