Rước Đuốc Thế Vận Thất Bại Thê Thảm tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng tại quảng trường Nhân Quyền Paris

JPEG - 108.1 kb

Phải nói ngay là cuộc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tại Paris ngày hôm nay 7/4/2008 là một thất bại ê chề đối với Trung Quốc. Không phải chỉ sau những biến cố tại Luân Đôn ngày hôm qua đối với ngọn đuốc thế vận mà từ nhiều ngày nay, đại diện Trung Quốc tại Pháp là Hu Chang Chun đã yêu cầu các cơ quan công quyền của Pháp phải huy động tối đa lực lượng và phương tiện để cuộc rước đuốc thành công và “là cuộc lễ lớn”. Theo dự trù của ban tổ chức, ngọn đuốc sẽ được 80 lực sĩ chuyển tay và rước chạy bộ trên suốt đoạn đường 28km trong thủ đô Paris, bắt đầu từ tầng thứ nhất tháp Eiffel để kết thúc tại sân vận động Charlety nằm ở phía Nam của thành phố. Sở cảnh sát đô thành đã huy động 3.000 nhân viên an ninh chìm nổi, các đơn vị cảnh sát dã chiến CRS, xe thùng, xe chữa lửa, v.v… Xung quanh cây đuốc sẽ có một vòng đai dầy đặc đường kính 200m gồm 60 xe moto, 100 lính cứu hỏa chạy bộ, 100 cảnh sát đi rollers, 160 cảnh sát dã chiến trên 32 chiếc xe ca, 16 xe của các công ty bảo vệ dân sự !!!…

Tất cả những biện pháp nêu trên là để đối phó với những người ủng hộ Tây Tạng và chống lại sự đàn áp đẫm máu người Tây Tạng do quân đội, công an Trung Quốc tại Lhassa và những tỉnh thành khác. Tuy rằng cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp không đông là bao, nhưng để nói lên tiếng nói của nhân dân Tây Tạng đang bị đàn áp trong nước, nhiều người Tây Tạng sống rải rác trên các nước Âu Châu như Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, v.v… đã kéo nhau về Paris trong dịp này. Ủng hộ nhân dân Tây Tạng có rất nhiều các tổ chức hội đoàn người Pháp hay các cộng đồng các dân tộc tại Pháp và Âu Châu. Về phía người Pháp phải kể Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF hay RWB), các chính trị gia thuộc đảng Xanh, đảng Xã Hội, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, các lực sĩ thế vận hội, v.v… Phía các tổ chức cộng đồng thì có cộng đồng người Việt, cộng đồng người Lào, cộng đồng Miến Điện, Pháp Luân Công, v.v…

Dưới sự vận động của Ký Giả Không Biên Giới, cuộc đấu tranh nhân dịp rước đuốc Thế Vận hội bao gồm cuộc mít tinh tại quảng trường Nhân Quyền tại Trocadero, đối diện với tháp Eiffel, là nơi xuất phát cuộc rước đuốc, cuộc mít tinh tại Tòa Thị Sảnh Paris và tại sân vận động Charléty. Thêm vào đó là những hoạt động đột xuất trên suốt đoạn đường rước đuốc với cờ Tây Tạng và biểu ngữ đòi nhân quyền và tự do cho dân Tây Tạng. Mục đích là để thế giới biết đến những hành động đàn áp dã man của Trung Quốc đối với Tây Tạng, hầu tạo áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Bắc Kinh để giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của nhân dân Tây tạng .

Cuộc Biểu Tình tại Trocadero

JPEG - 183.1 kb

Từ khoảng 10 giờ sáng, các tổ chức, đoàn thể đã bắt đầu tề tựu về quảng trường Nhân Quyền với cờ và biểu ngữ. Đêm hôm trước, trời Paris lạnh và tuyết đã rơi. Sáng nay tuy nhiều mây nhưng cũng có lúc mặt trời đã xuất hiện. Dầu vậy gió vẫn còn lạnh buốt. Dường như chẳng ai để ý đến thời tiết. Chỉ thấy những khuôn mặt cương quyết, những ánh mắt thân thiện giữa những người không cùng chủng tộc, không cùng tiếng nói nhưng chung một lý tưởng: chống độc tài, chống đàn áp, đòi dân chủ, tự do,nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới.

