Những Suy Nghĩ Về Dân Chủ Đích Thực Cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 7 kb
Ks. Bạch Ngọc Dương.

Tôi là một người dân Việt Nam bình thường có nhiều quan tâm đến tiến trình dân chủ của Việt Nam, gần đây theo dõi trên diễn đàn BBC thấy có nhiều bạn trẻ hăng hái phát biểu ý kiến quan điểm về dân chủ, tôi cũng muốn đóng góp một vài ý kiến quan điểm chính kiến của mình.

Đây là lần đầu tiên tôi viết bài gửi cho diễn đàn BBC, bình thường thì tôi chia sẻ các quan điểm của mình trên các trang website của cộng đồng người Việt tự do tị nạn cộng sản tại Hải Ngoại, còn thì hơn 600 tờ báo giấy lẫn báo điện tử của nhà nước chắc là họ không dám cho đăng tải những quan điểm chính kiến của tôi.

JPEG - 57 kb

Tôi cũng không có ý định tranh luận với bạn nào cả, sau khi đọc bài viết của một số bạn như Lê Hoàn, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thắng, Lê Việt Hưng. Vì mỗi bạn đều cố gắng bảo vệ quan điểm của mình, các bài viết của những bạn có quan điểm ủng hộ thể chế độc đảng nói chung lý thuyết hơi dài dòng, liên miên, không có mục tiêu cụ thể, khiến người đọc khó nắm bắt ý các bạn muốn nói, và có ý làm loãng cuộc tranh luận, nếu cứ tranh luận như vậy thì cũng sẽ không đi đến đâu cả. Về phần tôi thì ủng hộ các quan điểm giống như của bạn Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Trang Nhung, Phong Vũ, Lê Minh Hưng, Hy Văn và không đồng tình với một số bạn có quan điểm giống như những gì thường được tuyên truyền trên các kênh của nhà nước. Một số bạn hiện đang du học tại các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nhưng vẫn giữ não trạng cũ ủng hộ thể chế độc đảng thì tôi thiết nghĩ các bạn nên khăn gói qua Cuba hay là Bắc Hàn học tập thì tốt hơn, ở đó phù hợp với các bạn hơn là các bạn đang học tập trong các quốc gia tự do dân chủ, đa đảng như nước Đức hay Hoa Kỳ, bởi vì tiền học phí của các bạn được trả bằng tiền đóng thuế của nhân dân (nếu các bạn du học bằng học bổng của nhà nước), còn nếu là du học tự túc thì quả là hơi lãng phí tiền bạc bố mẹ các bạn bỏ ra, và nhân dân thì muốn các bạn tiếp thu cái hay cái mới của thể chế tự do dân chủ, chứ không phải là giữ khư khư cái não trạng cũ không mang lại lợi ích gì cho người dân cả. Tôi thì muốn tập trung các vấn đề vào mục tiêu chính, đó là nền dân chủ đích thực cho Việt Nam.

Chúng ta là thế hệ trẻ đang sinh sống ở thời hiện tại, tôi cũng không phủ nhận những gì là quá khứ thuộc vào lịch sử và số phận của dân tộc Việt Nam, điều tôi muốn chia sẻ ở đây là những gì hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam, cái mà bất cứ người dân Việt Nam bình thường nhất cũng phải có quyền được hưởng như người dân của mọi quốc gia dân chủ văn minh khác trên thế giới, đó là dân chủ đích thực.

