San Francisco, Ngày 9 Tháng Tư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
GIF - 11.8 kb

Người Tây Tạng có thể làm được. Người dân Sudan vùng Darfur có thể làm được. Người Miến Ðiện (Myanmar) có thể làm được. Người Trung Hoa có thể làm được. Và chắc chắn họ sẽ làm. Nhưng liệu người Việt Nam ở California có thể làm được hay không?

Ngày 9 Tháng Tư tới, nhiều nhóm người thuộc các sắc tộc và các quốc gia trên sẽ rủ nhau kéo về thành phố San Francisco để cho cả thế giới chứng kiến – qua máy thu hình các đài truyền hình khắp nước Mỹ và các nước khác – cảnh họ tố cáo chính quyền Cộng Sản Trung Quốc phạm tội diệt chủng, nuôi dưỡng tội diệt chủng và vi phạm quyền làm người của người dân Trung Hoa. Liệu người Việt Nam có thể nhân dịp đó tố cáo trước công luận quốc tế tội xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta hay không?

Người Darfur sẽ kẻ biểu ngữ trên xe buýt trong thành phố. Người Tây Tạng sẽ thả bóng bay. Người Miến Ðiện sẽ ngồi thiền trên cầu Kim Sơn. Người Việt Nam sẽ làm gì?

JPEG - 87.3 kb

Ngọn đuốc Thế Vận Hội sẽ được đưa qua thành phố San Francisco vào ngày 9 Tháng Tư này, sau khi đã qua các thành phố Saint Petersburg (Nga), London (Anh Quốc) và Paris (Pháp). Ðây là một dịp người Việt Nam ở các thành phố đó góp mặt cùng các người dân Sudan, Myanmar, Tây Tạng và các môn đồ Pháp Luân Ðại Pháp trong những cuộc biểu dương ý chí phản đối các tội ác của Cộng Sản Trung Quốc. Ðặc biệt là tại San Francisco, nơi chúng ta có thể quy tụ hàng ngàn người Việt tị nạn kéo về từ khắp tiểu bang California, không kể các du học sinh Việt Nam từ các đại học trong vùng này. Chỉ cần chúng ta quyết tâm và có tổ chức. Ðây là một thử thách, vì chúng ta chỉ có 2 tuần lễ nữa để chuẩn bị.

Nếu quý vị biết những người dân Myanmar, Tây Tạng, Sudan, đang chuẩn bị như thế nào thì sẽ cảm thấy phấn khởi và quyết tâm hơn. Họ đã bắt đầu các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Bắc Kinh từ ngày Thứ Hai 24 Tháng Ba tại Athens, thủ đô Hy Lạp. Riêng tổ chức Tây Tạng Tự Do (Free Tibet, có thể dịch là Giải Phóng Tây Tạng), đã huy động những đoàn viên và các cảm tình viên đi theo đoàn rước đuốc thế vận từ Athens qua các thành phố khác, ở mỗi nơi đều có những cuộc biểu tình phản đối Cộng Sản Trung Quốc. Ông Tenzin Dorjee, một phát ngôn viên của Free Tibet cho biết họ đã huấn luyện đoàn viên từ hai năm nay các kỹ thuật leo lên cây cối, cột điện, cao ốc, vân vân, và cung cấp các dụng cụ cho những người tình nguyện để trương lên các biểu ngữ tố cáo tội diệt chủng của Bắc Kinh tại Tây Tạng.

JPEG - 77.3 kb

Nhưng các đoàn biểu tình không phải chỉ căng biểu ngữ. Họ còn sử dụng các phương pháp đầy sáng kiến để phát biểu và chinh phục dư luận thế giới: phát tài liệu vắn tắt bằng các ngôn ngữ quốc tế như Anh, Pháp, Tây Ban Nha; biểu tình tuần hành và dùng xe cộ để gây tắc nghẽn lưu thông ở các xa lộ, vân vân. Những người Dafur đã trả tiền để tờ báo San Francisco Chronicle kẹp vào trong số báo ngày 4 Tháng Tư những trang giấy dày in những lời tố cáo tội ác của chế độ độc tài Sudan đang tiêu diệt người dân Dafur một cách có hệ thống, với sự đồng lõa của Cộng Sản Trung Quốc. Họ cũng đã mua chỗ viết biểu ngữ trên 70 chiếc xe buýt ở San Francisco, với hàng chữ: Hãy yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ủng hộ chính sách diệt chủng ở Dafur.