JPEG - 15.7 kb

Cảnh sát đã huy động một lực lượng hàng trăm người tới án ngữ. Chắc họ cũng nghĩ đám biểu tình nhiều lắm cũng chỉ như những lần trước, quy tụ được vài trăm người là cao. Nhưng càng lúc đoàn biểu tình càng đông. Quảng trường rộng lớn đầy kín người, hàng trăm lá cờ gồm cờ Tây Tạng, cờ Pháp, cờ Quốc Gia Việt Nam, cờ Bỉ, cờ Phật Giáo, v.v…

Con số đã được phía cảnh sát ước lượng là 2.000người: nhưng theo những người hiện diện thì con số có thể lên đển ba hoặc bốn ngàn người. Người đại diện của cộng đồng Tây Tạng phát biểu tố cáo tội ác xâm lăng, diệt chủng, đàn áp tại Tây tạng từ hơn nửa thế kỷ nay. Ông đã thay mặt đông hương của ông đòi hỏi Trung Quốc phải chấm dứt đàn áp và trả lại độc lập, tự do, Nhân Quyền cho đất nước Tây Tạng cũng như phải đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó, lần lượt các cộng đồng và tổ chức hội đoàn đã lần lượt lên phát biểu. Tất cả đều ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của dân tộc Tây Tạng và cũng là của toàn thể các dân tộc đang bị các chế độ độc tài cai trị. Cuộc biểu tình kéo dài đến 6 giờ chiều mới bế mạc.

Cuộc Rước Đuốc Hỗn Loạn

JPEG - 121.8 kb

Sau đây là diễn tiến từng giờ, từng phút cuộc rước đuốc Thế Vận Hội 2008 Bắc Kinh tại Paris dựa theo các nguồn tin của hãng AFP, Reuters, AP, báo Libération, báo Nouvel Observateur…

23:45 ngày 06/04/08 ngọn lửa Thế Vận Hội đã được chuyên chở bằng máy bay tới phi trường Charles De Gaulle.
11:07 ngày 07/04 có cuộc cãi vã giữa những người biểu tình với một kẻ mang cờ Trung Quốc tới khiêu khích. Cảnh sát mặc thường phục đã can thiệp để tên đó rút đi.
12:00 Ngọn lửa với sự bảo vệ trùng điệp tới tháp Eiffel.
12:20 Một số người cầm cờ Tây Tạng tới chân tháp Eiffel. Cảnh sát yêu cầuhọ phải cất cờ đi, hoặc phải rời địa điểm. Trong lúc những người mang cờ Trung Quốc thì được tiếp tục trưng cờ tại chỗ.
12:25 Những người mang cờ Tây tạng bị đuổi sang bên kia sông Seine nhập đoàn biểu tình ở quảng trường Nhân Quyền. Trong lúc đó, khoảng 100 mang cờ đen có 5 vòng olympic bằng còng số 8 thuộc tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (KGKBG) bám sát khoảng100 tên mang cờ Trung Cộng.
12:30 Đuốc Thế Vận đã được thắp lên và trao cho vận động viên Stéphane Diagana tại tầng 1 tháp và bắt đầu rước chạy xuống cầu thang.
12:32 Ngay lúc đó một người dương cờ Tây tạng chạy sấn tới ngọn đuốc nhưng bị cảnh sát lôi đi. Ông luôn miệng hô to “Tự Do cho Tây tạng, Quân đội Trung Quốc cút khỏi Tây Tạng, Tự do cho nhân dân Trung Quốc, Tẩy chay Thế Vận Hội”.
12:35 Vận động viên xuống đến đường nhưng phải chờ sau một chiếc xe tải vì phía trườc cảnh sát đang dẹp những người biểu tình cản đường.

