Những việc rất nhỏ mang những ý nghĩa rất to

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ giữa tháng 3 đến nay đã liên tục có những sự kiện nho nhỏ diễn ra ở nhiều nơi. Đó là sự xuất hiện của 6 chữ HS.TS.VN (viết tắt cho hàng chữ “Hoàng Sa – Tường Sa là của Việt Nam) đó đây trên cả nước. Theo những bài viết ngắn được gửi đến một số diễn đàn, rồi được phổ biến rộng rãi sau đó, thì đây là những “việc làm nhỏ” của chính những tác gỉả bài viết. Họ đã tự động viết lên những dòng 6 chữ đó bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn và bất cứ tại đâu có thể được; trong mục tiêu vừa thể hiện được lòng yêu nước trong tầm tay của mình, vừa khéo léo tránh được những bàn tay bạo hành. Hiển nhiên, đây đúng là những việc nho nhỏ, nhưng với lòng yêu nước và sự quyết tâm sẵn có của người Việt Nam, đặc biệt là giới thanh niên sinh viên, thì với kết quả tổng hợp của những hành động nhỏ và đồng loạt như vậy ở nhiều nơi chắc chắn sẽ là sự “góp gió thành bão”.

Trước khi đi thêm vào “những việc làm nhỏ này”, cũng nên sơ lược lại bối cảnh để dẫn đến những việc làm đó.

Căn cứ vào sự tán thành của nhà nước cộng sản Việt Nam đối với tuyên bố của Trung Cộng về chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được thể hiện qua công hàm năm 1958 của cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng, Trung Cộng đã dần dà lấn chiếm hai quần đảo này của Việt Nam, rồi làm chủ cả Đông Hải, ngang nhiên gây ra nhiều tội ác đối với ngư dân Việt Nam, mà nhà nước cộng sản Việt Nam không dám làm gì, ngoài việc phản đối chiếu lệ và bịt miệng gia đình các nạn nhân. Không những thế, nhà cầm quyền Hà Nội còn quyết liệt ra tay trấn áp bất cứ ai dám đứng lên phản đối sự xâm lược trắng trợn này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam Trên Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, vào cuối năm 2007, khi Trung Cộng lập ra đơn vị hành chánh Tam Sa để quản lý hai quần đảo trên của Việt Nam, lần đầu tiên đã có những cuộc biểu tình yêu nước tự phát của đồng bào, đặc biệt là của thanh niên sinh viên Việt Nam, nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên những hải đảo của cha ông Việt Nam để lại. Những cuộc biểu tình này đã bị nhà nước Cộng sản Việt Nam bóp chết ngay từ trong trứng nước. Lòng yêu nước bị cấm đoán, không thể xuống đường để thể hiện thứ tình cảm thiêng liêng đó, người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình trên mạng, rồi biểu tình trên mạng… Thể hiện lòng yêu nước bỗng nhiên trở thành một trọng tội đối với nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Những nhà dân chủ treo biểu ngữ yêu nước, thậm chí phản đối Trung Cộng tại nhà riêng của mình, cũng đều lần lượt bị bắt giữ và đưa ra xử ở những phiên toà trí trá, với những tội danh nguỵ tạo, và rồi bị giam cầm nặng nề.

Ở đây không cần phải bàn thêm về những hành động vừa nêu của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vì tự những hành động đó đã nói lên tất cả. Nhưng về phía nhân dân thì với dòng máu yêu nước trong huyết quản, người dân Việt Nam không thể cam tâm ngồi nhìn từng mảnh đất da thịt của tổ quốc bị những kẻ cầm quyền dâng nhượng dần cho ngoại bang. Vấn đề là, khi lòng yêu nước đã trở thành một trọng tội đối với nhà cầm quyền, dân chúng phải tìm ra những cách thức nào để vừa thể hiện được lòng yêu nước nung nấu, vừa qua mặt được những kẻ chuyên “hèn với giặc – ác với dân”.