Để thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam tôi có đóng góp một số kiến nghị mạo muội như sau:

Trước hết cần phổ biến quảng bá rộng rãi trong toàn dân chúng Việt Nam các bản văn kiện của nhân loại như Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền 1948, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị 1966 mà nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết năm 1982, song song với đó là tuyên truyền về hai bản văn kiện kiệt tác của lịch sử nhân loại đó là Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 của Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Về Nhân Quyền Và Dân Quyền 1789 của Pháp, bởi vì Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 02/09/1945 của Việt Nam là thừa kế hai bản văn kiện tuyệt tác trên. Bổ biến quảng bá cho người dân học tập các điều về các quyền căn bản của con người trong Hiến Pháp 1992, ví dụ như điều 52-54,68,69 chẳng hạn. Vì hiến pháp là bộ luật cao nhất của quốc gia, cho nên mọi văn bản luật dưới hiến pháp thì đều phải phù hợp với hiến pháp, nếu các văn bản luật dưới hiến pháp mà không phù hợp với tinh thần cua hiến pháp thì coi như là vi hiến, không có tác dụng và cần phải được loại bỏ, điều 146 của hiến pháp 1992 đã nêu rõ điều đó. Ngay cả nội dung của hiến pháp cũng có thể sửa đổi đề phù hợp với tình hình thực tế và mong muốn của đa số nhân dân, những điều không phù hợp trong hiến pháp có thể cần được sửa đổi hay loại bỏ ví dụ như điều 4 hiến pháp, vì điều 4 hiến pháp Việt Nam là bản sao của điều 6 hiến pháp Liên Xô trước đây, và nay thì chính thể Liên Xô đã không còn tồn tại từ hơn 16 năm qua, đồng thời điều 4 đi ngược lại với tinh thần của các điều 2, 3 hiến pháp và các điều ước quốc tế. Việc quảng bá phổ biến cho toàn thể người dân học tập những văn kiện có tính chất quốc tế cũng như của quốc gia mà trong đó đề cao tôn trọng các quyền căn bản của con người như vậy sẽ giúp cho người dân hiểu biết rõ ràng về các quyền mà họ đáng được hưởng, giúp cho người dân thực hành được các quyền của họ, điều đó tốt hơn nhiều là việc hiện nay một số lãnh đạo nhà nước cưỡng ép toàn thể người dân phải học tập tư tưởng đã lỗi thời của một cá nhân nào đó. Bởi vì Thượng Đế là Đấng Sáng Tạo ra con người, mỗi người là một cá thể riêng biệt và được ban cho quyền tự do về tư tưởng, tự do trong suy nghĩ, mỗi người đều có tư tưởng riêng của mình, cho nên không có lý do gì lại bị phải ép buộc học tập theo tư tưởng của một ai đó, đó cũng là việc chống đề cao cá nhân, không nên thần tượng hay thần thánh hoá một cá nhân nào đó, vì tư duy của con người luôn thay đổi theo thời cuộc, có thể hôm nay là mới, những ngày mai thì đã trở nên cũ và lỗi thời, đã lỗi thời thì nên loại bỏ. Thêm vào đó nhà nước nên chọn ngày 10 tháng 12 hàng năm là ngày để tuyên dương vinh danh các giá trị nhân quyền, vì ngày 10/12/1948 là ngày mà Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền đã được toàn thể Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố trên phạm vi toàn thế giới.

