“Phức tạp lắm, bức xúc lắm”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, đọc tin thấy một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết, chúng ta lại nghe điệp khúc “tàu lạ” trên báo chí, và những phát biểu ú ớ, lòng vòng, khó hiểu của vài người trong giới lãnh đạo. Không dám nêu đích danh tên của kẻ thù và lòng vòng càng làm cho câu nói vần điệu của Huy Đức, “sự hèn hạ thì quen”, càng hợp lí. Có nhiều lí do để gọi đích danh kẻ thù, và chúng ta hãy gọi như thế: Tàu cộng. Chẳng có gì phức tạp cả, và cũng chẳng cần “bức xúc.”

Hãy nêu đích danh kẻ thù!

JPEG - 55.6 kb
Ảnh minh họa

Tôi hiểu các bạn trong giới báo chí (và cả chính quyền) phải cẩn thận trong cách dùng chữ trong khi chưa có đầy đủ thông tin. Mỗi lần ngư dân chúng ta bị tấn công, hoặc nghiêm trọng hơn là sát hại, người dân nghĩ ngay đến “chúng”, đến cái nhóm người đến từ cái nước dân ta quen gọi là “Tàu” (nhưng báo chí thì ấm ớ gọi là “lạ”).

Không phải ngẫu nhiên mà người ta qui kết Tàu là thủ phạm, bởi vì những gì xảy ra trong quá khứ cung cấp những thông tin cho hiện tại. Cũng giống như định lí Bayes, chỉ cần xem qua vài đặc tính của các thư rác (spam mail), chúng ta có thể tính xác suất thư đang nhận là rác hay thư thật. Tương tự, những gì xảy ra trong quá khứ gần và ngay cả hiện nay ở Hoàng Sa và Trường Sa (như tàu của Tàu cộng mở bạt đe doạ tàu của Việt Nam, và hàng trăm vụ khủng bố, cướp biển) thì xác suất rất cao lần này thủ phạm giết chết ngư dân ta là Tàu cộng. Nên nhớ là sự việc xảy ra cách đảo Vành Khăn, nơi Tàu cộng đang xây dựng, chỉ có 29 hải lí (vậy thì “còn ai trồng khoai đất này”). Vậy thì tại sao báo chí không nêu đích danh chúng? Tôi đề nghị các bạn báo chí nên viết “Tàu chưa được xác minh danh tánh, nhưng khả năng cao là tàu của Trung Quốc”. Thêm câu “khả năng cao” đâu có hại ai và hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Từ nay trở đi, đừng dùng chữ “tàu lạ” nữa, mà hãy dùng “khả năng cao là tàu của Trung Quốc” hay “tàu hải quân Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá”. Nói và viết vậy để dễ hiểu.

Hãy gọi chúng là bully – du côn!

Cứ mỗi lần một ngư dân bị sát hại hay Tàu cộng tấn công là có những phát biểu khó hiểu của các vị lãnh đạo. Trả lời phỏng vấn về vấn đề tàu chiến của Tàu cộng đe doạ tàu của Việt Nam gần đây, ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà nói những câu chẳng ai hiểu được ông muốn nói lên cái ý gì. Ông lặp đi lặp lại rằng hành xử của Tàu là hành xử của “nước lớn” (1). Ông không đưa ra được một giải pháp nào. Ông chỉ nói “Tư tưởng của họ như thế đấy. Thỉnh thoảng họ sẽ lại làm một cú như vậy để thăm dò, xem thái độ của Việt Nam thế nào”. Có nghĩa là gì? Tôi chẳng hiểu câu này nói lên cái điểm gì cả. Thế thì câu hỏi đặt ra là Việt Nam hành xử thế nào trước thách thức của Tàu? Chẳng hành xử thế nào cả, vì người đương nhiệm và thay thế ông Phạm Văn Trà chỉ nói (theo bài báo tường thuật): “phức tạp lắm, bức xúc lắm”!

Thì ai mà chẳng biết Tàu là nước lớn, nhưng chẳng lẽ hành xử của nước lớn là ăn cướp trên biển, ngạo mạn trong chính trị, thô lỗ trong ngoại giao? Đó không phải là cách hành xử “lớn”, mà là tiểu nhân. Tiếng Anh có chữ bully (du côn) để chỉ những hành động mà Tàu cộng áp dụng cho Việt Nam. Thật vậy, chỉ cần google hai chữ bully và china, sẽ thấy thế giới nói thẳng rằng Tàu chẳng những là một nước du côn, mà còn là du côn lớn nhất trong vùng – the biggest bully in the region. Ai cũng thấy Tàu cộng là du côn, nhưng nhiều người lãnh đạo Việt Nam thì không thấy; họ chỉ thấy Tàu là “nước lớn” (1).

