Phải chăng đảng CSVN đang chuẩn bị một đợt đàn áp mới?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình hình xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến quan trọng khiến CSVN hết sức lo ngại. Những cuộc đình công đa dạng của công nhân trên cả nước, kéo dài nhiều tháng nay và còn có khả năng lan ra rộng rãi. Những vụ khiếu kiện đông người, vượt hệ thống của đồng bào bị cướp đoạt đất đai, tài sản không còn tập tại trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, mà đã tràn xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn trong các cuộc biểu tình phản đối. Trước sự căm phẫn của nhân dân Việt Nam và những phê bình gay gắt của quốc tế về tình trạng tham nhũng ngày càng lan tràn, bất trị, CSVN đã phải để cho báo chí trong nước đề cập đến các hiện tượng tiêu cực này. Mặt khác, khát vọng dân chủ của đồng bào Việt Nam trong nước đã dẫn đến những hoạt động tích cực hơn của các nhà dân chủ như việc ra “Tuyên Ngôn Dân Chủ Tự Do 2006”, thành lập chính đảng và ra báo “Tự Do Ngôn Luận” bất chấp sự cấm cản của Nhà Nước… CSVN đang dùng luật pháp để ngăn chặn.

Chính quyền Hà Nội đang phải đương đầu với một tình hình phức tạp, nếu không muốn nói là nguy hiểm, Họ không ngớt khoe khoang về những thành quả của 20 năm “đổi mới”, trong đó, họ nhấn mạnh đến sự “ổn định” về chính trị. Nhưng họ cũng thấy rõ là sự ổn định này đang có vấn đề. Tư duy của người dân và của một phần không nhỏ trong đảng CSVN đang có chiều hướng mong muốn một sự thay đổi, vượt ra khỏi những khuôn khổ mà đảng muốn áp đặt. Những cuộc đấu tranh quần chúng đòi quyền lợi chính đáng bị đảng và chính quyền xâm phạm đã được mọi tầng lớp xã hội đồng tình ủng hộ. Thông thường, dưới các chế độ cộng sản thì những cuộc đấu tranh đó bị dập tắt bằng bạo lực khủng bố ngay từ trong trứng nước. Nhưng tại Việt Nam trong thời điểm cộng sản đang cần hội nhập, dân trí ngày càng tiến bộ, mọi sự bưng bít đều không thể thực hiện được, liệu CSVN có thể áp dụng bạo lực đàn áp theo kinh điển Mác Lênin hay không. Tuy họ biết chắc rằng những biện pháp cứng rắn sẽ không giải quyết được vấn đề, nhưng họ vẫn đưa ra những răn đe về mặt pháp lý. Cụ thể là cái gọi là “Hội nghị tập huấn Luật An ninh quốc gia và Nghị định 38/2005” và “Nghị Định số 56/2006/NĐ-CP”.

“Hội nghị tập huấn Luật An ninh quốc gia và Nghị định 38/2005”

Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, Ủy ban Nhân dân Thành phố Sài Gòn phối hợp cùng Vụ Pháp chế – Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn Luật An Ninh Quốc gia và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của chính phủ. Tham gia cuộc tập huấn này, có hơn 100 viên chức đứng đầu các sở, ngành, đoàn thể và cơ quan thông tin đại chúng tại Sài Gòn. Thiết tưởng cũng nên tìm hiểu sơ lược về hai văn kiện này.

“Luận An Ninh Quốc Gia”

Bộ luật này được dự thảo từ nhiều năm nay và đã được đưa ra Quốc Hội CSVN khóa XI thảo luận từ tháng 06/2004. Nó đã được biểu quyết thông qua vào ngày 03/12/2004. Ngày 23/12/2004 Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố bộ luật này.

Theo báo chí trong nước thì “Luật an ninh quốc gia bao gồm 5 chương, 36 điều quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia”. Về nội dung, luật này nhằm giao cho quân đội, công an và các lực lượng mệnh danh là “dân phòng” được tổ chức và hệ thống hóa dưới sự kiểm soát và điều động trực tiếp của CSVN, nhiệm vụ “thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội…”. Bộ luật dự trù: “cho phép lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia sử dụng vũ khí, vũ lực mà không cần cảnh báo trước trong trường hợp ’thực hiện quyết định hoặc mệnh lệnh của người có thẩm quyền’’. Nó cũng đồng thời gia tăng sự kìm kẹp của chế độ đối với dân chúng như “kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, đồ vật, phương tiện của cá nhân và kiểm tra, tìm hiểu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; của Việt Nam, và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam’’.

