Ông Nguyễn Đức Chung đã bỏ lỡ cơ hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù mãi cho đến gần 7 giờ tối ngày 19 tháng 4, tức là 5 ngày sau khi xảy ra biến cố Đồng Tâm hôm 15 tháng 4, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội mới dẫn một phái đoàn đến “đối thoại” với người dân xã Đồng Tâm. Tuy nhiên, chỉ có phó chủ tịch xã Đồng Tâm tham dự trong khi không có người dân nào ra dự. Đây là sự thất bại của ông Nguyễn Đức Chung vì người dân Đồng Tâm đã không tin vào những lời hứa của ông Chung lẫn chính quyền thành phố Hà Nội.

Tại sao người dân không chịu ra dự cuộc đối thoại với ông Chung?

Trước những căng thẳng sau biến cố ngày 15 tháng 4: công an bắt giữ 15 người dân, ngược lại người dân lại bắt giam 38 cán bộ Huyện, công an, chính quyền xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức hoàn toàn tê liệt và có thể dẫn đến bạo động nếu công an tấn công.

JPEG - 95.9 kb
Cuộc “đối thoại” không người dự tối ngày 19-4-2017.

Trước tình hình đó, hai Luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân đã đứng ra làm trung gian, kêu gọi sự đối thoại của chính quyền và dân làng để cùng giải quyết những mâu thuẫn tích lũy nhiều năm qua. Qua điện thoại của Luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Đức Chung đã trao đổi với dân làng và hứa hẹn sẽ đích thân đến Đồng Tâm vào sáng ngày 18 tháng 4. Cho dù đã bị lừa nhiều lần nhưng lần này người dân đã tỏ ra phấn khởi, tin tưởng vào lời hứa của người đứng đầu thành phố, một bậc phụ mẫu chi dân thời xã hội chủ nghĩa.

Nhưng đến sáng 18 tháng 4, ông Nguyễn Đức Chung lại trở mặt, nói là không có hứa gì với ai và yêu cầu Luật sư Hải đính chánh. Nghĩa là ông Chung không đi đâu hết, cũng có nghĩa là ông không cần nói chuyện với ai.

Ngay sau thông báo đó, các báo lề đảng rộ lên đăng những bài báo bôi nhọ và kết án dân Đồng Tâm khiêu khích, vị phạm luật pháp. Trong cuộc họp báo ngay ngày 18 tháng 4, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định nói việc trao trả người “không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương”. Noi gương nguyên Giám đốc Chung, lần này ông Định cũng hứa nhưng hứa “sẽ nghiêm trị những kẻ chủ mưu, những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối”. Rõ ràng một thầy một bóng, mục đích của công an là bảo vệ lợi ích của các tập đoàn kinh doanh quân đội mà ở vụ này là Tập đoàn Viễn Thông Viettel.

Trong cuộc “đối thoại” không người dự, ông Nguyễn Đức Chung đã cho công bố cái gọi là “quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm.”

Việc thanh tra này, theo ông Chung sẽ diễn ra trong vòng 45 ngày và sẵn sàng tiếp tục “đối thoại” với người dân trong những ngày tới để yêu cầu thả 20 cán bộ, công an còn đang bị người dân giam giữ.

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 20 tháng 4, đã ghi lại một số phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung như:

“Xung quanh các kiến nghị của bà con, tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền sớm giải toả các chướng ngại vật, vì nó ảnh hưởng đến bà con, ảnh hưởng tới các cháu. Tôi đề nghị bà con nên tin, sớm cho những người bị giữ về sớm. Cán bộ đi chỉ có bảo vệ dân, không có đàn áp dân… họ như con em mình nên sớm thả.”

“Chúng tôi ghi nhận bà con đã chăm sóc những người bị giữ, cho ăn, chăm sóc. Bà con có cắm biển sống làm việc theo pháp luật, vì vậy đề nghị bà con gương mẫu chấp hành pháp luật.”

Qua thông báo thanh tra trong 45 ngày và những phát ngôn “xuống nước” của ông Nguyễn Đức Chung nói trên cho thấy là ông Chung và nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc giải quyết các nguyện vọng của người dân xã Đồng Tâm. Nếu như ông Chung đi gặp người dân hôm 18 tháng 4, qua trung gian của Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Luân thì tình hình đã khác.

JPEG - 95.2 kb
Người dân cầm giữ cán bộ Huyện, công an, chính quyền Xã Đồng Tâm và Huyện Mỹ Đức.

Mấu chốt trong vụ Đồng Tâm chính là niềm tin của người dân vào các lãnh đạo xã, huyện, thành phố đã mất.

Trong nhiều năm qua, lãnh đạo CSVN luôn luôn đề cao sự gần dân, sống với dân và để cho dân giám sát chính quyền. Giờ đây người dân mới thấy đó chỉ là những mỹ từ trên đầu môi nhằm phục vụ tuyên truyền gạt gẫm. Vì lẽ, một trong những yếu tố quan trọng biểu hiện sự gần dân là đối thoại, là tâm tình để lắng nghe nguyện vọng của dân. Có đối thoại có lắng nghe mới thấu hiểu người dân muốn gì để đưa ra phương sách giải quyết có tình có lý.

Rõ ràng trong vụ Đồng Tâm, ông Chung đã không những bỏ lỡ cơ hội gần dân để nghe dân và hòa giải với dân hôm 18 tháng 4 mà còn cho thấy bộ mặt tráo trở của bộ máy bạo lực, khi cho các tờ báo đảng đăng những lời phát biểu hăm dọa như “sẽ nghiêm trị những kẻ chủ mưu, những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối” trong hai ngày 18 và 19 tháng 4.

Tóm lại, thay vì phải kéo dài thời gian thanh tra đến 45 ngày, ông Nguyễn Đức Chung nên rút ngắn thời gian trong vài ngày vì kết quả đã có, nhưng do sự a tòng của những quan tham ở huyện Mỹ Đức và Bộ quốc phòng, đã dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.

Với những căng thẳng như hiện nay, lúc nào nhà cầm quyền thành phố Hà Nội tuyên bố trả đất lại cho dân xã Đồng Tâm thì lúc đó toàn bộ 20 cán bộ, công an sẽ được tự do ngay.

Ông Nguyễn Đức Chung đừng bỏ lỡ cơ hội nữa!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.