Quân đội không làm kinh tế: Thật không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ở Việt Nam ngày nay, chế độ độc tài còn đứng vững nhờ sự chống đỡ của hai cột trụ chính yếu: thứ nhất công an, thứ nhì quân đội. Lực lượng công an đã tự hào khẳng định “còn đảng còn mình”, quân đội thì thường xuyên được nhắc nhở hãy trung thành và bảo vệ đảng, đất nước và nhân dân đứng hàng thứ yếu.

Do đó, việc nuôi dưỡng hai đứa con cưng này để vun bồi lòng trung thành của chúng là mối quan tâm hàng đầu của đảng. Trong thời kỳ gọi là đổi mới nền kinh tế, trong khi giai cấp đảng viên được đảng khuyến khích lao vào làm ăn và làm giàu, công an và quân đội cũng không bị bỏ quên.

Trong thể chế cộng sản, quy luật “tự quản” tuy là một quy luật bất thành văn nhưng áp dụng đồng đều cho mọi lãnh vực, do một cấp ủy đảng phụ trách và chỉ đạo xuyên suốt. Ngoài các bộ trong chính phủ, Công an, Quân Đội, Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh cũng như các hiệp hội quốc doanh khác đều có một bộ máy kinh tế bao gồm nhà thương, trường học, khách sạn, du lịch… có mặt khắp nơi. Tuy quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhằm chung một mục đích là phục vụ cho các đảng viên trong ngành của mình. Thật ra sự phục vụ này chỉ là hình thức mà mục đích làm giàu cho lãnh đạo thì nhiều.

JPEG - 88.6 kb

Riêng Quân Đội, ngoài nhiệm vụ thông thường là giữ an ninh còn phải làm kinh tế, nào là du lịch, xây dựng, địa ốc, tin học nên mới có những Công ty xây dựng, Công ty du lịch quân đội và biết bao công ty lớn nhỏ khác, thậm chí còn có cả Ngân hàng do Quân đội đứng ra thành lập.

Nhìn vào ai cũng biết đây là một cuộc chia phần do đảng chủ trương. Nếu trong chính phủ có Bộ Công thương được giao quyền tung hoành trong nhiều lãnh vực béo bở để làm nghèo đất nước thì quân đội và công an cũng được chia phần miếng bánh ngon. Cũng có thể hiểu đây là cách mà đảng ban ơn và mua chuộc lòng trung thành của quân đội, phải luôn luôn tuyệt đối “trung với đảng” và bảo vệ đảng trước khi “hiếu với dân” cho có lệ.

Trong cuộc đấu tranh giữ đất của người dân Đồng Tâm vừa qua đã hé lộ cho người ta thấy bộ mặt của đại gia Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội mà người đứng đầu là một thiếu tướng. Sau đó, sự kiện chiếm đoạt hơn 150 hecta đất của phi trường Tân Sơn Nhất làm dư luận bùng lên những chỉ trích mạnh mẽ. Lý do là trong “sân bay có một sân golf” và những công trình khách sạn, nhà hàng “hoành tráng” được cho là nguyên nhân của “sân bay thành sân mưa” và nạn kẹt xe triền miên của khu vực phi trường. Tất cả tồn tại ngang nhiên từ thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, cho đến nay nó vẫn được Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân chăm sóc, bảo vệ chặt chẽ hơn bảo vệ vùng trời đất nước.

Khi vất súng chạy kiếm đồng đô la, các tướng lãnh xoa tay phấn khởi bảo nhau “quân đội làm kinh tế”, coi như một cơ hội bằng vàng cho giai cấp chỉ huy. Nghe qua có vẻ như đời sống bộ đội từ nay sẽ được đãi ngộ khá hơn, hay được hưởng chút ơn mưa móc từ chủ trương này. Nhưng ngược lại, ai cũng thừa biết chuyện quân đội làm kinh tế không liên quan gì đến người lính mà chỉ là chuyện cấu kết kinh doanh của một số tướng lãnh địa phương và Bộ Quốc phòng. Đây là một nhóm lợi ích của Bộ quốc phòng được hợp pháp hóa bằng chủ trương “làm kinh tế” để che mắt thế gian.

Cùng với các bộ, các ban, các ngành khác, các tướng tá của Bộ quốc phòng không thể chỉ đeo huân chương đầy ngực để sống với những danh vị trong quá khứ; mà họ cũng cần có “xu hào rủng rỉnh” là những đồng đô la xanh xanh đầy quyền lực.