JPEG - 8.5 kb

Đối với tôi thì tôi ủng hộ cho thể chế đa nguyên đa đảng, tôi ủng hộ bài viết “Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam” của luật sư tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người đang bị nhà nước cầm tù vì những hoạt động cổ vũ nhân quyền cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân và hàng chục người tranh đấu khác trong thời gian vừa qua. Trong quan niệm của tôi, đảng không phải là cái gì to tát cả, đảng phái chỉ là tập hợp ý chí gắn liền với quyền lợi của một nhóm nhỏ người trong xã hội, do vậy ý chí đó không thể hiện đại diện cho ý chí của toàn dân được. Việc có nhiều đảng phái sẽ có lợi nhiều hơn cho người dân, vì một đảng không thể đại diện cho hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội được, có nhiều đảng phái sẽ đem lại nhiều công bằng hơn cho mọi tầng lớp người dân, mỗi đảng sẽ đại diện cho một nhóm quyền lợi nào đó trong xã hội, người dân sẽ có quyền lựa chọn nhiều hơn xem ai là người xứng đáng nhất đại diện cho quyền lợi của họ. Việc đa đảng phái chính trị cũng là sự cạnh tranh lành mạnh trong chính trị, tương tự như việc cạnh tranh giữa nhiều công ty thương mại trong thương trường kinh tế, thực tế điều đó mang lại nhiều lợi ích cho người dân thông qua việc cạnh tranh giữa các công ty thương mại, người sử dụng có quyền lựa chọn sản phẩm nào là tốt nhất cho họ và với giá cả hợp lý nhất, chúng ta hãy thử hình dung xem sự thể sẽ ra sao nếu chỉ có duy nhất một công ty thương mại cung cấp duy nhất một sản phẩm với chất lượng tồi, nhưng lại bán với giá cắt cổ, và người tiêu dùng thì không có sự lựa chọn nào khác, trong chính trị thì hình ảnh cũng sẽ tương tự như vậy. Với lý lẽ giản đơn như vậy sẽ bác bỏ các quan điểm cho rằng đa đảng sẽ gây loạn, bởi vì trên thế giới có hơn 200 quốc gia thì đã có tới 196 quốc gia lựa chọn thể chế chính trị đa đảng cho đất nước của mình.

Đã là thể chế đa đảng, thì đó là vũ trường chính trị có cạnh tranh công bằng lành mạnh cho mọi đảng phái dưới sự giám sát của người dân qua việc bỏ phiếu bầu cử tự do. Và cần phải tách các cơ quan quyền lực sao cho độc lập với nhau để có sự giám sát lẫn nhau đó là hệ thống tam quyền phân lập, nhánh lập pháp (Quốc Hội), nhánh hành pháp (Chính Phủ) và nhánh Tư Pháp (Tòa Án) đương nhiên nhánh Tư Pháp cũng là phi chính trị không thuộc bất cứ đảng phái nào cả, để không bị chồng chéo, và bị điều khiển bởi một thế lực nào đó. Một đặc điểm quan trọng nữa của thể chế dân chủ đó là các lực lượng vũ trang như quân đội, cảnh sát phải là những lực lượng phi đảng phái chính trị, quân đội trung thành với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sự xâm nhập của ngoại bang, cảnh sát thì có nhiệm vụ đảm bảo trật tự an ninh xã hội, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, đã là phi đảng phái chính trị thì hai lực lượng quân đội và công an là trung lập và không cần phải trung thành với bất cứ một đảng phái nào cả, bởi vì đảng phái chỉ là một thực thể tồn tại một cách giới hạn, có thể hôm nay cái đảng đó còn tồn tại, nhưng ngày mai đảng phái đó giải tán (trường hợp của đảng Người Thái Yêu Người Thái của ông cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra bên Thái Lan), nhưng quốc gia thì trường tồn, cho nên quân đội và cảnh sát cần phải trung thành phục vụ quốc gia của mình, quân đội và công an chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép, quân đội và cảnh sát cũng từ nhân dân mà ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống, còn người dân thì được phép làm những gì mà luật pháp không cấm. Trong thể chế dân chủ thì mọi đảng phái, chính phủ đều phải nằm dưới luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và các quyền của người dân được hệ thống tư pháp độc lập bảo vệ. Trong một hệ thống dân chủ, nếu nhân dân không hài lòng về các nhà lãnh đạo, họ có quyền tự do tổ chức và thay đổi một cách hòa bình, hoặc bỏ phiếu bãi nhiệm các nhà lãnh đạo đó vào thời điểm ấn định các cuộc bầu cử.

Cần đảm bảo tự do sinh hoạt tôn giáo cho người dân bằng cách tách chính quyền và nhà thờ là hai thực thể riêng rẽ, chính quyền hay nhà nước không nên xía vào hay gây ảnh hưởng của mình trong các hoạt động tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân.

