Phỏng vấn Trưởng Ban Tổ Chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 13/3/2012, Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ lần thứ 4 đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm các nhà phản kháng, các nạn nhân và các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà ngoại giao và các lãnh tụ thanh niên sinh viên. Hội nghị đã chiếu rọi vào tình trạng nhân quyền tại nhiều nước đáng được cả thế giới quan tâm và can thiệp.

Tại cuối cuộc hội nghị, ký giả Hồng Thuận của đài Radio Chân Trời Mới đã có cuộc phỏng vấn với bà Arielle Herzog Hadida, Giám Đốc các Đề Án Đặc Biệt của tổ chức UN Watch và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức của Hội Nghị.

Kính mời quí thính giả và độc giả theo dõi.

***

Ngày 13 Tháng 3, 2012

Hồng Thuận: Trước hết, để các thính giả của chúng tôi hiểu rõ hơn về Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân chủ, bà có thể tóm tắt về Hội Nghị này được không ạ?

JPEG - 22.8 kb
Bà Arielle Herzog Hadida

Arielle: Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva được tổ chức bởi cơ quan UN Watch, cùng với khoảng 20 các tổ chức phi chính phủ (NGO) khác, trong đó có đảng Việt Tân. Có những tổ chức chuyên lo những vấn đề nhân quyền rộng lớn và có những tổ chức lo riêng vấn đề nhân quyền tại từng nước. Chẳng hạn như chúng tôi có một nhóm chuyên về Sudan, một nhóm về Cuba, mấy nhóm về Trung Quốc. Hội Nghị này được diễn ra song song với cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, với mục tiêu gia tăng và tạo diễn đàn cho các nhà phản kháng và vận động cho nhân quyền trên khắp thế giới. Thường thì họ không có cơ hội trình bày các vấn đề của họ trước LHQ. Chúng tôi nghĩ rằng việc có một diễn đàn để họ có thể nêu các tình trạng đặc thù tại quốc gia họ, nói về những nạn nhân, những sự việc là một việc rất quan trọng, và chúng tôi đang cố gắng quảng bá ra một công luận lớn. Hội Nghị hôm nay có 500 người tham dự, và 2 ngàn người khác theo dõi qua hệ thống phát trực tuyến.

Hồng Thuận: Tôi được biết đây là lần thứ tư Hội Nghị Thượng Đỉnh được tổ chức. Bà có thể cho biết các mục tiêu mà hội nghị năm nay muốn đạt đến là gì?

Arielle: Mục tiêu chính của chúng tôi là làm sao đưa diễn đàn cho các nhà vận động nhân quyền lên tiếng. Chúng tôi cũng cố gắng tạo sự chú tâm đến những nơi có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới. Và sau hết, là tạo diễn đàn song song với LHQ để các nhà hoạt động có thể trình bày về nhân quyền. Chúng tôi cũng đang soạn một bản nghị quyết để đệ nạp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng như phân phối đến một số vị đại sứ, kêu gọi họ hãy có hành động cụ thể đối với tình trạng ở một số nước. Bản nghị quyết đề cập đến những nước như Việt Nam, Zimbabwe, Venezuela, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, và những nước mà Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ít nói đến. Bản nghị quyết này được soạn thảo bởi các hội đoàn thành viên và các diễn giả tại đây. Chúng tôi đã phân phối văn bản này trong hội nghị và tất cả đã quyết định đẩy tối đa về mặt này.

Hồng Thuận: Đọc qua trang nhà của Hội Nghị, tôi thấy chương trình năm nay có các phần hội thảo về nữ quyền, quyền tự do Internet, và vận động dân chủ. Quyền tự do Internet gần đã đã trở thành một mối quan tâm rất lớn ở tại các nước vẫn còn bị cai trị dưới độc tài. Chúng ta biết sức mạnh của Internet qua các biến cố tại Trung Đông và Bắc Phi. Ở Việt Nam hiện nay, như bà biết, nhà cầm quyền đang nỗ lực trấn áp, cũng như bắt một số ký giả và bloggers. Bà có thể trình bày thêm về chủ đề quyền tự do Internet trong Hội Nghị hôm nay được không ạ?