Thoạt nghe, người ta có thể nghĩ rằng đây là một bộ luật về quốc phòng. Nhưng thực tế, luật An Ninh Quốc Gia là một đạo luật chủ yếu là đối nội. Nó nhằm đối phó với tình hình bất ổn trong xã hội tại Việt Nam. Trong Điều 13 liệt kê “Các hành vi bị nghiêm cấm”, khoản 1 ghi rõ: “Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Về đối tượng của đạo luật này, không những người trong nước vi phạm bị nghiêm trị, mà còn cả người nước ngoài, tức có quốc tịch ngoại quốc như đã ghi trong khoản 3, Điều 12 như sau: “Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.

Các biện pháp đàn áp do đạo luật này đưa ra cũng đã được quy định tại các điều 20, 21, 24, 25, 26. Cụ thể, chính quyền có thể “Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia” (khoản g, Điều 21; “Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định” (khoản g Điều 21). Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia gồm công an, quân đội có quyền “Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ” (mục a, khoản 1, Điều 21); “Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia” (mục d, khoản 1, Điều 21); “Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác” (mục đ, khoản 1, Điều 24). Riêng điều 26 ghi rõ: “Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, CSVN cũng bắt dân chúng phải tham gia vào việc bảo vệ chế độ bằng cách “thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn”.

Như đã biết, bộ luật này được thông qua hồi đầu tháng 12/2004 và được Trần Đức Lương công bố ngày 23/12/2004; nhưng phải chờ đến ngày 11/05/2005, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là Phó Thủ Tướng mới ký chỉ thị tổ chức triển khai thi hành. Chỉ thị này “yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW triển khai thực hiện các công việc như: khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu về Luật An ninh quốc gia”. Chỉ thị “Tổ chức triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia” có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005.

“Nghị Định 38/2005/NĐ-CP”

Trên tinh thần của luật An Ninh Quốc Gia, Phan Văn Khải, ngày 18/03/2005 đã ký ban hành nghị định số 38/2005/NĐ-CP “về việc quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08/04/2005.

Nghị dịnh này có một số quy định liên quan đến những hoạt động tập trung ở nơi công cộng đáng chú ý như sau: “Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, tổ chức hoặc người tổ chức các hoạt động đó phải gửi bản đăng ký đến UBND có thẩm quyền” với đầy đủ các chi tiết và cam kết như: tên họ, địa chỉ và những thông tin cần thiết của người hay tổ chức đăng ký; nội dung và mục đích của việc tụ tập đông người; ngày giờ bắt đầu và kết thúc, địa điểm, lộ trình của cuộc tụ tập; danh tánh các tổ chức tham gia và tên tuổi những người đại diện các tổ chức đó; số người dự kiến tham gia; nội dung biểu ngữ vv…; cam kết thực hiện đúng nội dung cũng như hoạt động đã đăng ký… (Điều 8)

Văn bản này cũng quy định tại Điều 5 “Các hành vi bị nghiêm cấm” như sau: “1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; 2. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội hoặc nơi công cộng khác; 3. Tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 7 Nghị định này mà không được phép của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; 4. Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ…”. Điều 7, quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng, viết như sau: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức”.

Để tăng cường thêm những biện pháp kiểm soát, ngày 17/04/2006 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách Phó Thủ Tướng đã ký nghị định 38/2006/NĐ-CP (một sự trùng hợp về số) về việc CSVN thành lập cái gọi là “Bảo vệ dân phố” được tổ chức có hệ thống với quan niệm “chức năng của Bảo vệ dân phố được quy định rõ trong Nghị định 38/2005/NĐ-CP về Bảo vệ dân phố”. Trong mục đích biến người dân thành công an, họ đã tổ chức hệ thống này như sau: Mỗi cụm dân cư có một Tổ “Bảo vệ dân phố” gồm 3 đến 7 tổ viên. Mỗi phường có một Ban “Bảo vệ dân phố”. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên; nhiệm kỳ hoạt động của Ban là 5 năm. Theo báo chí trong nước thì “Ban Bảo vệ dân phố đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy”.