JPEG - 7.1 kb

Cũng như vậy, trong thể chế dân chủ, là nền kinh tế thương mại tự do hay còn gọi là nền kinh tế thị trường, ở đó nhà nước chỉ ban hành các chính sách vĩ mô kinh tế và không can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế, hạn chế kinh tế quốc doanh, và mở rộng kinh tế tư nhân. Ở Việt Nam hiện nay thì chưa được như vậy, vì nhà nước vẫn thường nhúng tay điều hành khá sâu vào tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kinh tế quốc doanh là chủ đạo, kinh tế tư nhân chưa được phát triển đúng tầm của nó. Nói tóm lại nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn hình thái kinh tế tập chung chỉ huy từ trên xuống dưới, ví dụ như chính phủ chỉ đạo cho các công ty quốc doanh phải kinh doanh thế nào đó để đạt được tốc độ tăng trưởng là 8% trở lên. Nền kinh tế thị trường tự do thì không phải như vậy, mọi tăng trưởng của nền kinh tế thị trường đều phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Nhà nước vẫn thường hân hoan công bố tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là trên 8%, tuy nhiên con số này cũng chẳng có nghĩa lý gì khi tốc độ lạm phát cũng tương đương như vậy, giá cả hàng hoá sinh hoạt tăng tới 7,5%, nhập siêu đạt mức kỷ lục trên 6 tỷ USD, tốc độ tăng dân số chóng mặt (mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu dân), rồi các nạn ô nhiễm môi trường tràn lan, tình trạng an toàn giao thông tồi tệ (theo số thống kê được Bộ Giao Thông Vận Tải loan báo, ở Việt Nam hiện nay trung bình mỗi ngày có 35 người chết, gần 70 người bị thương vì tai nạn giao thông)…nhà nước cần phải có chính sách kiểm soát tốc độ tăng dân số một cách hiệu quả, không để tình trạng tăng dân số tràn lan như trong thời gian vừa qua (cán bộ đảng viên đẻ con thứ 3 tăng đột biến trên 38 tỉnh thành trong cả nước), nếu không thì thành quả tăng trưởng kinh tế trên 8% sẽ là con số không, nó giống như việc nhà nghèo đông con, nhưng vẫn đẻ thêm con nữa thì còn tệ hơn, mật độ dân số hiện tại của Việt Nam là gấp 6 lần so với tiêu chuẩn quốc tế và như vậy thì mức sống của người dân sẽ bị tụt hạng chứ không thể nâng cao mức sống người dân hơn được.

Cần phải có tự do báo chí, báo chí, đài phát thanh, truyền hình tư nhân phải được phép thành lập, như vậy thì mới đảm bảo được quyền tự do ngôn luận của người dân, người dân có quyền được tiếp cận với thông tin đa chiều chứ không phải là thông tin một chiều như hiện nay. Hành vi của ai đó nói rằng không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức thì đó là một tuyên bố vi hiến, và người dân cũng không ủng hộ tuyên bố vi hiến này. Ngày 16/10/2007 vừa qua Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) xếp hạng quyền tự do báo chí thì hiện Việt Nam nằm ở vị trí 162 trên 169 nước được khảo sát. Việt Nam đứng vị trí 145/167 nước được khảo sát về tình hình dân chủ bởi một cơ quan điều tra kinh tế độc lập có tên là Economist Intelligence Unit có trụ sở chính đặt tại London và hơn 40 văn phòng đại diện ở khắp nơi.

