Nỗi Buồn Thể Thao Việt Nam…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 22.3 kb
40 ngàn khán giả xem trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia

Đêm 11/12/2004 vừa qua, tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội 12km về hướng Tây-Bắc), với sức chứa 40 ngàn khán giả ngồi chật kín, cùng với hàng triệu con tim và ánh mắt người dân hâm mộ xem qua truyền hình, đã diễn ra một trận cầu “quyết tử” giữa hai đội tuyển bóng đá Việt Nam và Indonesia trong trận đấu vòng loại của giải Tiger Cup. Nhưng đây cũng là những khoảnh khắc “lịch sử” để gần như cả nước phải chứng kiến tận mắt một sự thất bại nặng nề, não nùng, đau đớn, tủi hổ, và… với nhiều tính từ “nặng nề” khác mà giới hâm mộ bóng đá Việt Nam đã diễn tả về trận “thua đau” này. Và với kết quả tỷ số thua đậm 0-3 này, cánh cửa vào vòng bán kết của đội tuyển Việt Nam coi như đã đóng sập. Một thành tích đen tối nhất trong lịch sử tham gia Tiger Cup của đội tuyển Việt Nam kể từ kỳ Tiger Cup đầu tiên vào năm 1996 đến nay!

JPEG - 27.8 kb
Nỗi buồn của các cầu thủ Việt Nam sau trận thua 0-3 trước Indonesia.

Hàng loạt những tờ báo trong nước đưa lên trang nhất những dòng tít lớn như: “Hổ thẹn”, “Thảm hại”, “Nỗi đau và trách nhiệm”, “Ai đã làm đội tuyển ra nông nỗi này?”.v.v… Nói về các tuyển thủ Việt Nam sau trận thua đau đớn này, một tờ báo trong nước viết: “…Thảm bại 0-3 trước Indonesia khiến cả đội tuyển lẫn người hâm mộ bàng hoàng. Một không khí ’tang tóc’ bao trùm lên đội tuyển Việt Nam ngay sau thất bại trước Indonesia. Đội trưởng Huỳnh Đức ôm đầu gục mặt, nước mắt lưng tròng. Thủ môn Minh Quang khóc nức nở. Bảo Khanh nghẹn ngào thốt lên: ’Cuộc đời tôi chưa từng trải qua giây phút kinh khủng như vậy’. Trường Giang, Công Vinh khóe mắt đỏ hoe…”

Còn các tuyển thủ khác trong đội Việt Nam thì nói gì?

“…Huấn Luyện Viên Edson Tavares (người Brazil) không tin tưởng cầu thủ. Bên cạnh đó, từ ngày tập trung hôm 24/7/2004 đến nay, cả đội gần như chỉ có hai bài tập là thể lực và đá chồng biên. Không có các miếng phối hợp đánh trung lộ hay bất kỳ bài tập chiến thuật nào khác…”

“Không hiểu sao tại Tiger Cup kỳ này VFF (Vietnam Football Federation, tức Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam) lại quản lý chúng tôi như những tội phạm. Chúng tôi bị thu giữ điện thoại, bị cấm ra khỏi cửa khách sạn, người thân đến nhận vé xem bóng đá cũng phải đi ba, bốn người xuống…, trong khi đồng nghiệp ở các nước khác lại tự do thoải mái. Sự căng thẳng đã tạo nhiều áp lực cho cầu thủ”.

Từ những yếu kém trong việc quản lý nền bóng đá Việt Nam…

Tội nghiệp cho các tuyển thủ! Buồn cho bóng đá Việt Nam! Nhưng chưa hết, giới hâm mộ bóng đá, giới truyền thông cũng muốn vạch trần ra hết những sai lầm trong bóng đá Việt Nam, từ những quan chức có trách nhiệm cao nhất trong Ủy Ban Thể Dục Thể Thao (UBTDTT, ngang hàng cấp Bộ trong Chính phủ), Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam (LĐBĐVN), Ban Huấn Luyện Đội Tuyển Quốc Gia, Huấn Luyện Viên đội tuyển quốc gia cho đến vấn đề tâm lý của các cầu thủ Việt Nam.v.v… Thế nhưng trong lúc này các nhân sự liên hệ được kể trên hoặc là đổ lỗi cho nhau hoặc là im lặng cho qua…phà. Huấn luyện viên Nguyễn Văn Vinh của Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố trước báo chí: “Sự yếu kém của ông Huấn luyện viên Tavares là một hiện tượng, hàng loạt sai sót của một số tuyển thủ là hiện tượng tiếp theo; nhưng bản chất của vấn đề, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại, theo tôi, nằm ở VFF”.