Nghị định quy định rõ, “Bảo vệ dân phố có quyền hạn bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường; tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án…”


“Giải thích của Bộ Công An trong Hội Nghị Tập Huấn”

Trong Hội Nghị này, Trần Đình Nhã, thiếu tướng, Vụ Trưởng Vụ Pháp Chế Bộ Công An đã là người đưa ra những giải thích cụ thể về các văn bản pháp quy nói trên. Điển hình, trong Nghị Định 38/2005/NĐ-CP không ấn định thế nào gọi là “tập trung đông người”, thì trong Hội Nghị, Bộ Công An đã nêu ra con số là 5 người. Nói cách khác, mọi sự tập trung từ 5 người trở lên trên đường phố là phải xin phép trước với Ủy Ban Nhân Dân. Như vậy một nhóm bạn bè 3 người đi chơi, ra đường gặp một nhóm khác 2 người quen, nếu tụ lại chào hỏi, bắt tay là vi phạm luật pháp (!). Đại diện Bộ Công An cũng nhấn mạnh về những “những hành vi bị nghiêm cấm” và “những biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” được ghi trong Điều 9 bản nghị định như sau: “Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực nhất định; kiểm tra giấy tờ tuỳ thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật; Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng…”. Công cụ hỗ trợ ở đây là vũ khí giải tán đám đông như lựu đạn cay, dùi cui, súng bắn đạn cao su vv…

Nghị Định 56/2005/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin”

Như ghi trên văn bản, nghị định này được ban hành ngày 06/06/2006 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin. Những vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin đề cập đến trong bản nghị định này được định nghĩa ngay tại Điều 1 như sau: “Vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực văn hoá – thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này thì phải bị xử phạt hành chính”. Cũng tại điều này những vi phạm hành chính được giải thích như sau: “Những hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các hoạt động thông tin báo chí; hoạt động xuất bản…” hoặc có nội dung “tiết lộ bí mật Nhà Nước” trong các hoạt động thông tin báo chí, xuất bản, điện ảnh, xuất khẩu, văn hoá phẩm.

Về các đối tượng áp dụng thì không những chỉ có các tổ chức, cá nhân người Việt Nam vi phạm bị xử phạt mà còn cả những tổ chức, cá nhân người nước ngoài vi phạm những quy định của nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt như các đối tượng người Việt Nam.

Hình thức phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin, theo tinh thần nghị định 56/2006 này, chủ yếu là tiền. Tuy nhiên, kèm theo việc phạt tiền, còn có thể có những hình thức phạt gọi là “xử phạt bổ xung” như rút giấy phép hành nghề, thẻ nhà báo, tịch thu tang vật, hay truy tố trước tòa án. Sau đây, xin liệt kê một số hành vi mà nghị định này coi là vi phạm với những hình phạt tương ứng liên quan đến lãnh vực báo chí, xuất bản và in ấn:
- Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí ((điều 7) phạt từ 3 triệu đến 30 triệu đồng. Riêng “đối với hành vi xuất bản báo in, báo điện tử, phát sóng phát thanh, truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định”, phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
- Vi phạm các quy định về nội dung thông tin (điều 10) phạt từ 1 đến 30 triệu tùy vi phạm nặng nhẹ. Hình phạt nặng nhất dành cho tội “Đăng, phát nội dung không được phép thông tin” hoặc “Đăng, phát lại các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”.
- Vi phạm các quy định về phát hành sản phẩm thông tin báo chí (điều 15): “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin báo chí không có giấy phép xuất bản” và “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành”
- Vi phạm các quy định về truy nhập, quản lý và cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (Internet) (điều 17): “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để cho khách hàng truy nhập thông tin có nội dung độc hại trên mạng thông tin máy tính” và “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào mạng thông tin máy tính thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Vi phạm các quy định cấm đối với nội dung xuất bản phẩm (điều 21). “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và bí mật khác do pháp luật quy định; Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”.
- Vi phạm các quy định về hoạt động in (điều 22): “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc Photocopy, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành”. Riêng đối với hành vi: “In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ, hoặc có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản” hình phạt sẽ là “từ trên 15.000.000 đồng đến 30.000.000”.

Nghị định này cũng quy định những vi phạm và hình thức xử phạt tiền trên các lãnh vực khác như nghệ thuật, điện ảnh, biểu diễn vv…

Tại Sao CSVN Đã Ra Luật An Ninh Quốc Gia Và Các Nghị Định Trên Đây?