Vấn đề chống tham nhũng, nhà nước có luật chống tham nhũng, thế nhưng lại phân công người cầm đầu bộ máy chống tham nhũng là chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh thì không có tác dụng gì, bởi vì ông chủ tịch đó là người có quyền lực nhất và ở vị trí đó ông ta cũng dễ dàng tham nhũng nhất, việc chống tham nhũng như vậy là phản tác dụng, thậm chí là có hiệu ứng ngược làm cho hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, với cách thức chống tham nhũng như vậy thì chỉ như một thứ thuốc trị bệnh ngoài da trên một cơ thể đầy ung nhọt của căn bệnh tham nhũng thâm căn cố đế, và sẽ không bao giờ chống được tham nhũng nếu không có một thể chế dân chủ thực sự. Việc nhà nước đưa ra xét xử một vài vụ tham nhũng chỉ là cách thức làm xoa dịu những bức xúc đòi hỏi của người dân, còn phần chìm của tảng băng tham nhũng thì không thể giải quyết nổi vì đó là lỗi của cả một hệ thống, cơ chế tạo ra tham nhũng và bao che tham nhũng. Năm nay chỉ số xếp hạng về nhận thức tham nhũng CPI của Tổ chức Minh Bạch quốc tế thì Việt Nam ở vị trí 123 trên 180 quốc gia được khảo sát trong năm 2007.

JPEG - 90.4 kb
Ài Nam Quan.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia, Việt Nam chúng ta thường xuyên gặp rắc rối với “anh bạn” phương Bắc đã chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 nay lại đang nhăm nhe muốn thôn tính nốt quần đảo Trường Sa của đất nước Việt Nam, anh bạn “môi hở răng lạnh” này luôn có những hành vi quá đà bằng cách cho hải quân nổ súng vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khiến họ bị thiệt mạng một cách oan ức, đồng thời anh bạn luôn có thói quen chèn ép các nước nhỏ xung quanh này còn tiến hành các hoạt động du lịch trên hai quần đảo mà thực tế là không thuộc về họ. Nhà nước có lên tiếng phản đối nhưng còn rất yếu ớt trước anh bạn phương bắc vừa to lớn vừa đồng sàng dị mộng, theo dõi các bản tin thời tiết sau chương trình thời sự VTV của kênh truyền hình nhà nước không thấy nói hay đề cập gì đến thời tiết của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gì cả, coi bộ như hai quần đảo đó không phải là thuộc lãnh thổ của quốc gia Việt Nam, mà thay vào đó là quảng cáo của hãng Prime (với khẩu hiệu Mang lại giá trị cuộc sống) nào đó, nếu bạn nào không tin thì cứ việc bật TiVi lên theo dõi cuối chương trình thời sự trên kênh VTV của nhà nước lúc 7 giờ tối hàng ngày, sẽ tiếp đến mục dự báo thời tiết xem sự thể có đúng như vậy không. Nhà nước thì như vậy, nhưng người dân thì sao, không thấy người dân thể hiện thái độ của mình về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nếu người dân Việt Nam ngày nay thực sự yêu đất nước của mình, thì có thể bày tỏ thái độ của mình bằng cách biểu tình ôn hoà phản đối những hành động quá đáng của quốc gia phương bắc, ít nhất là cũng bày tỏ thái độ phản đối họ đã cho tàu hải quân nổ súng vào những ngư dân lao động trên biển, là đồng bào của mình, nhưng hầu như không thấy ai quan tâm về vấn đề này, chắc người dân còn đang mải mê kiếm tiền chăng??? Người dân Việt nam ở bất cứ đâu trong hay ngoài nước không phân biệt đều hoàn toàn có quyền đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề trọng đại của quốc gia.

Hiện nay Việt Nam vẫn là một quốc gia nhược tiểu, và nếu Việt Nam muốn thoát khỏi là một quốc gia nhược tiểu thì cần thiết tiến hành làm những việc có thể gọi là những đề xuất sau đây:

- Về vấn đề ngôn ngữ, để hội nhập nhanh với thế giới, chúng ta nên chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp ở nơi công sở, trường học, tiếng Việt sử dụng ở nhà, hoặc có thể sử dụng song song cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các nước xung quanh Việt Nam đã làm điều đó từ lâu và rất thành công trong việc phát triển kinh tế thương mại, bởi vì tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ của businessmen, các nước đó là Singapore, Malaysia, HongKong, Philippines…ở các nước này họ đều sử dùng cùng một lúc ít nhất là hai ngôn ngữ, và ngôn ngữ chính giao tiếp văn phòng là tiếng Anh và đều là những nước phát triển hơn Việt Nam với khoảng cách rất xa.

