Sơ Kết Chuyến Công Du Nước Mỹ Của Ông Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ tướng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã kết thúc chuyến công du Hoa Kỳ của ông hôm thứ sáu vừa qua. Nhìn lại những diễn tiến trong chuyến đi này, về cả hình thức lẫn nội dung, người ta có thể đánh giá được những gì phái đoàn ông Nguyễn Tấn Dũng đạt được cũng như không đạt được trong chuyến đi này.

Trước hết, về mặt hình thức, những nghi lễ ngoại giao của nước chủ nhà dành cho phái đoàn của người cầm đầu nhà nước cộng sản Việt Nam, và dư luận báo chí nước chủ nhà về cuộc viếng thăm, sẽ cho thấy tư thế của phái đoàn này ra sao.

JPEG - 45.6 kb

Báo chí của nhà nước cho biết, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được phía Hoa Kỳ tiếp đón một cách “trọng thị” với hình ảnh ông Phó trợ lý Ngoại trưởng Scot Marciel, cùng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam , và viên đại tá tư lệnh sân bay … ra đón ông Dũng. Về điểm này, những ai có chút kiến thức về các nghi thức ngoại giao đều biết, ở cương vị thủ tướng như ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu không phài là người chức vụ tương đương,thì tệ lắm người đón tiếp ông Dũng cũng phải là bộ trưởng Ngoại Giao . Thế nhưng phía Mỹ chỉ cho trợ lý ngoại trưởng Scot Marciel, là người đứng hàng thứ bảy trong bộ ngoại giao ra đón. Khi đến thành phố Houston, dù ông Dũng là quốc khách, nhưng cả viên thị trưởng, cũng như các nghị viên thành phố Houston, chẳng ai muốn gặp ông . Điều này cho thấy cả chính quyền trung ương lẫn địa phương của Mỹ đều chẳng coi trọng ông Nguyễn Tấn Dũng. Xem video ông Nguyễn Tấn Dũng đến tòa Bạch Ốc, xe không dám treo cờ, rồi lại phải đi vào bằng cửa hông, người ta thấy tội nghiệp cho ông Nguyễn Tấn Dũng

JPEG - 69.5 kb

Bên cạnh đó, trước đây giới truyền thông Hoa Kỳ đã đi tin rất đậm nét về các chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết. Dù rằng hầu hết là những đậm nét về sự vi phạm nhân quyền và những cải cách kinh tế nửa vời của Hà Nội. Chuyến công du của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này không được giới truyền thông Mỹ chú trọng như vậy. Báo Times đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Dũng, được Vietnamnet dịch lại, nhưng Vietnamnet lại bỏ phần nói về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phần nói về vai trò của truyền thông trong việc chống tham nhũng cũng bị cắt bỏ. Cũng có vài ba bài báo khác đề cập đến những khó khăn kinh tế và tài chính của Việt Nam hiện nay, và tư thế không mấy sáng sủa của ông nguyễn Tấn Dũng trong cán cân quyền lực hiện nay ở Hà Nội.

Về nội dung, cuộc công du của phái đoàn ông Nguyễn Tấn Dũng đạt được khá nhiều thành quả, qua một số ký kết về kinh tế và thương mại. Nhưng thực ra việc ký kết này này không cần đến sự hiện diện của một ông thủ tướng. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông Dũng muốn đạt được là: 1/ Yêu cầu Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, và 2/ Xin được hưởng quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập, thì lại chỉ được Tổng thống Bush ghi nhận, và hứa sẽ nghiên cứu, nhưng không đưa ra thời hạn nào để thực hiện.

Một điểm khá đặc biệt là, trong bản thông cáo chung Mỹ Việt có nhắc đến việc hai nhà lãnh đạo hài lòng trước những thành công của người Hoa Kỳ gốc Việt. Và tổng thống Bush tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chuyện tại sao người Việt tại các nước dân chủ như Hoa Kỳ thành công, mà tại Việt Nam thì lại không thành công là điều chắc ông Nguyễn Tấn Dũng cũng hiểu. Nhưng chuyện tại sao lại cột sự thành công của người Việt tại Hoa Kỳ và chuyện an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam vào trong một câu của bản thông cáo chung là điều khó hiểu.

JPEG - 52.2 kb

Cuộc gặp gỡ 45 phút của ông Nguyễn Tấn Dũng với ông Greenspan, người được báo Tuổi Trẻ gọi là “phù thủy kinh tế” và xem đây là một sự kiện đặc biệt, thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam, một cách dân chủ và minh bạch”, khi ông không hề nêu lên tỷ lệ lạm phát khủng khiếp là 25% của tháng 5 đã lên đến 27% trong tháng 6, ngược lại, ông còn nói rằng: “lạm phát tháng 6 có chiều hướng giảm mạnh so với tháng trước đó”. Trong cuộc hội kiến này, ông Nguyễn Tấn Dũng xem ra còn quan tâm đến tình hình kinh tế nước Mỹ và kinh tế thế giới nhiều hơn cả tổng thống Bush…… Cũng như trong các cuộc họp với các nhà đầu tư và tài chính – ngân hàng của Mỹ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được nghe đầy tai các lời khuyên của ông Alan Greenspan về đủ mọi thứ cần phải chấn chỉnh trong các lãnh vực kinh tế, tài chính, luật pháp và hành chính, đang rất chòng chéo, khập khễnh, bất cập tại Việt Nam. Thực ra những điều này các chuyên gia kinh tế Việt Nam biết rõ hơn, và có nhiều lời khuyên thực tế hơn người Mỹ. Vấn đề là, hệ thống quyền lực tại Việt Nam, với bộ chính trị là một cơ chế không được quy định trong hiến pháp, và nhân sự của cơ chế này cũng chẳng do dân bầu lên, nhưng lại nắm toàn quyền quyết định về mọi thứ của đất nước. Cơ chế này có cho phép ông Nguyễn Tấn Dũng thực hiện các lời khuyên hữu ích mà ông Dũng “thọ giáo” được hay không?