Tổ chức Liên Minh Dân Chủ Người Mỹ Gốc Miến Ðiện chuẩn bị thuê một chiếc máy bay nhỏ kéo theo khẩu hiệu bay trên nền trời San Francisco trong ngày rước đuốc, với khẩu hiệu: Miến Ðiện Tự Do. Ông Nyunt Than, chủ tịch liên minh này cho biết sẽ có khoảng 500 người Miến Ðiện tham dự một cuộc tuần hành trên cầu Kim Sơn, Golden Gate, và khi tới giữa cầu sẽ ngồi xuống thiền quán. Người Tây Tạng sẽ treo biểu ngữ trên những cao ốc ở San Francisco, họ chưa tiết lộ cao ốc nào. Nhóm Tây Tạng Tự Do cũng sẽ treo biểu ngữ phản đối Trung Quốc trên một nơi cao ở Paris, thủ đô nước Pháp, người ta đoán là Tháp Eiffel.

Ðiều đặc biệt nhất trong ngày “Hội chống Trung Quốc” ở San Francisco hai tuần tới là mỗi nhóm biểu tình sẽ mặc áo mầu giống nhau và khác với các nhóm khác, để biểu dương sức mạnh của họ. Người ủng hộ dân Darfur sẽ mặc áo mầu xanh lá cây. Người ủng hộ dân Miến Ðiện sẽ mặc áo mầu đỏ thẫm, các môn đồ Pháp Luân Công sẽ mặc áo mầu vàng và da cam. Người Tây Tạng sẽ mặc áo trắng.

Còn người Việt Nam sẽ mặc áo mầu gì?

JPEG - 4.7 kb

Các tổ chức chống chính sách phản nhân quyền của Trung Quốc coi cuộc rước đuốc Thế Vận Hội là một “cơ hội bằng vàng” để trình bày sự thật về tội ác của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc. Tổ chức Tây Tạng Tự Do trước đây đã tạo được một thành tích ngoạn mục là đem treo biểu ngữ ngay trên Vạn Lý Trường Thành. Họ đã trù tính sẽ hoạt động trong ngày khai mạc Thế Vận Hội. Nhưng ngay cả khi họ thành công, các hình ảnh có thể sẽ không được phát đi vì chính quyền cộng sản kiểm soát các làn sóng và cắt đứt các luồng truyền tin. Nhưng bàn tay của Cộng Sản Trung Quốc không thể thò tới được San Francisco, Paris hay St. Petersburg! Các đài truyền hình quốc tế sẽ tự do chiếu hình ảnh các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh không phải trả tiền!

Người Việt Nam có thêm một lý do nữa để tổ chức biểu tình tố cáo Trung Quốc cướp Hoàng Sa ngay tại San Francisco. Vì các cuốn phim sẽ được truyền về tới Việt Nam và các thanh niên, sinh viên trong nước sẽ phấn khởi tổ chức các hành động tương tự khi ngọn đuốc thế vận đi qua Sài Gòn, trước khi sang Hồng Kông! Các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ thấy người Việt ở nước ngoài đoàn kết khi có cùng một mục đích cao cả là bảo vệ đất đai và lãnh hải của tổ quốc!

Chúng ta nên bắt chước người Tây Tạng. Các chủ đề và khẩu hiệu phải ngắn gọn. Cuộc biểu dương ý chí của người Việt Nam sẽ nhấn mạnh đến một chủ điểm: Hoàng Sa (Spratley) Thuộc Việt Nam! Chúng ta nên phân phát các tài liệu ngắn giải thích các nguồn gốc lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên các hòn đảo này. Phải kể lại các biến cố như trận hải chiến năm 1974 và những lần hải quân Trung Quốc giết các ngư dân Việt Nam gần đây. Nếu có thể, chúng ta cũng sẽ mang cùng một mầu áo và in hình bản đồ Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa cùng mầu trên đó. Sẽ mang ít khẩu hiệu và cùng một chủ đề. Ðiều quan trọng nhất là phải biểu dương tình đoàn kết!

Chúng tôi tin rằng các đoàn thể, đảng phái và các cơ sở truyền thông, kinh doanh của người Việt tị nạn sẽ đoàn kết trong công cuộc này. Ðề nghị những cơ sở báo chí như nhật báo Người Việt ở phía Nam, tạp chí Mõ ở San Francisco, Việt Tribune ở San Jose, hãng xe đò Hoàng chạy giữa hai miền, các siêu thị, các văn phòng luật sư, bác sĩ, vân vân, hãy đi bước trước yểm trợ các đoàn thể và tổ chức cùng nhau kéo về San Francisco trong ngày 9 Tháng Tư sắp tới! (Người Việt;Tuesday, March 25, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.