JPEG - 18.5 kb
Huấn Luyện Viên Edson Tavares

Tưởng cũng nên nhắc lại là theo hợp đồng ký kết 1 năm giữa LĐBĐVN với huấn luyện viên ngoại Tavares, lương mỗi tháng cho ông này là khoảng 9 ngàn Mỹ kim, chưa kể những khoản chi phí ăn ở, đi lại của ông ta, cùng với một khoản lương vài ngàn Mỹ kim/tháng của một chuyên gia thể lực tên là Birowisc (người Bồ Đào Nha) trong cùng ê-kíp huấn luyện. Sau khoảng nửa năm làm việc, và ngay sau trận thua đau vừa rồi trước đội Indonesia, cả hai ông Tavares và Birowisc đã “âm thầm” rút lui vào ngày 12/12/2004. Thế là gần 100 ngàn Mỹ kim chi phí (cho 2 ông này) của LĐBĐVN coi như “đi đứt”; các cầu thủ Việt Nam không những chẳng học được gì nhiều từ vị huấn luyện viên Tavares này mà tinh thần và tâm lý thi đấu thì bị khủng hoảng trầm trọng.

Lý do mà LĐBĐVN và Ban Huấn Luyện bắt buộc đội tuyển phải tập trung dài hạn (gần 6 tháng trời xa nhà) để chuẩn bị cho giải đấu Tiger Cup lần này được giới hâm mộ và chuyên gia xem là sai lầm vì quá lâu, thay vì trung bình chỉ cần 1-2 tuần như những nước khác. Điều này cộng với những nội quy khắc khe do LĐBĐVN áp dụng, như việc có thêm một nhân viên (công an) an ninh luôn kè kè bên cạnh để theo dõi từng sinh hoạt hàng ngày của mỗi cầu thủ, và sức ép từ LĐBĐVN yêu cầu đội tuyển phải vào được vòng chung kết.v.v… tất cả đã dẫn đến tình trạng tâm lý ức chế, mất ổn định, căng thẳng và “vô cùng stress” cho hầu hết các cầu thủ Việt Nam, đặc biệt là trước và trong những trận cầu mang tính quyết định.

Nguyễn Trần, một người hâm mộ bóng đá đang sống tại Việt Nam đã bức xúc gởi thư góp ý được đăng ngày 13/12/2004 trên trang Tuổi Trẻ Online như sau: “Chúng ta đã thua. Thua toàn diện trong một cuộc chơi vốn mang tính chất của một trận chiến đầy cảm xúc của một trận đấu bóng đá. Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam thua đậm như thế trên sân nhà trước một đối thủ trong khu vực. Chưa bao giờ người hâm mộ buồn và rơi nước mắt như sau trận đấu với đội tuyển Indonesia. Người hâm mộ Việt Nam đã nhiều lần buồn, nhiều lần rơi nước mắt trên khán đài, trước màn hình tivi. Nhưng đó là nỗi buồn của sự tiếc nuối, là nước mắt của sự tiếc nuối. Buồn, khóc nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó, đội tuyển chúng ta sẽ đoạt cúp vàng (dù chỉ là chiếc cúp vô địch của giải vô địch ở khu vực trũng của bóng đá thế giới). Và, hôm nay, người hâm mộ nước nhà lại khóc, lại buồn. Vì thất vọng và chán nản. Lòng kiên nhẫn cho sự chờ đợi phải chăng đã không còn nữa? Thắng, thua trong thể thao là chuyện thường tình. Cách thắng, cách thua mới là điều đáng bận tâm. Theo lẽ đó, sự thất vọng của người hâm mộ đối với đội tuyển cũng là dễ hiểu…Vậy nên, trận thua Indonesia (và có thể là Tiger Cup lần này) là cần thiết để chúng ta nhìn ra những yếu kém của đội tuyển quốc gia cũng như cung cách quản lý, điều hành nền bóng đá nước nhà của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.”

…Đến những sai phạm trong khâu xây dựng cơ sở vật chất và chương trình phát triển thể thao Việt Nam…

Về các công trình, cơ sở vật chất được xây dựng để phục vụ cho kỳ Sea Games 22 (2003), Chánh thanh tra thành phố Hà Nội đã tiết lộ vào ngày 9/12/2004 rằng: “Trong 5 dự án thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện thất thoát 2,9 tỷ đồng (gần 200 ngàn Mỹ kim). Nguyên nhân thất thoát là chủ đầu tư buông lỏng quản lý, thi công bớt xén, đội ngũ tư vấn, giám sát không hoàn thành trách nhiệm.”

JPEG - 23.2 kb
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Về sân vận động (SVĐ) Mỹ Đình (lớn nhất Việt Nam), theo kết quả của Thanh tra chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), 17/18 triệu Mỹ kim giá trị thiết bị sử dụng của công trình đã bị thay đổi so với hợp đồng (những thay đổi này đều đã được UBTDTT phê duyệt(!), trong đó có 5,49 triệu Mỹ kim giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc; giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu Mỹ kim. Giá trị thực của công trình thấp hơn nhiều so với giá trị trúng thầu.

Một sai phạm đến kinh ngạc! Thế nhưng, SVĐ này vẫn đã được “nghiệm thu” và đưa vào sử dụng(?!). Được biết, SVĐ Mỹ Đình được xây dựng xong vào tháng 9/2003 để phục vụ kỳ Sea Games 22, có tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng (tương đương 69 triệu Mỹ kim). Đơn vị trúng thầu là nhà thầu HISG (Trung Quốc) với giá bỏ thầu 52,983 triệu Mỹ kim.