Arielle: Vâng, chắc chắn rồi. Tự do Internet là chủ đề mà chúng tôi đề ra tại các Hội Nghị trong 3 năm qua. Ngay cả trước biến cố Mùa Xuân Ả Rập. Chúng tôi quyết định là thay vì có một phần riêng về tự do Internet, chúng tôi đã yêu cầu mỗi diễn giả đưa lãnh vực này vào từng bài thuyết trình của họ, nghĩa là cần có phần nói về tình trạng tự do Internet tại nước họ. Có diễn giả trình bày rất chi tiết, có diễn giả trình bày ít hơn, nhưng tựu trung đó là phương cách hay bởi vì đối với hầu hết các nhà hoạt động này thì Internet là phương tiện hàng ngày của họ để vận động nhân quyền. Không cần phải tách riêng vấn đề này. Tuy nhiên, các Hội Nghị Thượng Đỉnh trong những năm qua đều nỗ lực nhiều về tự do Internet. Cách đây 2 năm, chúng tôi ra Tuyên Ngôn Tự Do Internet, kêu gọi các chính phủ hãy thực sự gia tăng sự tiếp cận của dân chúng với Internet, đặc biệt là những nước như Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà Internet bị theo dõi nặng nề và các nhà hoạt động thường bị bỏ tù vì các bài viết của họ trên blog hay Facebook.

Hồng Thuận: Thật vậy. Và tại những nước như Việt Nam, mạng xã hội như Facebook cũng bị tình trạng lúc có lúc không.

Arielle: Chắc chắn rồi. Tại các nước như Việt Nam và Trung Quốc, có những trang mạng xã hội bị chận hoàn toàn. Nếu nhìn rộng ra chúng ta cũng thấy nhiều điều lạ bởi vì bạn sẽ thấy có những nước không có tiếp cận Internet gì cả – như Cuba, nơi mà dưới 2% dân số có Internet, chủ yếu là vì nhà cầm quyền không muốn dân chúng có thông tin. Và bạn thấy ở những nước khác như Ai Cập thì hầu hết dân chúng đều có thể vào Internet. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các nỗ lực dân chủ hóa đất nước. Và đây là một phương tiện rất lớn để người ta đẩy mạnh dân chủ.

Vì vậy hôm nay chúng tôi có một diễn giả từ Ai Cập, đó là ông Maikel Nabil. Ông là một blogger từng bị mấy năm tù. Gần đây, ông lại bị bắt sau khi chế độ Mubarak sụp đổ vì đã viết trên trang blog của ông rằng chế độ quân phiệt cũng chẳng hơn gì chế độ Mubarak. Vì tội đó ông bị bỏ tù 11 tháng biệt giam và hành hạ. Thật là điều quan trọng để [thế giới] thấy còn nhiều việc phải làm tiếp nữa, ngay cả tại những nước mà chúng ta tưởng là mọi sự đã bắt đầu được cải thiện. Hiện nay các nhà hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi nói những điều họ muốn nói.

Hồng Thuận: Thật là hay khi được thấy Hội Nghị tạo một diễn đàn thật đặc sắc cho nhiều nhà phản kháng và vận động nhân quyền khác nhau nói lên các vấn nạn tại nước họ và đưa các vấn đề này ra trước công luận thế giới. Theo bà thì đâu là những điểm thành công của Hội Nghị năm nay?

Arielle: Thật là khó nói khi mà Hội Nghị còn đang diễn ra. Nhưng chúng tôi luôn thu hút được nhiều người chú tâm, nhiều người theo dõi, và nhiều người thảo luận về chủ đề này. Chúng tôi đã gia tăng nhiều số hội đoàn thành viên cộng tác và nhiều diễn giả. Chúng tôi tiếp tục giữ liên lạc với họ và nhận được nhiều dữ kiện, cũng như giới thiệu nhiều thành viên khác. Chúng tôi thường xuyên nối kết họ với LHQ, với giới ngoại giao, với các viên chức LHQ để tạo sự chú tâm vào tình trạng nhân quyền tại nước họ. Cho nên, với tất cả các mặt như vậy, có thể nhìn đó như mức thành công của hội nghị.

Và mỗi năm, hội nghị lại lớn hơi năm trước. Ngày càng nhiều người ghi danh và quan tâm. Nhiều người phải đi từ xa đến để tham dự. Đó cũng là một thước đo thành công nữa. Chúng tôi rất vui năm nay khi thấy sự đưa tin của nhiều cơ quan truyền thông lớn. Đó cũng là một cách quan trọng để tô đậm các tình trạng nhân quyền mà chúng tôi đưa ra tại Hội Nghị.

Hồng Thuận: Vâng, tôi có thấy một danh sách diễn giả khá trọng lượng, và có cả một diễn giả Việt Nam là một nhà vận động cho nhân quyền từ đảng Việt Tân.

Arielle: Đúng vậy. Việt Nam là một chủ đề được nói đến tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva trong suốt 3 năm qua. Những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là một chuyện hệ trọng ít được nói tới. Thí dụ như Hội Đồng Nhân Quyền LHQ gần như chẳng bao giờ đề cập đến. Cho nên chúng tôi thấy phải nêu trường hợp hệ trọng này.