Do đó, tôi đề nghị hãy cho báo chí và người dân gọi Tàu cộng là “du côn” hay bully. Cái danh đó rất đúng với những hành động của Tàu đối với Việt Nam, không chỉ trên biển, mà còn trên báo chí. Chúng đã cho cái loa Hoàn Cầu Thời Báo đe nẹt ta, thậm chí bêu rếu lãnh đạo Việt Nam. Đó là hành động của kẻ lưu manh chứ còn gì nữa. Vậy thì chúng ta hãy gọi đúng tên: Tàu du côn.

Hãy cho người dân lên tiếng!

Còn nhớ trước đây, một quan chức tên là Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng có những phát biểu rất khó nghe khi tàu của Tàu cộng vào tận vùng biển của Việt Nam và táo tợn cắt cáp tàu của Việt Nam. Bình luận về sự kiện nghiêm trọng này, ông Chiến nói trước cửa toạ của ĐHQG Hà Nội rằng đó là hành động “Yêu cho đòn cho vọt” của Tàu cộng! Ông làm cho các giáo sư và sinh viên của ĐHQG Hà Nội sững sờ. Ông gián tiếp xem Tàu cộng là cha mẹ của Việt Nam.

Ông còn dám nói rằng người dân biểu tình chẳng làm được gì cả. Ông còn nói theo giọng điệu của Tàu cộng là Việt Nam chưa đầy 100 triệu dân, “mình biểu tình năm ngàn người thì họ biểu tình năm chục ngàn người … Kinh khủng hơn thế … Giải quyết vấn đề gì đâu”! Xin nhắc lại rằng ông này là một quan chức ăn lương từ thuế của dân, và có nhiệm vụ thương thảo về biên giới với Tàu.

Ông này hình như không thuộc sử, và nói trước quên sau. Nói như ông thì các phong trào xuống đường biểu tình ở miền Nam do sự xách động của cán bộ nằm vùng là vô dụng sao? Nói như ông thì tại sao khi người dân xuống đường biểu tình chống Tàu cộng làm cho báo chí bên Tàu chúng nó cay cú. Chúng cay cú và hặm hực là phải, bởi vì chúng sợ. Vâng, Tàu cộng không sợ mấy chiếc tàu chiến hay tàu lặn của VN đâu; chúng chỉ sợ người Việt đoàn kết thành một khối và trở thành bất khả xâm phạm.

Cái khối đoàn kết đó đã từng đánh bại Tàu trong quá khứ. Ông Chiến không thuộc sử, nên không nhớ rằng Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi đã từng đập tan quân Tàu lớn hơn VN lúc đó nhiều lần sao? Sở dĩ những bậc tiền nhân đó thắng Tàu là vì họ có sự ủng hộ của dân, và họ quyết chí chống kẻ xâm lược chứ không có “bạn” gì cả. Khi cả một khối dân tộc đoàn kết với nhau thì họ chẳng làm gì được. Tàu cộng có thể không sợ những người đang cầm quyền ở Việt Nam, cũng chẳng mấy quan tâm đến vài chiếc tàu chiến, tàu lặn mà VN thỉnh thoảng đem ra đe nẹt. Nhưng Tàu cộng rất sợ 90 triệu người đoàn kết thành một khối. Tàu cộng cũng rất ngại khi khối người đó đồng thanh cất tiếng tố cáo chúng trên trường quốc tế.

Trên trường quốc tế chỉ có Mĩ là có khả năng làm cho Tàu cộng chùn chân. Do đó, tôi rất đồng tình với tướng Lê Văn Cương khi ông khuyên chính phủ Việt Nam nên liên minh với Mĩ để bảo vệ biển đảo. Tướng Cương nói thẳng rằng “Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hi vọng gì ở Nga nữa, lợi ích của họ là tối thượng. Ấn độ thì ốc mang mình ốc chưa nổi nữa thì làm sao? Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mĩ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mĩ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mĩ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế” (2).

Những nhận xét trên đây cho thấy vấn đề chẳng có gì là “phức tạp lắm”. Hãy gọi thẳng tên kẻ thù là Tàu cộng. Hãy dùng tính từ du côn cho chúng, vì nó đúng với bản chất của chúng. Hãy bật đèn xanh cho người dân bảy tỏ cảm xúc, kể cả xuống đường phản đối bọn lưu manh Tàu cộng. Hãy liên minh với Mĩ, chứ không nên đi hàng hai. Không nên để cho cái gọi là “tình bạn”, cái gọi là ý thức hệ cộng sản (vì Tàu chẳng còn tin và theo chủ nghĩa cộng sản; chúng theo chủ nghĩa chauvin) làm lu mờ phán xét và làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc và đất nước.

(1) http://dantri.com.vn/su-kien/dai-tu…

(2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_de…

Nguồn: Fb Nguyễn Văn Tuấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)