Phong Trào Dân Chủ Iran

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM phỏng dịch

Những người biểu tình bây giờ đòi hỏi một ‘Cộng Hòa Iran, không phải Hồi quốc Iran.’

Tháng rồi, Tướng Muhammad-Ali Aziz Jaafari, chỉ huy quân Cách Mạng Hồi Giáo, thề sẽ dứt điểm các cuộc biểu tình chống chế độ ở Iran và bẻ gẫy những gì mà ông ta gọi là ‘’dây chuyền của những âm mưu’’. Nhưng tuần này cái ‘’dây chuyền’’ xem có vẻ càng ngày càng mạnh: Sinh viên toàn quốc thách thức vị Tướng này và các chính khách của ông ta bằng cách tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình ở sân trường hay trên đường phố.

Các nhóm đối lập khác nhau thành lập phong trào dân chủ đã kêu gọi thêm một loạt biểu tình nữa vào ngày 27 tháng 12, một ngày thánh trong lịch Hồi giáo Shiite. Trong khi đó, lịch trình chính thức của Cộng Hòa Hồi Giáo gồm có 22 ngày trong suốt thời gian đó chính phủ tổ chức các cuộc diễn hành rầm rộ để phô trương sức mạnh. Từ cuộc bầu cử tổng thống có nhiều tranh cãi hồi tháng sáu vừa qua, phong trào dân chủ, theo chiến thuật võ nhu đạo, đã dùng những ngày lễ chính thức để phản đối chế độ.

Vào ngày Jerusalem, 18 tháng 9, ngày được chính phủ chính thức tổ chức để phê phán nước Do Thái, thì phe Iran đối lập chứng minh cho thấy người Iran không có lý do gì để thù địch với người Do Thái, và nên tập trung vào những chuyện đang xảy ra tại chính nước Iran. Một lời hô hào phổ biến là ‘’Không Hamas, không Hezbollah! Tôi hy sinh mạng sống cho Iran!’’ Một lời khác là ‘’Hãy quên Palestine đi! Hãy nghĩ về Iran!’’

Vào ngày 4 tháng 11, ngày kỷ niệm chiếm giữ tòa đại sứ Mỹ ở Tehran năm 1979, phe Iran tránh xa những hô hào chống Mỹ của chính phủ. Đồng thời, những nhà dân chủ biểu lộ sự giận dữ của họ đối với Nga và Trung quốc, những nước được xem là đồng minh của cộng hòa Hồi Giáo Iran. Một biểu ngữ viết ‘’Tòa đại sứ Nga là một tổ gián điệp!’’

Quan trọng nhất là phong trào của dân chúng đã và đang biến dạng. Phong trào này được khởi động như là một lời phản đối cuộc bầu cử đầy gian lận vừa qua. Và tổng thống Mahmoud Ahmadinejad lại ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Các hô hào ban đầu của đám đông là ‘’Lá phiếu tôi đâu?’’. Và những người trở thành lãnh đạo phong trào, bao gồm cả Thủ Tướng Mir Hossein Mousavi, đã ráng giữ cuộc phản đối nằm trong phạm vi đòi hỏi đếm lại phiếu và tổ chức bầu cử lại theo đúng luật pháp. Hiện nay, các khẩu hiệu của những người biểu tình không còn nói về sự gian lận bầu cử nữa. Ngày nay nó gồm có ‘’Bọn Độc Tài Đáng Chết, ‘’Tự Do Ngay Bây Giờ,’’ và ‘’Cộng Hòa Iran, Không Phải Cộng Hòa Hồi Giáo!’’ Có một khẩu hiệu nhắm thẳng đến Tồng Thống Barack Obama như sau: ‘’Obama, ông theo Chúng Tôi hay theo Họ?’’

Nói tóm lại, những người biểu tình không còn coi chế độ hiện tại là một chính phủ hợp hiến của quốc gia này nữa.