Hồng Thuận: Sau cùng, nếu có thể nhắn gởi đến các thính giả đang nghe đài, đặc biệt những người đang sống tại Việt Nam, bà sẽ nói điều gì?

Arielle: Tôi muốn nói với họ rằng mỗi con người đáng phải có quyền và đáng phải được sự tự do để nói những điều mình muốn nói, chọn chính phủ của mình, tự do in ấn, có một hệ thống tòa án tốt, nghĩa là căn bản ra phải có tất cả các quyền mà mỗi con người đáng được có. Tôi thực sự mong rằng Việt Nam sẽ tiến đến mức đó trong một ngày không xa để rồi chúng ta không còn phải đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva nữa. Bởi vì ngày đó, mọi sự sẽ tốt hơn và người dân sẽ sống trong tự do và dân chủ và có mọi quyền mà họ đáng phải có.

Hồng Thuận: Một lần nữa, cám ơn bà đã nói chuyện với chúng tôi tối nay.

* * *

On Tuesday March 13, 2012, the fourth annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy gathered hundreds of courageous dissidents and human rights victims, activists, diplomats and student leaders to shine a spotlight on human rights violations and call on global action.

At the end of the Summit, Trinity Hong-Thuan from Radio New Horizon (Radio Chan Troi Moi) interviewed Arielle Herzog Hadida, Director of Special Projects at UN Watch. Arielle was also the head Coordinator for the Geneva Summit for Human Rights and Democracy.


By Trinity Hong-Thuan, Radio New Horizon

March 13, 2012

Trinity Hong-Thuan: First of all, for the listeners who don’t know what the Geneva Summit for Human Rights and Democracy is, can you briefly share with us what this summit is about?

Arielle:The Geneva Summit is organized by UN Watch, in collaboration with 20 other NGOs, including Viet Tan. Some groups are working with multi-region human rights abuses and some are more country-specific. For example, we have a group focused on Sudan, a group focused Cuba, and some groups on China. We are organizing this event in parallel to the UN Human Rights Council Annual Session, with the idea to enhance and give the floor to dissidents and human rights activists from around the world. Usually they don’t have the chance to speak about their issues at the UN, and we think it’s important that there’s a forum where they can raise their countries’ specific situations, their persons, their stories, and we’re trying to reach a very large public. The conference had five hundred participants today, and two thousand people have followed the live webcast online.

Trinity Hong-Thuan: I know this is the fourth consecutive year in which the summit has been held. So what are some of the goals that this year’s summit wants to achieve?

Arielle: Our goal is really to offer this platform where human rights activists can speak out. It’s also to try to raise awareness on some of the worst human rights situations around the world. And finally, it’s really to be a parallel platform to the United Nations where activists can speak about human rights. We also issued a draft resolution that we have presented at the UN Human Rights Council, and we have given them to some ambassadors, asking them to take actions on some specific country situations. The resolution concerns, for example, Vietnam, Zimbabwe, Venezuela, China, Saudi Arabia, and all countries that the Human Rights Council usually not addressing at all. This resolution has been drafted by the partner organizations and the speakers. We have distributed them during the summit and we have all decided to try to take action as much as possible on that.

Trinity Hong-Thuan: Looking at the summit’s website, I see that this years’s program includes workshops on women’s rights, internet freedom, and democracy. Internet Freedom has been a huge concern recently in countries under dictatorship. We know its power after what we’ve witnessed happening in the Middle East and North Africa – how social media was a big factor in bringing down different dictators. And in Vietnam today, as you probably already knew, the government has been very active in cracking down and arresting journalists and bloggers. So tell us more about this emphasis on Internet Freedom during today’s summit.

Arielle: Yes, absolutely, Internet Freedom is a subject that we have been addressing at the Geneva Summit for the past three years. Even before the Arab Spring, we decided instead of having a session only on Internet Freedom we will ask every speaker to include in their speech a little bit about the situation on Internet Freedom in their country. Some of them have done it, some have spoke about it a little bit less. But it’s a good way [to incorporate this theme] because the Internet, for most of these activists, is their every day tool to promote human rights. It doesn’t need to be an issue on itself. But the Geneva Summit in the past has been very active on Internet Freedom. Two years ago, we issued an Internet Freedom declaration which called on governments to really increase the access for people to the Internet, especially for countries like Vietnam and China where the Internet is heavily monitored and activists are often jailed for what they are blogging or writing on their Facebook page.

Trinity Hong-Thuan: Right, and in countries such as Vietnam, social media tools like Facebook is intermittently banned…

Arielle: Absolutely, in Vietnam and China, some of those tools are completely blocked. It is very interesting thing to discuss in a larger forum because you see some countries where there is no Internet access – like Cuba where less than two percent of the population have Internet access mainly because the government doesn’t want the people to be informed. And you see in other countries like in Egypt where most people had Internet access, this had a huge impact on promoting democracy. And this is a huge tool that people are using to promote democracy.

