Phá Vỡ Bức Tường Ngăn Cách

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng 11 vừa qua, thế giới kỷ niệm 15 năm sụp đổ của bức tường Bá Linh, chấm dứt tình trạng chia cắt Đông Tây giữa lòng dân tộc Đức. Trong suốt 28 năm, kể từ khi bức tường được dựng lên vào tháng 8 năm 1961, người Đức ở hai bên Đông và Tây Bá Linh vẫn tìm mọi cách để liên lạc với nhau, hỗ trợ nhau và đã tạo ra nhiều áp lực để buộc nhà cầm quyền Đông Đức lùi bước liên tục. Vào năm 1961, mọi sự liên lạc, gặp gỡ giữa Đông và Tây Bá Linh bị tuyệt đối ngăn cấm. Đến tháng 12/1963, nhà cầm quyền cộng sản Đông Đức đã phải chấp nhận cho hàng trăm ngàn người Tây Đức được sang bên Đông thăm viếng thân nhân, bạn bè vào các dịp lễ cuối năm. Cuối năm 1964, đến lượt một số người già cả tại Đông Bá Linh được phép sang phía Tây để gặp gỡ thân nhân của họ. Năm 1972, khi Đông và Tây Đức ký hiệp ước bình thường hóa bang giao trên một số lãnh vực, một số chương trình học bổng của Tây Đức đã cho phép nhiều sinh viên ở phía Đông sang du học, tu nghiệp. Chính sự liên hệ, giao tiếp ngày một mở rộng giữa người Đức ở Đông và Tây đã góp một phần quan trọng đưa đến sự sụp đổ bức tường Bá Linh.

Hiện nay, hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam cũng có những nét tương tự. Biến cố 30/4/1975 đã vô tình chia cắt dân tộc ta thành hai bộ phận. Trong thập niên đầu tiên sau biến cố này, đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng thiết lập một bức tường, tuy vô hình, nhưng vô cùng chặt chẽ, nhằm cách ly hai bộ phận trong ngoài của dân tộc Việt Nam. Hậu quả của chính sách “tự cô lập” này ai cũng nhìn thấy, đó là tình trạng tụt hậu về mọi mặt của Việt Nam. Đứng trước nguy cơ phá sản toàn diện, đảng CSVN buộc phải mở cửa ra với thế giới bên ngoài và khi khối Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, Hà Nội phải xoay chiều với tốc độ nhanh hơn, tìm chỗ dựa ở những nước tư bản, kể cả kẻ thù cũ là Hoa Kỳ. Từ đó, bức tường ngăn cách trong ngoài không còn kín bưng như trước, mà đã có những sự liên hệ, giao tiếp giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước ngày một nhiều hơn và ngày một mở rộng hơn.

Hiện tượng này trước hết cần nhìn thấy như là một thất bại của đảng CSVN. Họ đã thất bại như đảng cộng sản Đông Đức đã thất bại khi muốn ngăn cách người dân ở hai bên Đông và Tây Bá Linh. Hiện tượng này còn được nhìn thấy như là một thắng thế của dân tộc Việt Nam, khi bạo quyền đã mất dần khả năng cô lập, giam hãm đại khối đồng bào trong nước. Và sau cùng, hiện tượng này cũng cần được nhìn thấy như là một lợi khí đấu tranh cho dân chủ, vì nếu sự liên hệ, giao tiếp và hỗ trợ giữa hai bộ phận của dân tộc ngày được mở rộng, khả năng kiểm soát của guồng máy độc tài sẽ bị thu hẹp và sức mạnh đấu tranh cho dân chủ của người Việt Nam sẽ ngày một gia tăng.