Sau Tháng 4, 1975 không chỉ phi trường Tân Sơn Nhất mà quân đội lúc đó đã được giao quản lý tất cả kho tàng, đất đai, doanh trại của chế độ cũ. Và ngay sau đó vài năm dù chưa có chủ trương làm kinh tế, những ông chủ mới đã phù phép chia chác, xẻ thịt doanh trại cũ, biến hóa chúng thành những khu biệt thự sang trọng trên hàng trăm nền đất “chùa” vô chủ. Giờ đây khi vụ đất đai phi trường Tân Sơn Nhất bùng nổ, người ta mới thấy các tập đoàn lợi ích trong quân đội kinh doanh thật táo tợn. Họ cương quyết bảo vệ sân golf và khách sạn 5 sao ở hướng Bắc bằng cách đưa đề nghị mở rộng phi trường về hướng Nam là hướng của khu dân cư. Vì lợi ích bản thân các tướng tá của Bộ Quốc phòng phủi bỏ câu “vì nhân dân” để chọn câu “vì sân golf”.

Cái hậu quả hiển nhiên là khi mải mê chạy theo đồng tiền, nhiệm vụ cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước chỉ còn là câu khẩu hiệu treo tường. Biển đảo hay đất liền còn hay mất giờ đây không còn là chuyện quan trọng so với chủ trương lớn “quân đội làm kinh tế”, cũng có nghĩa là quân đôi cương quyết bám bờ làm giàu.

Khi câu chuyện Sân Golf bùng nổ ngày càng lớn, Bộ quốc phòng tìm cách gỡ gạc chút thể diện còn sót lại trước công luận. Trong một cuộc họp tại TP. HCM có mặt TT Nguyễn Xuân Phúc, tướng Lê Chiêm Thứ trưởng quốc phòng tuyên bố rằng “Quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân.”

JPEG - 71.3 kb
Tướng Lê Chiêm.

Giống như tín hiệu của một chiếc pháo lép, tuyên bố của tướng Lê Chiêm chỉ làm người dân ngạc nhiên hơn tin đó là sự thật. Vì nếu phải rời bỏ một lãnh vực kinh doanh tiền vô như nước, các tướng tá Bộ quốc phòng sẽ xoay sở ra sao với hàng chục đơn vị kinh tế khác của mình. Chúng có mặt hầu hết trong các ngành nghề béo bở như viễn thông, nhà đất, xây dựng, ngân hàng cho đến sân golf, khách sạn, công ty may mặc, công ty vận tải, công ty du lịch. Đó là những mối lợi khổng lồ lâu nay vun bồi tài sản ngày càng cao của các anh hùng thời bình. Không dễ gì mà họ trở về với hai bàn tay trắng và những bộ huân chương lòe loẹt vô bổ.

Không làm kinh tế nữa dĩ nhiên phải đặt vấn đề thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các công ty. Nếu phải làm, không gì tốt đẹp hơn là chính đàn em hay thân nhân của họ sẽ được đẩy ra làm những ông chủ mới một cách hợp pháp. Thế là lọt sàng xuống nia, câu chuyện “quân đội không làm kinh tế” trôi qua trót lọt dễ như con voi chui qua lỗ kim.

Điều đáng chua chát hơn khi Lê Chiêm nói “Quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung xây dựng chính quy, hiện đại để bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân.” Nó cho thấy lâu nay quân đội đã bỏ quên nhiệm vụ quan yếu nhất của mình để chạy theo lợi ích cá nhân. Tướng Lê Chiêm cũng không quên nhấn mạnh thêm rằng xây dựng quân đội trước hết là để “bảo vệ đảng và nhà nước”, còn nhân dân được xếp cuối cùng. Nhưng có lẽ đã quá muộn vì khi quân đội nhân dân này bước sang chính quy hiện đại thì nó đã trở thành một bộ phận phụ thuộc trong quân đội Trung Cộng. Và chính ngay trong lúc này, quân đội Việt Nam đã tự trói mình làm quân đội của một nước chư hầu của Bắc Kinh.

Trong khi mọi cơ quan quân đội đã bung ra làm giàu bằng mọi cách mà tuyên bố “chấm dứt mọi hoạt động kinh tế”, chẳng khác nào ông tướng Lê Chiêm tự nổ súng vào chân mình. Hay nói khác đi ông triệt con đường làm giàu cũng là con đường thăng quan tiến chức của các đồng chí tướng tá khác của ông. Cho nên cách hiểu đúng đắn nhất lời tuyên bố của viên thứ trưởng quốc phòng vừa qua chỉ là lời nói mị dân nhằm mục đích hạ hỏa dư luận đang bực mình vụ Sân Golf Tân Sơn Nhất và vụ Đồng Tâm.

Rốt cuộc người dân phải tin lời Tổng thống Thiệu nói: “Đừng tin những gì cộng sản nói… Thật đấy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.