Về vấn để nhân quyền, nếu cho rằng trong cuộc họp báo tại toà Bạch Ốc, tổng thống Bush đã chỉ nói chung chung, mà cho rằng ông Dũng đã thành công, thì hơi vộ vã. Vì chỉ ít phút trước khi cuộc họp báo này kế thúc, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một bản văn, đi vào chi tiết khá nhiều điểm liên quan đến vấn đề nhân quyền, bao gồm cả yêu cầu Cộng Sản Việt Nam chấm dứt sử dụng lý cớ rất mơ hồ và tùy tiện là “an ninh quốc gia” của điều Điều 88 bộ luật hình sự để bắt giữ những người chống đối, và yêu cầu Hà Nội phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, cũng như kêu gọi Cộng Sản Việt Nam nới rộng hơn các quyền tự do chính trị và quyền tự do tôn giáo….. Nếu biết rằng, bộ ngoại giao chính là cơ quan thực thi chính sách đối ngoại của của Hoa kỳ, thì người ta sẽ thấy được tầm quan trọng trong bản văn này của bộ ngoại giao Mỹ.

Bên cạnh đó, vào chiều ngày 25 tháng 6, khi ông Dũng đã đi Texas, thì toà Bạch Ốc mới phổ biến Bản Tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về cuộc họp giữa Tổng thống Bush và ông Dũng. Trong đó Tổng thống Bush nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc cổ võ gia tăng thực thi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đồng thời, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết của họ trong việc cổ võ và bảo đảm các quyền căn bản về nhân quyền và các quyền tự do khác.

Vấn đề cuối cùng cũng cần phải nhắc đến là, cũng như các cuộc công du nước ngoài của những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác, phái đoàn ông Nguyễn Tấn Dũng phải dấu diếm, tung tin hoả mù về lịch trình hoạt động của mình. Thế nhưng tại đâu phái đoàn của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị người Việt rượt đuổi, đến độ phải trốn chui trốn nhủi. Là thủ tướng chính phủ, đáng lẽ khi ra nước ngoài, ông phải được kiều bào đón tiếp nồng hậu, nhưng tại sao ông và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cứ phải trốn chạy kiều bào như vậy? Điều này thì ai cũng đã biết, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù ông vẫn làm bộ ngây thơ diễn giải rằng người ta biểu tình phản đối ông là vì họ còn “mặc cảm với quá khứ”. Dĩ nhiên quá khứ của đảng CSVN là một món nợ đầy máu và nước mắt đối với dân tộc và sẽ có ngày phải lôi ra trước lịch sử, nhưng lý do trực tiếp khiến cộng đồng người Việt khắp nơi tại hải ngoại rượt đuổi các phái đoàn cao cấp CSVN là vì những bàn tay đang bóp nghẹt các quyền con người của hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt của họ trong nước. Và nếu có tiếng nói can đảm nào nổi lên phản đối hiện tượng vi phạm nhân quyền trầm trọng đó thì đều bị đàn áp một cách hung bạo và hèn kém, từ dàn cảnh đụng xe đến sử dụng bàn tay du đảng.

JPEG - 191.7 kb

Tóm lại, để sơ kết cuộc công du tại Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy ông có đạt được một số hình ảnh đẹp trên truyền hình về một số ký kết hợp đồng thương mãi, nhưng cũng còn phải chờ xem những thành quả đó sẽ trở thành hiện thực đến đâu. Ngay cả trong những năm thuận buồm xuôi gió trước đây, con số giải ngân đã khá thấp so với những cam kết. Điều quan trọng hơn là, liệu những bài học của ông Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du này để chận đứng nạn lạm phát tại Việt Nam có thực hiện được không? Khi mà đảng cộng sản không bao giờ muốn có những cải cách triệt để — những cải cách đòi hỏi phải có những thay đổi chính trị nền tảng. Về vấn đề nhân quyền, bản tuyên bố của bộ Ngoại Giao, cơ quan thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ, dù dưới triều đại của tổng thống nào đi nữa, là điều đáng cho chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng quan tâm. Càng ngày đảng cộng sản Việt nam càng khó lẩn tránh những gì họ đã đặt bút ký cam kết nếu vẫn muốn hội nhập với thế giới văn minh.

Lê Vĩnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.