Ơn Đức Của Ðức Đạt Lai Lạt Ma

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong mấy tuần qua, thế giới nhìn về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Trong lúc chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh dùng những lời lẽ thậm tệ vu cáo và buộc tội ngài, trong lúc đồng bào của ngài còn bị đàn áp, ngài vẫn giữ đức từ bi vô úy vững như núi đá. Nhiều người cảm thấy chịu ơn con người hiện thân của từ bi và trí tuệ này. Ngài giúp chúng ta giữ vững niềm tin ở điều thiện. Loài người đáng sống hạnh phúc. Vì cái thiện sẽ chinh phục được cái ác, thành thật mạnh hơn dối trá, đạo đức sẽ thắng bạo lực.

JPEG - 18.3 kb
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Ông Stalin có lúc nổi tiếng với câu hỏi: “Ðức Giáo Hoàng? Ông ấy có bao nhiêu sư đoàn?” Cuối cùng, một vị giáo hoàng người Ba Lan đã chứng kiến cảnh chế độ Cộng Sản mà Stalin dựng lên ở Nga và Ðông Âu sụp đổ, mà ngài là một người góp phần cho cuộc đổi đời này.

Chắc ông Mao Trạch Ðông không bao giờ hỏi một câu như vậy về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Vì suốt thời gian Mao còn sống, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma không bao giờ trở thành một người đối kháng đáng để chế độ độc tài Cộng Sản Trung Hoa lo sợ.

Mà ngài cũng không hề có ý định đe dọa một chế độ nào cả. Ý nguyện của ngài, suốt nửa thế kỷ qua, chỉ là xây dựng cuộc sống bình an, hạnh phúc cho người dân Tây Tạng và bảo tồn nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng. Năm 1966 ngài đã nói với một nhà báo Pháp rằng, “Tôi chỉ là một thầy tu. Tôi không có tham vọng chính trị. Nếu người Trung Hoa cai trị mà dân Tây Tạng được sống hạnh phúc thì tôi cũng vui lòng trong cuộc sống nhà tu.”

JPEG - 15.9 kb
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

Con người đó đã được giải thoát khỏi lòng thù hận. Chưa ai nghe Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói một lời nào tỏ ý thù nghịch đối với chế độ Bắc Kinh. Ngay bây giờ, ngài vẫn giữ thái độ như vậy. Trong lúc quân đội Cộng Sản đang bắn giết dân Tây Tạng ở đất nước của họ cũng như trong những tỉnh Cam Túc, Tân Cương, ngài chỉ nói, “Ðây là một chuyện rất đáng buồn.” Trong lúc cả thế giới văn minh biểu tình ủng hộ người Tây Tạng và chống cuộc rước đuốc và hô hào tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, thì chính Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn khuyên lực sĩ các nước không nên tẩy chay, vì Trung Quốc xứng đáng đứng ra tổ chức thế vận hội.

Bình tâm mà xét thì thấy ngài đúng: Trung Quốc đông dân nhất thế giới, với một lịch sử văn minh lâu đời bậc nhất. Dân tộc này, dù vẫn sống dưới một chế độ độc tài lạc hậu, vẫn xứng đáng được ngẩng đầu lên. Chính quyền Cộng Sản mang tội với dân chúng Trung Hoa và nhân loại, nhưng dân tộc Trung Hoa vẫn xứng đáng đóng vai tổ chức thế vận hội. Không lẽ vì một chính quyền mang tội mà chúng ta cấm không cho dân chúng nước họ được hưởng những thành quả của nền văn minh nhân loại? Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chỉ nói một sự thật, rằng 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa đáng được hãnh diện đương cai tổ chức thế vận hội lần đầu tiên trong nước họ.

Nghe những lời thấm nhuần hương vị giải thoát đó, nhiều người sẽ cảm thấy chính mình cũng đang được cởi trói khỏi nhiều nỗi hận thù còn đang vướng mắc trong lòng. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma không nêu lên một tư tưởng nào cao siêu, ngài chỉ nhắc lại những châm ngôn: “Sớm cho người thêm niềm vui. Chiều giúp người bớt khổ.” Nhân loại đều biết, đều được học những lời giáo huấn đó, trong mọi tôn giáo, mọi nền đạo lý. Lòng từ bi, bác ái sẽ bảo chúng ta không nên phá vỡ nỗi sung sướng mà hơn một tỷ con người đang chờ đợi. Nhưng nhìn thấy một con người sống thật châm ngôn đó, thể hiện điều thiện ngay trong cuộc sống, trong lời nói và hành động, chúng ta thấy xúc động tận tâm can. Ðể chính mình cũng muốn sống điều thiện, chứ không phải chỉ nói về điều thiện. Ðó là lý do chúng ta muốn thầm cảm ơn Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