Qua các vụ đàn áp tàn bạo những người biểu tình, chế độ đã chỉ làm cho phong trào dân chủ thêm vững chắc.

Cả ông Mousavi và Ayatollah Mahdi Karroubi, một ứng cử viên tổng thống bị thất cử, cố ngăn ngừa các sự công kích vào ‘’Đấng Hướng Dẫn Tối Thượng’’ Ayatollah Ali Khamenei với hy vọng cuối cùng sẽ thương lượng được với ông ta. Theo các nguồn tin thân cận với phe đối lập, một phần của việc thương lượng này là họ hứa sẽ bảo vệ chương trình hạt nhân của Cộng Hòa Hồi Giáo. Đám đông đã phản đối bằng lời hô: ‘’Hãy hủy bỏ kế hoạch chế biến uranium! Hãy làm cái gì đó cho người nghèo!’’

Hiển nhiên phong trào dân chủ không muốn thương lượng với ông Khamenei, người mà họ cho rằng đã phản bội vai trò trọng tài được hiến pháp quy định qua việc vây cánh với ông Ahmadinejad ngay cả trước khi các kết quả chính thức về cuộc bầu cử được công bố. Những người phản đối bây giờ đốt cháy các hình nộm của ông ta, xé nát các bích chương có hình ông ta, và hò hét những khẩu hiệu dữ dội chống lại ông ta. Một khẩu hiệu thường thấy là: ‘’Khamenei là tên sát nhân! Quyền Hướng Dẫn của hắn không có giá trị!’’

Qua các vụ đàn áp tàn bạo những người biểu tình, chế độ đã chỉ làm cho phong trào dân chủ thêm vững chắc. Ngay cả những nhà thương lượng nổi tiếng như Hashemi Rafsanjani, một cựu tổng thống bây giờ là đối lập với ông Ahmadinejad, đã cho thấy rõ là họ sẽ không chấp nhận bất cứ công thức nào mà sẽ để yên cho ‘’người thắng cử vẻ vang’’ tại chức.

Tuần rồi ông Rafsanjani từ chối tham dự một “cuộc giải hòa’’ do ông Ali Ardeshir Larijani tổ chức và đã được dư luận thổi phồng. Ông Larijani là phát ngôn nhân của quốc hội tạm thời của Iran. Lý do? Ông Rafsanjani không muốn bị công luận trông thấy đang ngồi chung với ông Ahmadinejad. Sau đó, trong một bài diễn văn ở Mash’had, ông Rafsanjani lên tiếng về ‘’cuộc khủng hoảng lâu dài, sâu xa có nguy cơ tác hại trầm trọng’’ của chế độ.

Đáng giá qua những khẩu hiệu tiêu biểu nhất của họ, những người đấu tranh khắp Iran đều đồng lòng muốn thay đổi chế độ. Ngay cả những tin đồn là chế độ đang tính chuyện hạ bệ ông Ahmadinejad – viện cớ là ‘’vì sức khỏe’’ – sau Tết Iran vào Tháng Ba, cũng không đủ để chận đứng sự loan truyền những ý tưởng cần phải thay đổi chế độ.

JPEG - 29.9 kb
Biểu tình chống chính phủ tại Đại học Tehran ngày 9/12/2009

Trước tình hình quốc gia đó, các ông Mousavi và Karroubi đã bỏ cuộc mạn đàm của họ về ‘’nhận thức những tiềm lực lớn lao của hiến pháp hiện hành’’. Một người cố vấn của ông Mousavi bảo tôi rằng ‘’Họ muốn làm món trứng chiên mà không muốn đập vỡ trái trứng. Bây giờ họ mới biết rằng quần chúng đã tiến nhanh hơn họ tưởng.’’ Quan trọng hơn nữa, ông Mousavi dường như đã tạm gác lại cái kế hoạch của một “tổ chức xanh” khá mập mờ. ông ta bắt đầu hiểu ra rằng phong trào chống chính phủ quá to lớn và không thể đặt vào trong khuôn khổ kiểm soát của một cơ chế trung ương.