Trong nhiều thập niên qua, đảng CSVN đã thống trị đất nước ta một cách “vô luật, vô pháp”. Trong thời gian đó, dù họ có cho ra đời một vài đạo luật thì cũng chỉ để làm cảnh – cụ thể là bản Hiến Pháp của họ -, hoặc để o ép nhân dân; trong lúc họ đứng trên pháp luật. Cứ coi như trong Nghị Định 38/2005, lệnh cấm tụ tập đông người chỉ áp dụng đối với dân chứ các tổ chức, cơ quan đảng CSVN và Mặt Trận Tổ Quốc không hề bị chi phối.

Từ ngày Liên Xô và khối cộng sụp đổ, CSVN bị dồn vào thế bắt buộc phải mở cửa giao dịch với thế giới tự do. Trong chủ trương hội nhập và nỗ lực gia nhập các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), cộng sản Hà Nội có nhu cầu tạo ra bộ mặt “Nhà Nước pháp quyền” bằng cách chỉ thị cho Quốc Hội bù nhìn của họ sản xuất hàng loạt luật pháp, nhất là trên lãnh vực kinh tế. Vì vậy, có thể nói một cách đơn giản, CSVN làm luật kinh tế để chiều lòng quốc tế, để chiêu dụ đầu tư ngoại quốc bất chấp phải hy sinh quyền lợi của dân chúng. Nhưng, những luật pháp liên quan đến chính trị, đến xã hội, CSVN đã nhằm mục đích khống chế nhân dân ta. Mặc dù bản Hiến Pháp của CSVN ghi đủ những quyền căn bản của con người. Thực sự, ngoại trừ điều 4, nó là một tài liệu sao chép các bản hiến pháp trên thế giới. Luật pháp CSVN soạn ra, không phải để triển khai những quyền con người, quyền công dân ghi trong Hiến Pháp hay trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà họ đã đặt bút ký kết tôn trọng, mà là để dựng lên những rào cản hạn chế nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam.

Hiến pháp ghi quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, thông tin và được quyền thông tin. CSVN đưa ra Luật An Ninh quốc gia, nghị định 38/2005 và 38/2006 để tước đoạt quyền tự do hội họp bằng cách bắt dân phải xin phép chính quyền, nếu làm mà không có phép là vi phạm pháp luật. Trong nhiều năm nay, báo chí trong nước đề cập nhiều đến hàng trăm, hàng ngàn “văn bản chính quyền trái với pháp luật”. Có thể khẳng định, Luật An Ninh quốc gia và những nghị định 38/2005, 56/2006 hoàn toàn vi hiến.

Như đã trình bày ở trên, Luật An Ninh quốc gia không phải là một đạo luật về quốc phòng, bảo vệ bờ cõi, toàn vẹn lãnh thổ, mà là một bộ luật nhằm đối phó với nhân dân trong các cuộc khiếu kiện, phản đối chính quyền tham nhũng, cướp đoạt tài sản, nhà đất của dân. Nó cũng là một loại “công cụ hỗ trợ” giống như lựu đạn cay, còng số 8 hay roi điện của công an để gán ghép những người bất đồng chính kiến với chế độ vào tội “xâm phạn an ninh quốc gia”. Có mù thì cũng thấy chính những cuộc nổi dậy của đồng bào sắc tộc tại Cao Nguyên Miền Trung đã dẫn đến việc Hà Nội đẻ ra cái quái thai là “Luật An Ninh Quốc Gia”. Có ngu đần thì cũng phải hiểu rằng chính những cuộc xuống đường khiếu kiện tại Hà Nội, Sài Gòn, hàng ngàn cuộc đình công của giới lao động từ Nam ra Bắc đã khiến cho Phan Văn Khải phải vội vã ban hành Nghị Định 38/2005/NĐ-CP.

Trước phong trào khiếu kiện ngày càng lên cao, càng bức xúc của nhân dân ngay trước các cơ quan quốc tế và Nhà Nước tại Hà Nội để tố cáo tham nhũng, để đòi công lý, quyền lợi, CSVN đã phải để cho báo chí đăng tải, làm phóng sự để chứng tỏ chính quyền cũng chống tham nhũng, để là nguôi cơn giận của nhân dân, nhất là của các nạn nhân đau khổ. Những tưởng hoàn toàn nắm được truyền thông trong tay, những tưởng khống chế được đội ngũ phóng viên ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của đảng, CSVN không ngờ đã có những bài báo nói huỵch toẹt ra tất cả những thối nát bẩn thỉu của CSVN trong những vụ cướp đoạt dân chúng. Với trên 600 tờ báo ngày, báo tuần, đội ngũ phóng viên không phải là nhỏ. CSVN không thể bỏ tù hay đuổi việc tất cả. Lấy ai làm báo cho chế độ? Mà dù họ có muốn làm cũng không thể được dưới áp lực quốc tế như trong vụ phóng viên Lan Anh năm nào. Vì thế họ đã dùng kinh tế để khống chế những người làm báo. Bằng cách phạt tiền, CSVN nhắm vào hầu bao, vào nồi cơm của ký giả. Đây là lưỡi gươm treo lơ lửng trên đầu những người làm báo.