Thế vận hội nên cứ tiến hành, các lực sĩ hãy tranh đua, tinh thần thượng võ cần được hiển danh, tình huynh đệ nhân loại sẽ được ca ngợi. Nhưng loài người cũng không muốn chế độ độc tài Cộng Sản ở Bắc Kinh đàn áp nhân dân Tây Tạng nữa. Vì làm như thế là xúc phạm cả lương tâm nhân loại. Chính vì vậy, bao nhiêu ngàn người đã đi biểu tình phản đối chính quyền Cộng Sản Trung Quốc ở Paris, ở London, San Francisco trong những ngày qua. Họ không chống thế vận hội. Họ chỉ yêu cầu đảng Cộng Sản Trung Quốc hãy tôn trọng quyền sống làm người, của người Trung Hoa cũng như người Tây Tạng. Chỉ trong vài tuần lễ, bỗng nhiên chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh phải đứng trước cơn sóng bùng lên tấn công vào thành trì độc quyền đảng trị của họ. Hầu như cả nhân loại văn minh đứng dậy đoàn kết với nhân dân Tây Tạng.

JPEG - 40.3 kb

Và những người Tây Tạng đó là ai? Họ chỉ có sáu bẩy triệu con người, nhiều người sống cực khổ chưa có được một đô la mỗi ngày, nhiều người không biết chữ, chân lấm tay bùn, có khi chưa bao giờ thấy bóng đèn điện. Họ chỉ có vài trăm ngàn người sống lưu vong ở thế giới bên ngoài mà phân nửa sống ở nước Ấn Ðộ. Họ không đông bằng người Armenia sống ở nước ngoài. Họ không chịu khổ bằng những người Do Thái đã bị tàn sát trước đây. Nhưng hiện giờ cả loài người nhìn về phía họ. Tại sao những con người đó lại đánh thức được lương tâm của cả nhân loại, bao nhiêu người xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh của họ? Người Tây Tạng chỉ có một vũ khí hộ thân, là tôn giáo. Và họ có Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, hiện thân của nền giáo lý truyền thống đó. Con người yêu điều thiện, ghét cái ác, cho nên xuống đường ủng hộ dân Tây Tạng.

Thủ tướng Anh đã tuyên bố không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Tổng thống Pháp sẽ chỉ dự nếu Bắc Kinh nói chuyện với Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác đang suy nghĩ. Nhiều người đề nghị Bắc Kinh hãy mời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tới dự lễ khai mạc thế vận hội. Mà chắc chắn với đức vô úy vững chãi, ngài sẽ nhận lời; chỉ có chính quyền Cộng Sản là họ sợ không dám mời ngài mà thôi.

Chúng ta nên biết ơn Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Ngài không phải là một nhà chính trị, không muốn tranh giành quyền lực, ngay cả quyền lực tinh thần. Trong khi thuyết giảng giáo lý ở các nước Âu, Mỹ, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn khuyên những người có tôn giáo rồi hãy giữ tín ngưỡng của mình, không nên bỏ. Những lời dậy của Ðức Phật có thể áp dụng trong các hình thức tôn giáo khác cũng vẫn đầy hương vị giải thoát.

Nhưng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn tuyên dương tự do như là một khát vọng căn bản của loài người. Người Việt Nam chúng ta nên chuyển một thông điệp của ngài cho đồng bào trong nước cùng đọc. Sau những cuộc biểu tình của sư sãi Miến Ðiện hồi năm ngoái, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã nói:

JPEG - 106.7 kb

“Bạo lực không bao giờ dập tắt được khát vọng tự do. Bao nhiêu ngàn người đã xuống đường tuần hành ở những thành phố trong các nước Ðông Âu hồi mấy thập niên trước, quyết tâm của đồng bào tôi ở Tây Tạng, và những cuộc biểu tình gần đây ở Miến Ðiện là những minh chứng hùng hồn nhắc nhở chúng ta sự thật này. Tự Do chính là nguồn gốc của sự sáng tạo và sự phát triển con người. Không phải như các chế độ Cộng Sản thường nghĩ, rằng cứ cho người ta đủ thức ăn, nhà ở và áo mặc là đủ. Nếu chúng ta được thỏa mãn những nhu cầu vật chất đó mà thiếu, không được thở trong không khí tự do để bảo vệ căn tính sâu xa của loài người, thì chúng ta chỉ mới trở nên một nửa con người mà thôi.” (Washington Post 21, Tháng Mười 2007. Cảm ơn một độc giả đã gửi cho chúng tôi đoạn trích này). (Người Việt; Friday, April 11, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”