JPEG - 22 kb
Cảnh tước cờ người biểu tình ủng hộ Tây Tạng. (Ảnh Ouest France)

12:44 Ngọn đuốc mới rời khỏi khu vực tháp Eiffel, các thành viên KGKBG chạy theo, miệng hô to “Tự Do ngôn luận. Sarkozy qua Tây tạng”.
12:53 Đoàn rước bị tắc nghẽn không tiến được vì bị người biểu tình ngăn chặn. Nhiều người đã nhảy qua hàng rào của cảnh sát để xông tới dập tắt ngọn đuốc đều bị cảnh sát khống chế thô bạo.
12:59 Đuốc đã phải chui vào một chiếc xe bus để được an toàn. Vận động viên cầm đuốc ngồi trên xe. Xe chạy chứ người không chạy.
13:08 Có tin ngọn đuốc bị tắt, lại có tin khác là do chính nhân viên an ninh tắt đuốc. Cảnh sát xác nhận là đuốc có lên xe vì di chuyển khó khăn, nhưng phủ nhận tin đuốc bị tắt. Tuy nhiên nhiều người đoan chắc đã thấy ngọn đuốc bị tắt.

JPEG - 109.3 kb

13:20 Đoàn rước lại bị chặn vì có khoản 40 người ngồi biểu tình giữa đường. Cảnh sát phải khiêng từng người đi. Một số sinh viên Tàu đi theo đoàn rước vừa đi vừa hát quốc ca của họ.
13:31 Đuốc ra khỏi xe bus và được trao cho một nữ vận động viên Trung Quốc ngồi xe lăn.
13:32 Chỉ 1 phút sau khi thu hình đuốc trong tay nữ vận động viên xe lăn, cả người lẫn đuốc lại chui vào xe.
13:35 Trong lúc đuốc đang di chuyển thì có khoảng 200 người ủng hộ Bắc Kinh cầm cơ Trung Quốc biểu tình trước tòa đô chánh Paris.
13:46 Bị cật vấn, cảnh sát phải công nhận là trước lúc 13:30, đuốc có bị tắt vì lý do “kỹ thuật”.
Hơn 1 tiếng đồng hồ sau khi xuống tới chân tháp Eiffel, ngọn đuốc do các lực sĩ điền kinh cầm chạy đã không di chuyển nổi 2 km.
13:55 Đuốc lại chui ra khỏi xe và được vận động viên David Douillet, vô định nhu đạo cầm để trao cho vận động viên Teddy Riner.
13:58 Trong lúc David Douillet tính chạy tới đốt đuốc cho Teddy Riner thì anh bị an ninh chìm của Trung Quốc cản lại.
14:01 Xô sát trước tòa đô chánh giữa những người biểu tình ủng hộ và chống Trung Quốc.
14:03 Chuyện vô duyên, khi David Douillet tới sát Teddy Riner, chưa kịp truyền lửa cho đuốc của anh này thì một tên mật vụ Trung Quốc thò tay tắt đuốc. Cả hai vận động viên đền cầm đuốc không có lửa.
14:07 Cảnh sát quây hai khối ủng hộ Trung Quốc và ủng hộ Tây Tạng riêng ra.
14:23 Một số người nhảy ra tính dập tắt ngọn đuốc nhưng không thành, bị cảnh sát bắt đi.
14:30 Một số thành viên của KGKBG đã leo ra ngoài tháp Eiffel treo lá cờ đen phản đối Trung Quốc đàn áp tây tạng .

14:38 Đoàn rước bị kẹt dưới gầm cầu Garigliano vì người biểu tình đã xích tay nhau ngồi giữa lộ.
14:48 Đuốc được 5 vòng đai cảnh sát tiến rất khó khăn.
15:00 Đoàn rước chạy qua quảng trường Trocadero. Đi trước là khoảng 60 xe thùng của cảnh sát. Dân chúng và đoàn biểu tình đã la ó phản đối.
15:15 Trên đại lộ Marceau, ngay khi đoàn rước đi qua, một lá đại kỳ rộng 5 mét mầu đen có 5 còng số 8 được buông từ trên tầng lầu xuống mặt tiền đường.
15:25 Đuốc chui ra khỏi xe bus trên đường Champs Elysées giữa tiếngl a ó phản đối của dân chúng. Từ đầu đến giờ đuốc đã phải chui lên xe 3 lần rồi.
15:30 KGKBG lại giăng 1 lá đại kỳ từ lầu 3 trên đại lộ Champs Elysées.