JPEG - 42.5 kb
Đội U-11 Đăk Lăk bị tước danh hiệu vô địch giải nhi đồng toàn quốc 2003 vì gian lận tuổi. Ảnh: QM.

Nói về tiêu cực trong ngành thể thao Việt Nam thì cũng cần đề cập đến nạn gian lận tuổi tác của các vận động viên, bởi vì con đường ngắn và nhanh nhất để dẫn đến thành công là gian lận tuổi hoặc gian lận kết quả cuộc thi. Ví dụ như trường hợp của sở Thể Dục Thể Thao tỉnh Khánh Hòa với vận động viên Phạm Đình Khánh Đoan (Huy Chương Vàng SEA Games 20, 21) và Đoàn Nữ Trúc Vân (Huy Chương Vàng SEA Games 22) đã bị dính vào vào trường hợp gian lận tuổi. Nạn “nhi đồng cụ” vẫn cứ xảy ra tại các giải thi đấu ở nhiều nơi. Những chuyện mờ ám, những cuộc dàn xếp, bán độ.v.v… vẫn tồn tại trong nhiều năm qua mà không có thuốc chữa.

Ngoài ra, nếu bàn về chương trình phát triển thể thao Việt Nam thì lại càng thêm chua xót, đắng cay. Trong vài thập niên qua và mãi đến năm 2004 này sau khi giải Sea Games 22 kết thúc tại “sân nhà”, phương châm của thể thao Việt Nam cũng chỉ là “hòa nhập” vào đấu trường Sea Games tại Đông Nam Á. Tâm lý tự ti đã đánh mất khả năng vươn lên và mạnh dạn tiến tới của thể thao Việt Nam. Tệ hơn nữa, căn bệnh thành tích đã ăn sâu vào tiềm thức, tư duy và hệ thống quản lý của ngành thể thao Việt Nam. Điển hình nhất là những quan niệm như “nếu có hy vọng giành huy chương (nhất là các giải đấu ở khu vực và Olympics thế giới) thì mới đầu tư cho các cuộc thi”.

Hậu quả chỉ là sự kìm hãm sức vươn lên, mức cọ xát với quốc tế của nhiều môn thể thao Việt Nam trên những chặng đường cần thiết để đi đến thành công tại Olympics. Các nhà lãnh đạo nghành thể thao Việt Nam lâu nay hình như chỉ thích nhìn đến ánh hào quang sáng chói của những chiếc huy chương muốn giành cho bằng được trước mắt mà không nghĩ đến kế hoạch đường dài để nuôi dưỡng những thế hệ tuyển thủ vững vàng, có chiều sâu về thể chất và tinh thần, có bản lãnh và khát vọng chiến thắng bằng chính khả năng và sự khổ luyện của mình.

Tạm Kết

Mục tiêu phát triển thể thao Việt Nam nói chung cũng là nhằm nuôi dưỡng và phát triển những con dân Việt Nam vững mạnh về thể chất và ưu tú về tinh thần. Phát triển thể thao nước nhà chỉ là một mặt trong nhiều lãnh vực phát triển khác nhau nhằm vun bồi và canh tân những con người Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn, nhất là có tinh thần hòa đồng, nhân bản cùng với sự tinh thông và khỏe mạnh. Thể thao đại chúng, tiết kiệm và khoa học mới thật sự là chiến lược phát triển thể thao Việt Nam hiện nay và mai sau. Hàng trăm, hàng ngàn huy chương đủ các loại trên nhiều đấu trường thế giới cũng chẳng có nghĩa lý gì cho tổ quốc Việt Nam nếu đó chỉ là những thành tích “tạm thời”, “chạy tắt”, hoặc cay đắng hơn là sự phung phí tiền bạc của toàn dân trong một nước nghèo nàn, khi trẻ em và người già đói khát còn nhà nước thì dành ra hàng triệu Mỹ kim để đầu tư cho những chiếc huy chương vô tri vô giác. Buồn không khi nhìn thấy những trẻ em, cụ già đi ăn xin trên các con phố Việt Nam mà bên cạnh là những cơ sở vật chất tốn kém của các trung tâm thể dục thể thao dành cho một số ít những vận động viên “năng khiếu”, được tuyển chọn và đào tạo để mai sau “hy vọng” sẽ đem về những huy chương “vinh quang” cho tổ quốc? Thế còn các em bé nhà nghèo thì biết bao giờ mới có người dám “đầu tư” vào tương lai học hành cho các em đây? Phát triển thể thao Việt Nam không thể đồng nghĩa với chính sách hy sinh tương lai của bất kỳ thành phần trẻ nào trong nước, càng không phải để vực dậy chút ít niềm tự hào dân tộc của một đất nước vẫn đang nghèo đói bằng cách đầu tư thật nhiều tiền cho “những thành tích thể thao” hay “những môn thể thao có thành tích”. Buồn cho thể thao Việt Nam là vậy! (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.