Hẳn nhiên, đảng CSVN cũng nhìn thấy những yếu tố bất lợi đối với họ, khi sự trao đổi trong ngoài được mở rộng. Nhưng trước xu thế chung của thời đại, đảng CSVN không thể quay đầu về lối cũ, nên họ buộc phải xuôi theo xu hướng mở rộng này, nhưng tìm cách khai thác và lũng đoạn. Họ khai thác nguồn tài lực và nhân lực đến từ bên ngoài để củng cố chế độ. Họ lũng đoạn tâm lý của người Việt Nam, tạo ra những nghi kỵ, những hố sâu để phá vỡ sự đoàn kết. Đây là ý muốn của đảng CSVN, nhưng thực hiện được hay không, lại là chuyện khác.

Hiện nay, hàng ngũ đảng CSVN không còn được kết lại bằng sự keo sơn của một lý tưởng cao đẹp, mà họ đang kết với nhau bằng quyền lợi. Vì quyền lợi, họ có thể tương nhượng, thỏa hiệp để cùng tồn tại. Nhưng cũng vì quyền lợi, họ có thể đấu đá và thanh toán nhau không tương nhượng. Đây là lý do mà nạn tham nhũng, bè phái chỉ có thể ngày một leo thang theo đà mở rộng sự giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nguồn tài lực và nhân lực đến từ ngoài, trở thành con dao hai lưỡi, vừa giúp cho chế độ có thêm phương tiện củng cố, nhưng đồng thời cũng phá nát giềng mối của chế độ từ bên trong. Trong khi đó, với sự mở rộng ra với thế giới bên ngoài, đồng bào trong nước vừa có thêm điều kiện để cải thiện đời sống kinh tế, vừa mở mang về mặt trí tuệ, đặc biệt thấy được sự thành công của các nước tiền tiến hiện nay hoàn toàn là vì họ đã xây dựng xã hội dựa trên nền tảng dân chủ đa nguyên. Do đó, thành phần có lợi nhiều nhất trong sự mở rộng giao tiếp trong ngoài không phải là chế độ CSVN, mà chính là đại khối dân tộc Việt Nam.

Về sự lũng đoạn tâm lý, Hà Nội đã và đang cố tình tạo sự nghi kỵ giữa người Việt Nam với nhau. Hầu hết du sinh ở trong nước ra đều được gieo trong đầu về một hình ảnh rất đen của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nên trong giai đoạn đầu, họ không dám chủ động đến với cộng đồng, sống co cụm và tự cô lập với những người Việt chung quanh. Trong khi đó, cũng có những người Việt hải ngoại, xem hầu hết những du sinh trong nước ra là người của chế độ, nên đã nhìn với cặp mắt nghi kỵ, không đối xử với họ bằng tình đồng bào và lòng nhân bản.

Sự lũng đoạn tâm lý này sẽ được hóa giải một cách dễ dàng khi người Việt Nam luôn luôn nhắc nhở nhau là phải biết phân biệt rõ rệt giữa chế độ độc tài và dân tộc Việt Nam. Nhắc nhở nhau là không phải ai sống ở trong nước cũng đều là người của đảng CSVN. Nhắc nhở nhau là đại khối đồng bào đang sống trong khung của chế độ độc tài cũng đang có những nỗ lực đa dạng để dần dần vượt thoát và phá vỡ cái khung độc tài đang kiềm hãm họ.

Nhắc nhở nhau như vậy để có sự chọn lựa dứt khoát, như người Đức ở Bá Linh đã chọn lựa sau năm 1961, đó là bằng mọi cách mở rộng sự liên hệ, giao tiếp giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, hỗ trợ và giúp đỡ nhau, để vừa tăng cường sức mạnh đoàn kết, vừa tạo ra những sinh hoạt ngày một đa dạng, ngày một độc lập với guồng máy cai trị của chế độ độc tài. Đây là phương cách hữu hiệu để phá vỡ bức tường ngăn cách mà đảng CSVN đã tìm cách dựng lên giữa người Việt Nam. Khi bức tường này bị phá vỡ, chế độ cộng sản chắc chắn sẽ cáo chung, như nó đã cáo chung trên nước Đức cách đây 15 năm.

Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”