RSF Phát Hành Cẩm Nang Dành Cho Cộng Đồng Blogger Và Những Ai Muốn Bày Tỏ Quan Điểm Trên Internet

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Trà Mi, phóng viên đài RFA)

Tổ chức bảo vệ nhân quyền mang tên Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Pháp, vừa phát hành phiên bản thứ hai của cuốn “Cẩm nang dành cho cộng đồng blogger và những ai bày tỏ quan điểm bất đồng trên mạng internet”, với mục đích giúp người dân ở các quốc gia độc tài thực hành quyền tự do ngôn luận, vượt thoát sự kiểm duyệt gắt gao của nhà nước.

- Nghe cuộc phỏng vấn này
- Tải xuống để nghe

Liên quan đến đề tài này, Trà Mi có cuộc trao đổi với bà Clothilde Le Coz, người đứng đầu Văn phòng cổ võ tự do Internet, thuộc tổ chức Phóng viên không biên giới.

JPEG - 11.1 kb
Handbook for bloggers and cyber-dissidents. Courtesy of rsf.org.

Bà Clothilde Le Coz: Nội dung cuốn sách được chia ra làm 2 phần. Phần 1 chỉ dẫn mọi người cách sử dụng và cập nhật trang blog nhật ký điện tử cá nhân. Phần 2 dành cho các blogger ở những quốc gia độc tài kiểm soát internet, hướng dẫn các kỹ thuật phá vỡ sự kiểm duyệt của nhà nước.

Ngoài ra, cẩm nang còn có những câu chuyện về người thật, việc thật, do chính các bloggers trên thế giới chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm.

Trà Mi: Các bloggers ở Việt Nam làm thế nào để có được cuốn cẩm nang này, thưa bà?

Bà Clothilde Le Coz: Chúng tôi đang cố gắng phân phối quyển sách đến các mối liên lạc. Bạn có thể đọc và tải nó về từ trang mạng của chúng tôi ở địa chỉ www.rsf.org, hoặc từ các trang web của các tổ chức phi chính phủ.

Ở các nước mà website của tổ chức chúng tôi bị chặn tường lửa, thì vẫn có một số bloggers đăng tải cẩm nang này trên blog cá nhân của họ để chia sẻ với cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tính tới việc chuyển dịch cẩm nang này ra tiếng Việt để có thể tiếp cận với nhiều người tại Việt Nam hơn.

Theo quan sát của Tổ chức phóng viên không biên giới chúng tôi, các quốc gia quản lý internet như Việt Nam luôn viện cớ ngăn chặn những hành động vi phạm pháp luật để ra luật kiểm duyệt các trang web, giới hạn quyền tự do internet và quyền tự do bày tỏ quan điểm của người dân. Thực tế cho thấy có rất nhiều trang web bày tỏ quyền tự do ngôn luận hay bàn về vấn đề nhân quyền bị nhà nước khoá chặn.

Trà Mi: Theo bà, mọi người có thể làm gì trước những luật lệ quy định như vậy?

Bà Clothilde Le Coz: Điều đầu tiên là giúp mọi người học hỏi cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật chống lại sự kiểm duyệt, và cần phải nhân rộng việc này. Vì một khi mọi người hiểu biết các kỹ thuật đối phó thì sự kiểm duyệt của nhà nước sẽ phần nào bị vô hiệu hoá. Điều quan trọng thứ hai là mọi người đừng nao núng trước các hành động áp đặt, vi phạm nhân quyền, cứ tiếp tục viết blog bày tỏ tư tưởng, chia sẻ thông tin, để thực thi quyền tự do thể hiện quan điểm của mỗi cá nhân.

Tình hình tự do internet tại Việt Nam

Trà Mi: Tổ chức phóng viên không biên giới đánh giá về tình hình tự do internet tại Việt Nam như thế nào, thưa bà?

Bà Clothilde Le Coz: Là một trong những nước có tự do internet tồi tệ nhất trên thế giới mà bằng chứng rõ ràng là hiện có 8 người thể hiện ý kiến bất đồng trên mạng đang bị cầm tù. Việt Nam đang bắt chước y chang quan điểm, đường lối quản lý internet của Trung Quốc. Kể từ năm 2002, tại Việt Nam đã xuất hiện một lực lượng cảnh sát mạng, chuyên theo dõi, kiểm tra các tiệm internet cà phê. Điều này khiến dân chúng e ngại khi phản ánh hiện thực xã hội và thể hiện quyền tự do bày tỏ tư tưởng.

Trà Mi: Giới chức trách Việt Nam khẳng định việc quản lý internet nhằm hỗ trợ cho nó phát triển đúng hướng, ngăn chặn việc lợi dụng quyền tự do bày tỏ tư tưởng để chống đối nhà nước hoặc gây hại cho an ninh quốc gia. Ý kiến của bà về việc này ra sao?

Bà Clothilde Le Coz: Thế thì cái hướng đúng cần phải phát triển đó, là gì?

Trà Mi: Theo cách nói của giới thẩm quyền, đó chính là sự phát triển internet lành mạnh và bổ ích.

Bà Clothilde Le Coz: Vậy, cái gì gọi là “lành mạnh” một khi người dân không có quyền phê bình, chỉ trích nhà nước hoặc phản ánh đời sống xã hội? Thật không “lành mạnh” chút nào khi con người chẳng được quyền phát biểu tự do những suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Những nhân vật đang bị cầm tù vì các bài viết phổ biến trên mạng internet, họ chỉ thể hiện quan điểm của họ, chứ họ không làm gì nguy hại đến nhân dân và quốc gia Việt Nam cả. Cái quyền ấy, những người ở Pháp hay ở Châu Âu vẫn thực hành mỗi ngày mà có ai bị đi tù đâu?! Đó không phải là hành động gây rối trật tự xã hội hay an ninh quốc gia mà đó chính là quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, là nhân quyền của công dân.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Thông tin trên mạng:
How to blog anonymously

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)