Sự a dua của báo Nhân Dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khủng bố gần như là một đề tài được nói đến nhiều nhất ngày nay. Đến nổi một nhóm phóng viên của đài truyền hình Mỹ PBS cũng tận tình khai thác hai chữ “khủng bố”, hy vọng đưa lên màn hình một đề tài giật gân ăn khách.

Nhưng lần này, nhóm của ông A.C. Thompson chỉa ống kính vào Little Saigon để tìm khủng bố. Vì thế khi đoạn phim truyền hình ngắn ngủi “Terror in Little Saigon” được trình chiếu từ ngày 3/11, người xem đã đi từ kinh dị này tới kinh dị khác. Kinh dị vì sự cố tình xuyên tạc và vu cáo cộng đồng Việt Nam tại đây một cách trắng trợn.

Little Saigon như danh xưng của nó, được mô tả là thủ đô của người Việt tỵ nạn Cộng sản trong niềm hoài nhớ thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Những người Việt Nam trốn chạy cộng sản đã tới đây quần tụ cùng nhau xây dựng một vùng đất mới an bình làm chốn nương thân nơi đất khách. Họ đã có những đóng góp không nhỏ trong đời sống đa văn hóa, đa chủng tộc của xã hội Hoa Kỳ.

Trải qua nhiều đau thương mất mát, cộng đồng Việt Nam nơi đây duy trì một tinh thần chống cộng minh bạch, nền tảng của kỳ vọng dân chủ hóa đất nước để nhân dân Việt Nam được sống trong nhân quyền, dân chủ, tự do. Kỳ vọng này cũng phù hợp với chính sách của đất nước đang cưu mang họ.

Thế nhưng “Terror in Little Saigon” giống như một tiếng sét bất thường nổ trên bầu trời quang đảng. Lấy những cái chết cách đây vài chục năm, nhóm làm phim nhân danh công lý hào hứng bỏ công truy tìm vết tích thủ phạm, làm cái công việc mà cơ quan điều tra liên bang FBI đã đóng lại.

Theo sự dẫn dắt của “Terror in Little Saigon”, người ta dễ dàng đi tới nhận xét hời hợt, Little Saigon là thu hẹp của một xã hội đầy bạo lực, một không khí khủng bố tràn lan do một nhóm nào đó chủ trương. Nhưng đó chưa phải là mục đích mà A.C. Thompson nhắm tới.

Moi ra những cái chết của năm nhà báo trong thập niên 80 không phải để đi tìm công lý cho họ, mà nhóm của A.C. Thompson chỉ nhằm đi đến kết luận duy nhất: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất là người gây ra và phải chịu trách nhiệm về những vụ chết chóc đó.

Trong những ngày qua, dư luận người Việt Nam tại hải ngoại, nhất là Hoa Kỳ đã vạch rõ âm mưu đen tối của nhóm làm phim “Terror in Little Saigon”, một mặt cáo buộc vô căn cứ Mặt Trận là thủ phạm, mặt khác gán ghép cho cộng đồng tỵ nạn tại đây một bộ mặt cực đoan đầy bạo lực.

Luận điểm này thật gần gũi với những gì mà chế độ cộng sản đã cố tình lập đi lập lại hàng chục năm qua trên các diễn đàn quốc doanh, với sự tiếp tay của một số phần tử tay sai tại hải ngoại. Chính vì vậy, sau khi đoạn phim được trình chiếu, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng CSVN đã vỗ tay reo mừng và lập tức nhào vào đánh hôi.

Bài báo của người viết ký tên An Điền trước hết cũng chỉ nhai lại những chi tiết dựng đứng mà báo chí quốc doanh đã sử dụng để vu cáo đảng Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”. Trước tiên bài báo mang tên “Bộ mặt thật của tổ chức khủng bố Việt Tân” đã phải thừa nhận sự hình thành của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam như một tập hợp của các lực lượng yêu nước đứng lên chống lại độc tài cộng sản. Tầm vóc hoạt động của tổ chức Mặt Trận khiến cộng sản phải lo lắng đối phó.