Người Việt Nam có câu “Cái khó nó bó cái khôn”, nhưng trong trường hợp này, với sự sáng tạo của người Việt, câu vừa kể đã trở thành “Cái khó nó LÓ cái khôn”. Có những cách làm tương đối khó khăn, công phu và cần đến sự yểm trợ của nhiều người, như căng bạt hay làm khẩu hiệu lưu động với những chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của VN”, phát mũ áo với 6 chữ HS.TS.VN, dán truyền đơn, v.v. Nhưng “cái khôn” đã thúc đẩy người dân Việt sáng tạo ra những cách thức dễ dàng, đơn giản hơn, và ai cũng có thể tự làm được một cách nhanh chóng ngay chung quanh mình. Đó là viết 6 chữ tắt HS.TS.VN ở bất cứ nơi nào viết được, bằng bất cứ phương tiện gì có được. Sự sáng tạo này, đã và đang khởi phát một phong trào thể hiện lòng yêu nước một cách rộng lớn mà nhà cầm quyền Hà Nội khó lòng ngăn chặn được.

Thực vậy, việc viết 6 chữ như vừa nêu, hoặc viết cả câu “Hoàng Sa Trường Sa là của VN”

• bằng sơn xịt, bằng than, bằng phấn, bằng bút,…

• trên tường, trên cây, trên cột đèn, trên ghế đá công viên, trên bảng hiệu, trên vỉa hè, trên trạm xe buýt, trên mọi loại xe buýt – xe lửa – xe đò, trên bàn học, trên sách báo thư viện,…

• tại ký túc xá sinh viên, tại sở thú, tại các vườn hoa, tại xí nghiệp, …..

Việc thực hiện rất nhanh, trong khi việc tìm, che, và xóa của kẻ cầm quyền lại rất khó khi những hàng chữ này xuất hiện khắp nơi. Bằng chứng là chỉ cần một ít phút cúp điện ngắn ngủi, những chữ đó đã được viết lên ở ngay giữa thành phố Vinh, rồi vài ngày sau đã lan ra nhiều chỗ ở Sài Gòn, Hóc Môn, Vĩnh Long, Hà Nội, v.v… Có thể còn nhiều nơi khác như vậy mà người ta chưa được biết tới. Trong những ngày trước mặt, có nhiều xác xuất là sẽ còn nhiều sáng kiến giản dị và độc đáo hơn nữa để chuyên chở 6 chữ thân thương này. Dĩ nhiên không loại trừ loại nhắn tin SMS trên điện thoại, sáng tác nhạc, thơ vè, ca dao ngắn gọn, dễ nhớ để truyền khẩu, cũng như sự nhập cuộc của các cơ quan truyền thông ngoài luồng …

Có thể nói đây là một nỗ lực điển hình cho tiến trình đấu tranh bất bạo động. Đó là chính quần chúng phát huy sáng kiến, và liên tục cải tiến, sáng tạo thêm phương thức trong lúc lan truyền để công việc càng lúc càng vừa tầm tay cho mọi người tham gia thực hiện. Và khi số lượng người tham gia đủ đông thì chế độ độc tài không còn cách gì ngăn chận được nữa.

Và sau hết, bằng những hành động nhỏ này, chúng ta không chỉ đang tham gia một hình thức biểu tình toàn quốc mà còn gởi được một thông điệp hỗ trợ tinh thần thật nồng ấm và ý nghĩa đến các nhà dân chủ đang bị giam cầm – những người đã khẳng khái đi đầu trong việc biểu lộ lòng yêu nước chung của dân tộc. Trong tăm tối của ngục tù, họ sẽ vô cùng cảm kích khi biết rằng đại khối quần chúng, tuỳ theo vị trí và điều kiện của mỗi người, đang chia xẻ gánh nặng đấu tranh với họ. Và họ cũng sẽ sung sướng khi được biết quần chúng đã có cách vượt qua đầu guồng máy bạo lực của thiểu số bán nước đang cầm quyền hiện nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”