Một số nhà theo dõi tình hình Việt Nam còn nêu ra một vài lý do nữa liên quan đến việc Hà Nội sắp gia nhập WTO. Lúc đó, dù muốn hay không muốn thì sẽ có những sự biến chuyển trên mặt thông tin, văn hóa. Theo những cam kết đa phương hay song phương, các văn hóa phẩm gồm sách báo, băng đĩa, phim ảnh vv… từ ngoại quốc sẽ tự do lưu hành tại Việt Nam. Ngay trong nước cũng sẽ có thể có những nhà xuất bản, những tờ báo của ngoại quốc hay Việt Nam xuất hiện. Việc ra nghị định 56/2005 có thể là một biện pháp để đối phó. Nhưng chắc chắn, CSVN sẽ không còn có thể tự tung, tự tác, một mình một chợ trên mặt thông tin, văn hóa như từ trước đến nay. Sự kiện nhiều tờ báo tư nhân đã xuất hiện trong những tháng gần đây như tờ Tự Do Ngôn Luận, tờ Canh Tân vv… đã làm cho chế độ lo ngại.

Kết Luận

Chạy theo chủ trương phát triển để nắm giữ chính quyền, CSVN đã phải nhượng bộ thế giới trên nhiều mặt. Không nói đến vụ cắt đất, nhượng biển dâng cho quan thầy Bắc Kinh là vụ quá lớn. Nhưng khẳng định đảng và chế độ CSVN đang mất dần sự kiểm soát trên nhiều lãnh vực. Họ mất sự kiểm soát vì nhân dân đã nhìn rõ bản chất tham nhũng, thối nát của đảng và chế độ này và đã mất hết tin tưởng. Họ mất sự kiểm soát vì chính trong nội bộ đảng viên CSVN đã có nhiều người thấy rõ con đường XHCN là con đường lầm lạc đưa đất nước đi vào ngõ cụt. Họ mất sự kiểm soát vì nhân dân ngày càng ý thức được nhân quyền và dân quyền của mình và đang từng bước giành lại các quyền đó. Đã có một thời, nhân dân trao quyền cai trị, làm luật cho đảng CSVN. Nhưng nay, dân thấy rõ đảng không mưu cầu lợi ích cho nhân dân mà chỉ vơ vét, tham ô, thối nát từ trên xuống dưới, nên nhân dân đòi lại quyền cai trị đất nước, quyền quản lý xã hội là điều tự nhiên.

Nhận thấy quyền lực đang bị nhân dân đòi lại, CSVN đang tìm cách gỡ thế cờ bí bằng cách đưa ra những bộ luật vi hiến, những văn bản pháp quy trái luật. Họ sẽ không còn sự hậu thuẫn của đại khối dân tộc Việt Nam hiện là nạn nhân của họ, đang đòi hỏi công lý và công bằng. Nhân dân ta không hề sợ bạo quyền, bạo lực. Để rồi xem, CSVN có thể bắt được hết dân chúng Việt Nam tụ tập trên đường phố để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của họ hay không? Tại Đông Đức vào năm 1989, công an Stasi đã không nổ súng, không dẹp biểu tình của hàng triệu dân chúng xuống đường đấu tranh vì trong hàng ngũ biểu tình có cha mẹ, anh em, bà con, xóm giềng của họ.

Bản chất của chế độ độc tài là không chấp nhận dân chúng đấu tranh với mình, không nghe mệnh lệnh mình. Cho nên, song song với việc đẻ ra luật pháp, nghị định, CSVN chắc chắn sẽ điên cuồng tiến hành một đợt đàn áp mới trong thời gian sắp tới. Nhưng liệu họ có thể đàn áp được không? Hay không chừng đó là con dao hai lưỡi sẽ dẫn họ tới chỗ diệt vong?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.