Tuy nhiên, để giúp tô đậm màu sắc “khủng bố” của Mặt Trận, báo Nhân Dân tiếp tục lải nhải cái gọi là ba đợt Đông Tiến I, II, III do công an CSVN cố tình dựng ra vào thập niêp 80 để khoe khoan rằng đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng xâm nhập của Mặt Trận vào lúc đó.

Trong thực tế, Mặt Trận vào thập niên 80 đã phát động chiến dịch Đông Tiến bắt đầu từ tháng 6/1981 đến tháng 12/1983 chấm dứt sau khi thiết lập Đài Việt Nam Kháng Chiến tại vùng rừng núi Đông Dương và hoàn tất cái bắt tay lịch sử giữa các lực lượng đấu tranh ở trong và ngoài nước sau biến cố đau thương tháng 4/1975.

Thật nực cười hơn nữa khi báo đảng trưng dẫn con số “hàng chục triệu đô-la” của đồng bào hải ngoại quyên góp quỹ kháng chiến mà Mặt Trận đã tiêu xài vung vít. Họ không hề biết rằng sau năm 1975, đồng bào tỵ nạn cộng sản chân ướt chân ráo mới sang định cư tại Hoa Kỳ, hầu hết phải làm việc vất vả để có chưa tới 3 đô-la một giờ lao động. Số tiền vài chục triệu đô la thuở ấy là một con số khổng lồ, chỉ có trong óc tưởng tượng của một số người có ác cảm với Mặt Trận và được cán bộ tuyên giáo CSVN dùng nó nhai đi nhai lại trên báo đảng.

Điều tồi tệ hơn hết là tờ báo đã đem cả họ hàng của cố chủ tịch Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Mặt Trận ra để gán ghép đủ mọi điều xấu xa. Nó cho thấy nhân cách của những tay “bồi bút” CSVN đã đánh mất nhân tính vì bản chất đê tiện. Điều này còn biểu hiện sự bấn loạn và cay cú của chế độ trước sức lớn mạnh công khai của đảng Việt Tân trong những năm tháng gần đây.

Sau sự kiện giàn khoan HD-981 năm ngoái, tiếp đến chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình hôm đầu tháng 11/2015, bộ mặt thần phục ngoại bang của Hà Nội đã hoàn toàn lộ rõ trước mắt người dân Việt. Đảng CSVN không còn khả năng che giấu vai trò bán nước của mình kể từ công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Cộng “bao gồm Nam Sa và Tây Sa”.

Năm 1974, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng dùng vũ lực đánh chiếm, Hà Nội cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Và chính Lê Đức Thọ đã trắng trợn tuyên bố trấn an mọi người: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Đến năm 1988, Gạc Ma và một số bãi đá của quần đảo Trường Sa lại bị Trung Cộng đánh chiếm trong khi Hà Nội ra lệnh cho bộ đội hải quân không được nổ súng, cuối cùng 64 chiến sĩ bị Trung Cộng bắn chết.

Trong lúc báo Nhân Dân lèm bèm về cái gọi là “bộ mặt thật của Việt Tân” thì bộ mặt bán nước của đảng CSVN được Ban tuyên giáo Trung ương giấu biệt. Nhưng với những hành động và thái độ hèn nhục, tự ý coi mình như phiên thuộc của Bắc Kinh, đảng CSVN từ lâu bị nhân dân khinh ghét, xa lánh như một thứ dịch bệnh.

Cho nên có thể mượn câu kết luận của tác giả An Chiến dán nhãn khủng bố cho Việt Tân để mô tả tình trạng không lối thoát của đảng CSVN trong bối cảnh hiện nay: “’Ngôi nhà’ của tổ chức khủng bố Cộng sản được dựng lên bằng nền móng của sự dối trá, lừa đảo, cùng vô số thủ đoạn bẩn thỉu, đen tối. Cho nên chắc chắn ’ngôi nhà’ ấy sẽ bị sụp đổ. Và khi bộ mặt phản dân, bán nước của đảng Cộng sản ngày càng lộ rõ, thì ngày tàn của đảng này cũng đang đến thật gần”.

Đánh hôi nhưng cũng tận tình vạch áo cho người xem lưng bán nước, báo Nhân Dân thật đáng để đảng biểu dương!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.