- Vấn đề giáo dục, cần phải áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến của các nước tiên tiến nhất trên thế giới thì mới có thể đuổi bắt theo họ được, bãi bỏ cách giáo dục theo kiểu áp đặt, nhồi nhét những môn học vô bổ, không có tác dụng gì đối với sinh viên như các môn tư tưởng này nọ… tăng cường khuyến khích càng nhiều người du học càng tốt để tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại đem về phục vụ cho quốc gia dân tộc.

- Cần phải tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo cơ khí, Việt Nam hiện vẫn là nước nông nghiệp, và với tốc độ phát triển công nghiệp của Việt Nam như hiện nay thì phát biểu của ai đó cho rằng đến năm 2020 Việt Nam sẽ hoàn thành công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyện viển vông, viễn tưởng, bởi vì các quốc gia phát triển tiên tiến hiện nay trên thế giới họ đã phải mất hàng trăm năm dưới thể chế tự do dân chủ như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…những nước này đều có các hãng công nghiệp chế tạo sản phẩm cơ khí hàng đầu nổi tiếng toàn cầu và xuất khẩu những mặt hàng kỹ thuật cao, hàng hoá của họ có mặt ở khắp nơi trên thế giới, còn Việt Nam hiện nay đang ở vị trí xuất khẩu lao động phổ thông tay chân là chủ yếu, với hàng trăm ngàn người Việt Nam hiện đang làm thuê cho các nước phát triển xung quanh.

- Cần xây dựng thể chế tự do dân chủ và từ bỏ mô hình xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản, vì hai thứ chủ nghĩa này đã lỗi thời trên toàn thế giới, thế giới có trên 200 quốc gia thì hiện chỉ còn một vài quốc gia đi theo chủ nghĩa này như Việt Nam (GDP 60,8 tỷ USD/dân số 84 triệu người), Cu Ba, Bắc Hàn, Lào (GDP chỉ có 3,4 tỷ USD/dân số 5,63 triệu người), Myanmar (GDP chỉ có 13 tỷ USD/dân số 54 triệu người) và đều là những quốc gia nghèo, kém, chậm phát triển. Nhiều quốc gia trên thế giới đã dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản từ hơn 16 năm qua và hiện là những quốc gia phát triển như Balan (GDP 338,7 tỷ USD), Romania (GDP 121,6 tỷ USD), Hungary (GDP 112,89 tỷ USD), Czech Repblic (GDP 141,8 tỷ USD)…Còn những nước không cộng sản xung quanh Việt Nam như Singapore (GDP 132,15 tỷ USD/dân số 4,68 triệu người), Malaysia (GDP 148,94 tỷ USD/dân số 26,2 triệu người), Thailand (GDP 206,24 tỷ USD/dân số 65,4 triệu người), Hàn Quốc (GDP 888 tỷ USD/dân số 48,42 triệu người), Indonesia (GDP 364,45 tỷ USD/dân số 241,93 triệu người), Philippines (GDP 116,93 tỷ USD/dân số 87,8 triệu người), Taiwan (GDP 355,7 tỷ USD/dân số 23 triệu người), Nhật Bản (GDP 4340 tỷ USD/dân số 127,43 triệu người)…Hiện Việt Nam vay nợ nước ngoài hơn 20 tỷ USD. GDP tính theo đầu người của Việt Nam hiện còn thấp khoảng 700 USD, trong khi đó Nhật Bản là trên 35000 USD.

