Sống bằng tượng đài, chết bởi tượng đài

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi cao ở vùng Tây Bắc, một trong ba tỉnh nghèo nhất Việt Nam, chỉ đứng sau hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Thế nhưng mới đây, một thông tin đưa ra làm dư luận ngỡ ngàng! Đó là tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” với tổng số tiền đầu tư 1.400 tỷ đồng.

1.400 tỷ đồng, tương đương với gần 75 triệu đô-la Mỹ, một số tiền quá lớn cho một tượng đài, dù cho đó là tượng đài để tôn vinh ông Hồ. Đây là một chi tiêu thiếu tính toán cho một công trình nhằm thỏa mãn thói sùng bái lãnh tụ còn rơi rớt lại từ thời xa xưa, mà không đem lại một điều gì tốt đẹp về mặt phát triển cho Sơn La… bớt nghèo.

Đề án nói trên còn cho thấy sự hoang phí trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay khi ngân sách quốc gia cạn kiệt, thường xuyên thu không đủ bù chi, nợ công tăng cao sắp đụng mức trần cho phép. Những con số của Bộ Tài chánh cho thấy thực sự ngân sách đang thiếu 30 ngàn tỷ đồng và chỉ có cách tiếp tục bán công khố phiếu để bù vào, có nghĩa là phải vay thêm nợ nước ngoài. Trong lúc ấy, xã hội cũng đầy tiếng kêu than của các tầng lớp dân nghèo đang oằn lưng gánh hàng chục thứ phí và lệ phí trong đời sống, để làm đầy ngân sách quốc gia.

Việt Nam lâu nay vốn nổi tiếng là một đất nước có nhiều tượng đài lớn nhỏ khắp nơi và một số công trình được thực hiện với ngân sách khổng lồ, gây nhiều tranh cãi. Gần đây nhất, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng. Chưa kịp tính đến hiệu quả, tượng đài vừa khánh thành hôm trước, hôm sau nền đã bong tróc, hư hỏng phải bỏ tiền tiếp để sửa chữa. Quảng Nam cũng là tỉnh cần tới 1.500 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo trong mùa giáp hạt năm 2015.

Hay như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trước đây với kinh phí gần 40 tỷ, khánh thành rầm rộ vào tháng 6 năm 2004. Chỉ sau 3 tháng, tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng nghiêng, nứt, lồi lõm, báo trước sự xuống cấp thê thảm.

Người ta còn có thể kể ra nhiều công trình xây dựng tượng đài “hoành tráng” khác chỉ với mục đích phô trương. Những pho tượng vô tri ấy chẳng những không đóng góp được chút gì cho sự phát triển của đất nước mà còn làm đề tài cho sự dè bĩu, chê cười.

Nhưng đối với lãnh đạo địa phương ưa thích bày vẽ dự án nghìn tỷ và những hội đồng nhắm mắt thông qua, họ còn có lý do cần có tượng đài để sống. Lãnh đạo tỉnh Sơn La hẳn cũng thuộc lòng câu “có làm có ăn”. Và khi đất nước này còn xây dựng tượng đài, số người ăn theo để đục khoét càng gia tăng.

Cho đến khi nó sụp đổ, họ cũng không còn kịp nghĩ là họ làm đúng với câu: sống bằng tượng đài và chết bởi tượng đài.

FB Chân Trời Mới – Tư Thẳng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.