Trong sáu tháng qua, nhiều ngàn người đã bị bắt và mấy trăm người đã bị giết trên đường phố. Tuy nhiên, bất chấp lời dọa nạt của Tướng Jaafari là sẽ dẫm nát phong trào, nó vẫn tồn tại. Thiệt hại hơn nữa cho chế độ là việc các giáo sĩ Shiite, thường được coi như là cột xương sống của Cộng Hòa Hồi Giáo, đang bắt đầu lánh xa cặp Khamenei-Ahmadinejad. Một vài nhà truyền giáo, như các ông Montazeri, Bayat, San’ei, Borujerdi và Zanjani, đặc biệt khó chịu với lời tuyên bố của ông Ahmadinejad là ông ta đang tiếp xúc với ‘’Đấng Imam Ẩn Náu’’, tức nhà tiên tri của đạo Shiite mà lần xuất hiện thứ nhì được coi như tận thế.

Ông Ahmadinejad tuyên bố rằng sự ‘’trở lại’’ sắp xẩy ra và ông ta, như là một trong những ‘’cái chốt’’ do Đấng Imam Ẩn Náu tạo ra để chuẩn bị bối cảnh cho sự việc này, với nhiệm vụ đuổi ‘’Bọn Ngoại Đạo’’ ra khỏi đất Hồi Giáo và giải phóng Palestine khỏi ‘’bọn Do Thái xâm lược’’. Trong một bài diễn văn ở Isfahan tuần rồi, ông Ahmadinejad tuyên bố rằng phong trào dân chủ được Mỹ tạo ra để phá hoại sứ mạng của ông ta và vì vậy cản trở sự trở lại của ‘’Đấng Imam Ần Náu.’’

Một giáo sĩ cấp trung ở Qom than phiền với tôi:’’Cái kiểu Ahmadinejad nói, ông ta ắt hẳn phải là một người bịnh hoạn…Ủng hộ một người như vậy, Khamenei đã tiêu diệt một chế độ.’’

Cặp Ahmadinejad-Khamenei cũng đang bị công kích về sự bất tài của họ. Chế độ hiện giờ đang bị lạm phát ở mức hai con số, thất thoát kinh khủng về tài sản quốc gia, và mức độ thất nghiệp cao chưa từng có. Sự chia rẽ trong bè phái thống trị khiến Tổng Thống không thể lấp đầy những ghế quan trọng ở cấp trung trong chính phủ. Mất đi chỗ dựa quần chúng quá nhanh, chế độ ngày càng lệ thuộc vào lực lượng trấn áp, đặc biệt là loại dân phòng có tên Đạo Quân Cách Mạng Hồi Giáo.

Các chỉ huy của Đạo Quân Cách Mạng Hồi Giáo xuất hiện trên TV hầu như mỗi đêm, tự giới thiệu họ như những ‘’thiên thần bản mệnh của chế độ’’. Chính Tướng Jaafari nói rằng ông ta thán phục ‘’khuôn mẫu Turkey’’, trong đó quân đội là bức tường thành bảo vệ chế độ.

Tuy nhiên, ông Tướng này không còn nhiều thời gian để tính nước cờ kế tiếp. Phong trào dân chủ đang mọc sâu vào xã hội và phát triển. Nhiều nỗ lực đang được tiến hành để nối phong trào với các công đoàn độc lập và hàng trăm các hội đoàn chính thức và không chính thức khác, để thành một bộ phận đầu tàu dẫn dắt xã hội dân sự chiến đấu lại với những điều gian ác của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đã tiến vào một giai đoạn lịch sử then chốt. Một điều chắc chắn là tình trạng như hiện nay không còn có thể duy trì được nữa.

Nguồn: The Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.