So today we had a speaker from Egypt, Maikel Nabil, who is a blogger and has spent a few years in jail. Recently, he was arrested after the fall of Mubarak for writing on his blog that the military is not better than Mubarak. And for that he was jailed for eleven months in solidarity confinement and in difficult conditions. It is important to show it’s a work in progress, even in countries where we think things are getting better it’s still difficult for activists to raise their voice, to say whatever they want to say.
Trinity Hong-Thuan: It is quite exciting to see that the summit has provided such an awesome forum for different dissidents and human rights activists to speak on their issues and to bring their issues out to the world. In your personal opinion, what do you think are some of the successes of this year’s summit?

Arielle: It’s always difficult to say when you’re doing a Summit. We always have a large base of people who are interested in it, who follow it, discussing it. We have increased our partnerships with a lot of organizations and a lot of speakers with whom we are still in touch, sending us information, trying to put us in contact with other partners. We have frequently connected them to the UN, to speak with diplomats, to speak with UN officials to raise awareness about their countries’ specific situations. So in all of that, in certain ways, this is the success of the event.

The summit is getting bigger and bigger every year. More people are registering, more people are interested in it. More people are traveling to attend it. In that sense, that is how we can quantify the success. We are quite happy this year to see a lot of media coverage. This is also an important way to promote the human rights situations we are trying to raise during the summit.

Trinity Hong-Thuan: I do see a very impressive list of speakers, which also include Vietnamese activists from Viet Tan.
Arielle: Yes. Vietnam has been one of the subject of the Geneva Summit for the past three years. It’s a very important issue that is very seldom addressed. For example, the UN Human Rights Council have almost never spoken about it. It was very important to us to raise this issue.

Trinity Hong-Thuan: Lastly, for those who are listening from around the world, especially in Vietnam, what are some messages you would like to send them?

Arielle: Well I want to tell them that everyone should have freedom and should have the liberty to say whatever they want to say, to choose their government, to be able to have free press, to have a good judicial system, to basically have every right that every human being should be allowed to have. I really hope that Vietnam will reach that level soon and that we don’t need to address human rights situation in Vietnam anymore at the Geneva Summit, because things will be better and people can live in freedom and democracy and have all the rights they are allowed to have.

Trinity Hong-Thuan: Once again, thanks for speaking with us tonight.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Sư Minh Tuệ, thách thức an ninh mới đối với chế độ

Theo sách lược an ninh của chế độ, một cá nhân hoặc tổ chức có khả năng tập hợp, hiệu triệu, điều khiển quần chúng, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội đều là sự thách thức, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh chế độ cho dù cá nhân hoặc tổ chức ấy không có hoạt động gì liên quan đến chính trị.

Biện pháp được đặt ra để giải quyết luôn luôn là phải bóp nghẹt mọi mối đe dọa ấy từ trong trứng nước.

Vì cái gì…?

Nhìn cái mặt ông chủ tịch (áo trắng) rất hách dịch, thể hiện kiểu bản chất “đại ca,” xã hội đen. Cái cơ chế đảng cử, dân không được tự do ứng cử, bầu cử cứ đẻ ra các loại quan chức kiểu đó thôi.

Nếu có tự do ứng cử, bầu cử, liệu rằng nhiệm kỳ sau có người dân nào bầu cho ông này?

Nhận định của chủ tịch Đảng Việt Tân về tình trạng đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam

Chỉ trong vòng hai năm, 6 người trong Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN bị kỷ luật và buộc phải từ chức trong số 18 người ủy viên – chiếm 33%, cho thấy là chưa có nhiệm kỳ nào mà sự xung đột quyền lực lại xảy ra một cách gay gắt và lộ liễu như nhiệm kỳ 13. Hệ quả của sự xung đột này đang là sự trì trệ của bộ máy hành chánh và đang khiến cho tình hình kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng suy thoái và hỗn loạn.

Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần một sự thay đổi toàn diện.

Ông Phạm Minh Chính (trái) ôm chúc mừng ông Tô Lâm sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Ảnh: Quốc hội via AP

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công an lên vị trí chủ tịch nước

Sau khi ông Tô Lâm đăng quang vị trí chủ tịch nước của Việt Nam, mọi cặp mắt của các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều đổ dồn vào vị trí khác: Tổng bí thư. Đây chỉ là vị trí cao nhất của một tổ chức đảng, nhưng theo Hiến pháp 2013 hiện hành thì đó là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, là vị trí nắm thực quyền đối với mọi vấn đề trọng yếu của đất nước.