JPEG - 39.2 kb
Đuốc tới quảng trường Concorde. Những người mặc đồ thể thao mầu xanh đều là công an mật vụ Trung Quốc. Họ ra lệnh cả cho cảnh sát Pháp. (Ảnh : Ouest France)

15:40 Đuốc tới quảng trường Concorde. Tới giờ này, ngọn đuốc đã bị chậm trễ 1 tiếng đồng hồ so với chương trình dự kiến, tuy rằng phần lớn đường đất, đuốc ngồi trên xe, chạy nhanh hơn chạy bộ.
15:45 Đuốc được rướcchạy bộ trên quảng trường rộng lớn và hướng về phía bảo tàng Le Louvre.
15:48 Tin tức cho biết đuốc sẽ không dừng tại tòa đô chánh vì đã trễ 1 giờ 30 so với chương trình.
16:00 Rời Concorde chưa được mấy trăm thước, đuốc lại phải chui lên xe bus ngang vườn Tuileries.
16:08 Đoàn rước bị dân chúng chặn lại gần tòa đô chánh. Nhiều người ủng hộ Tây Tạng nhào về phía xe bus.

16:11 Đuốc ngồi trên xe bus đi ngang qua tòa đô chánh không dừng lại như dự trù, đã bị dân chúng la ó phản đối. Ông Thị Trưởng thành phố Paris Bertrand Delanoe, người đã cho treo trước tòa đô chánh khẩu hiệu “Paris bảo vệ Nhân Quyền khắp nơi trên thế giới”, cho biết lễ nghi tiếp rước đuốc Thế Vận tại Tòa Đô Chánh đã bị hủy bỏ do quyết định của phía đại sứ quán Trung Quốc. Ông có vẻ phật lòng vì dù sao ông cũng là chủ nhà mà ngọn đuốc từ Bắc Kinh sang đây không tới chào thì quả là thiếu lễ độ.
16:28 Sở cảnh sát Paris cho biết lộ trình bắt đầu từ tòa đô chánh sẽ thay đổi theo ý của ban tổ chức.
16:30 Đang phiên họp, Chủ Tịch Quốc Hội Pháp tuyên bố gián đoạn 30 phút để các dân biểu đón đuốc đi ngang Quốc Hội.
16:32 Khoảng 50 dân biểu quàng giải cờ biểu hiệu chức vụ dân biểu trên vai đã leolên hàng rào tiền đình Quốc Hội, tay cầm cờ Tây Tạng và cờ KGKBG cỡ nhỏ sau tấmbiểu ngữ dài ghi dòng chữ “Hãy tôn trọng Nhân Quyền tại Trung Quốc”. Nhiều dân biểu đã phát biểu lên án Bắc Kinh đàn áp Tây tạng.
16:35 Vì không biết lộ trình đoàn rước đuốc đã thay đổi, toán đột kích tại Nhà Thờ Đức Bà đã buông từ trên tháp cao lá đại kỳ 5mX7m trước tiền đình.
17:00 Ban tổ chức quyết định hủy bỏ các trạm tiếp sức từ Quốc Hội tới sân vận động Charlety. Đuốc sẽ ở luôn trên xe bus và được chởthẳng tới sân vận động này.
17:35 Xe chở đuốc tới sân vận động Charlety. Hai đoàn múa rồng rước đuốc vào trong sân. Ngọn đuốc đã châm lửa vào đỉnh lớn, kết thúc cuộc rước lịch sử ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Một vài chiếc pháo bông được bắn lên không gây chú ý cho ai cả.

****

Olympic Torch Chaos in Paris april 7 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.