Ổ Tham Nhũng PMU 18

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 20.9 kb
Nguyễn Việt Tiến

Ngày 20 tháng 3 năm 2006, Thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải của nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Việt Tiến đã đến trình diện tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm, mang bí số C14 để trả lời một số vấn đề liên quan đến việc gây thất thoát hàng tỉ đồng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18) mà ông Thứ trưởng này có dính líu đến và sự quan hệ giữa ông Tiến với bị can Bùi Tiến Dũng (tức là Dũng cá độ, mới vừa bị mất chức Tổng giám đốc PMU 18). Mặc dù ngay sau khi ông Tiến bị C14 gởi giấy triệu tập để điều tra, Bộ Giao thông Vận tải vẫn đề cử ông ta ra chủ trì Hội nghị tập huấn cho các cán bộ chủ chốt thuộc bộ phận thảo luận việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng thì quả thật Bộ này khinh thường dư luận và cho thấy việc họ hô hào phòng chống tham nhũng chỉ là một trò bịp bợm không cần che dấu.

Người ta biết chắc rằng việc đề cử này chỉ với một mục đích duy nhất là muốn bao che cho ông Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến mà thôi. Bởi vậy khi đến Cục C14, ông Tiến coi như chẳng có chuyện gì, vẫn ăn mặc bảnh bao, đầu chải bóng mượt, từ trên xe Toyota Crow đời mới bước xuống và bình thản đi vào Cục C14 trước sự ngạc nhiên của hàng chục phóng viên có mặt tại đó. Bình thường khi các quan chức bị triệu tập đến làm việc tại C14 thì xe ôtô chở các quan chức này đi thẳng vào trong sân của C14, sau đó đi thật nhanh vào bên trong chứ không an nhiên tự tại như ông Tiến. Nói về bộ Giao thông Vận tải, ờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 20/ 3/ 2006 viết rằng: Bộ Giao thông Vận tải nắm giữ mạch máu giao thông của đất nước cho nên cũng là một Bộ phải tiêu tiền như nước, cứ 1 km đường cao tốc giá ngót nghét 1 triệu mỹ kim. Quan trọng như vậy cho nên nhiều vụ bê bối đã xảy ra trong Bộ này mà có lần trả lời trước Quốc hội, ông Bộ trưởng đã phải xưng danh là ủy viên Trung ương đảng để viện dẫn kết luận của Ban Kiểm tra trung ương, khiến vị đại biểu chất vấn ‘‘hơi bị rét quá’’ đã cười thoái lui. Cái chức ủy viên Trung ương đảng quan trọng như vậy nên khi tàu hỏa bị lật trên đoạn đường sắt đèo Hải Vân, vị Bộ trưởng này đi thị sát lại nhân danh là Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Thế là an toàn vui vẽ cả. Nhưng đến việc cử một Thứ trưởng được xem là liên quan đến nhiều vụ tham nhũng, lãng phí mà dư luận đang phanh phui, đứng ra chủ trì một Hội nghị tập huấn phòng chống tham những, lãng phí, thực hành tiết kiệm thì thật là đùa dai với dư luận. Mà đùa dai quá cở”.

JPEG - 4.9 kb
Bùi Tiến Dũng

Được biết trong những buổi làm việc với ông Thứ trưởng Tiến, Cục Điều tra tội phạm đã hỏi ông ta sơ qua về vấn đề thi công dự án cầu Phả Lai. C14 đã đưa ra bằng chứng về việc ông Tiến chỉ đạo tiến trình thi công gấp rút, khiến chất lượng công trình thấp; nhưng Thứ trưởng Tiến lại cho rằng đó không phải là cơ sở để khẳng định tôi ép các đơn vị thi công mà việc hoàn thành trước thời hạn của dự án đã được các bên liên quan xem kỹ. Tuy nhiên sau những điều tra của C14 , Tiến đã phải xuống giọng nhận là có một phần trách nhiệm trong một số sai phạm của dự án. Riêng việc trước đây PMU 18 do Bùi Tiến Dũng làm Tổng giám đốc đã cho mượn xe công đời mới vô tội vạ lên đến 34 chiếc, thì Tiến thừa nhận có trách nhiệm liên quan trong việc quản lý cán bộ, đơn vị và tài sản nhà nước. Tuy nhiên Thứ trưởng Tiến cho rằng đây không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân mình mà còn là trách nhiệm của các lãnh đạo những ban, ngành cũng như lãnh đạo bộ Giao thông Vận tải, vì Thứ trưởng Tiến cho biết rằng y thị không phải là người duy nhất điều hành và quản lý PMU18.

Bùi Tiến Dũng, người kế vị Nguyễn Việt Tiến lên làm Tổng giám đốc PMU 18 đã tha hồ đục khoét tài sản nhà nước, có bạc triệu đô la trong tay để cá độ thì thử hỏi Nguyễn Việt Tiến có trong sạch hay không? Nếu có chắc là chỉ hơn Bùi Tiến Dũng một chút. Ngoài ra Nguyễn Việt Tiến còn có máu du côn trong người, thích đánh lộn. Theo các báo thì đêm 15 tháng 8 năm 1994, tại nhà hàng Thu Hằng (ở số 2 đường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội) đã xảy ra một vụ đánh nhau giữa nhiều cán bộ PMU 18 với chủ nhà hàng. Ông Hiền (chủ nhà hàng) đã bị đánh gãy hai răng hàm. Trong vụ ẩu đả này có mặt ông Tiến (lúc đó là Tổng giám đốc PMU 18) và Bùi Tiến Dũng (lúc đó là Chánh văn phòng PMU 18). Vụ đánh lộn này sau đó bị cho chìm xuồng do các bên tự thu xếp lấy với nhau. Vụ đánh lộn thứ hai xảy ra vào năm 1996 giữa Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng tại hàng phở số 2 phố Nguyễn Du (Hà Nội) vào lúc 22 giờ ngày 12 tháng 12 (tức là ngày 23 tháng chạp năm Ất Hợi). Khi bị mời về công an phường Bùi Thị Xuân làm việc thì cả ông Tiến lẫn ông Dũng đã có hành động chống lại (hay nói đúng hơn là đánh lại công an). Sau đó có người của PMU 18 đến ‘‘giải quyết’’. Vụ này cũng bị ém nhẹm, ít người biết đến.

Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng thường trực bộ Giao thông Vận tải được ông Nông Đức Mạnh đở đầu. Còn Bùi Tiến Dũng nếu không bị khui ra vụ cá độ lên đến triệu Mỹ kim thì sẽ được ông Mạnh cân nhắc vào ban chấp hành Trung ương đảng vào đại hội X này. Theo tin từc thì ổ tham nhũng PMU 18 không chỉ có thế mà còn dính thêm một số nhân sự khác đang chờ lôi ra ánh sáng. Chờ xem?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”