- Cần loại bỏ chế độ hộ khẩu gây nhiều thủ tục rắc rối phiền nhiễu cho người dân, bởi vì có ít nhất hai vị công tác trong ngành luật nói rằng chế độ quản lý hộ khẩu là vi hiến, hai vị tương đối dũng cảm đó là cựu bộ trưởng tư pháp tiến sỹ luật Nguyễn Đình Lộc và luật sư Nguyễn Trọng Tỵ làm việc ở Đoàn luật sư Hà Nội (đây chính là cơ quan theo lệnh của nhà nước tước thẻ hành nghề luật sư của hai luật sư hoạt động dân chủ nhân quyền là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân). Trả lại quyền tự do cư trú, tự do đi lại cho người dân theo như quy định trong hiến pháp.

- Trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân, có nghĩa là đề cao công bằng trong xã hội để tránh người dân bức xúc khiếu kiện chính quyền đòi đất đai tài sản tư hữu của họ.

Tôi có vài ý kiến đóng góp chia sẻ như vậy, các vấn đề quốc gia đại sự không thể trình bày trong một vài trang giấy, nên tôi xin tạm dừng chia sẻ ở đây, chỉ muốn nêu một vài ý kiến mong muốn chủ quan về tiến trình dân chủ ở Việt Nam ngõ hầu mong muốn đất nước và dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nhược tiểu để có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Xin cám ơn các bạn độc giả gần xa cùng quan tâm. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ, học tập và công tác tốt và có nhiều đóng góp hơn nữa cho nền dân chủ đích thực choViệt Nam.

Bạch Ngọc Dương.
October 20th, 2007.
Thư phản hồi xin gửi về địa chỉ: thanhniendanchuvn@gmail.com

****

Chú thích: các số liệu trong bài viết được tham khảo từ các link dưới đây:
1.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pro… 2006/12/vietnamtoday_week49_2006_baochi.shtml
2.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/for… 2006/04/060425_quyenlapdang.shtml
3.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/reg… 2005/05/050511_residencerules.shtml
4.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vie… 2006/03/060307_sohokhau.shtml
5.http://www.rfa.org/vietnamese/in_de… Vietnam_Corruption_Perceptions_Index_2007_TMi/
6.http://www.transparency.org/policy_… surveys_indices/cpi/2007
7.http://www3.vietnamnet.vn/chinhtri/ 2007/08/726147/
8.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vie… 2007/07/070710_vnpopulation_issues.shtml
9.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vie… 2007/07/070719_stimes_spratlys.shtml
10.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vie… 2007/08/070817_spratlys_tourism.shtml
11.http://www.voanews.com/ vietnamese/2007-07-19-voa15.cfm
12.http://www.rfa.org/vietnamese/ tintuc/2004/07/07/140410/
13.http://www.rfa.org/vietnamese/tintu… vietnam_population/
14.http://www.rfa.org/vietnamese/tintuc/ vietnam/2005/09/20/Vietnam_Popuation/
15.http://www.rfa.org/vietmese/in_dept… VNPopulationDnsityHigh_GMinh/
16.http://en.wikipedia.org/wiki/ List_of_countries_by_GDP_(nominal)
17.http://www.rsf.org/ article.php3?id_article=20801
18.http://www.rsf.org/ article.php3?id_article=24025
19.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/reg… 2007/05/070530_thaksin_banned.shtml
20.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/reg… 2007/05/070530_thai_politicalruling.shtml
21.http://www.rfa.org/vietnamese/in_de… CombatingInflationInVietnam_NXNghiaKhanh/
22.http://www.rfa.org/vietnamese/in_de… IsItPossibleToStopCatastropheOnTrafficAccidents_DHieu/
23.http://www.rfa.org/vietnamese/tintu… Vietnam_headed_for_record_trade_deficit/
24.http://www.rfa.org/vietnamese/in_de… EIUWorldwideDemocracyIndex2006_TMi/
25.http://www.rfa.org/vietnamese/in_de… VietnamRanks145DemocracyIndex_DHieu/
26.http://www.economist.com/media/pdf/ DEMOCRACY_INDEX_2007_v3.pdf
27.http://www.doi-thoai.com/baimoi0907…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…