Sự Khởi Đầu Của Thế Đối Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi nhân loại hân hoan đón chào ngày tuyên xưng quyền của con người lần thứ 57 (1948-2005) qua những buổi lễ kỷ niệm ngày ban hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, các nhà đối kháng tại Việt Nam lại trải qua một đợt khủng bố và đàn áp mới của đảng Cộng sản Việt Nam. Nạn nhân đầu tiên là ông bà Hoàng Minh Chính. Sau hai tháng chữa bệnh tại Hoa Kỳ trở về nước hôm 13 tháng 11, ông Hoàng Minh Chính đã liên tục bị đe dọa, khủng bố bằng nhiều hình thức. Tại Sài Gòn, gia đình người con gái của ông bị lăng nhục, nhà cửa bị phá phách, tạt acid. Sau đó, công an khu vực vận động một số du đãng đóng vai ’nhân dân’ đến chửi bới, gây náo động khu phố để cho công an lấy cớ yêu cầu ông bà Hoàng Minh Chính phải trở về Hà Nội ngay. Nhưng về đến Hà Nội, Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục cho bọn ’đầu gấu’ đến hành hung và phá phách nhà ông bà Chính, dưới sự điều động của công an khu vực. Đặc biệt là ngày 8 tháng 12, hơn 100 đầu gấu đóng vai ’nhân dân’ đã thay phiên nhau phá phách, tạo không khí khủng bố bao trùm lên trước căn nhà của ông Hoàng Minh Chính. Tại cả hai nơi, ông Hoàng Minh Chính đều viết thư ’tố cáo’ trước dư luận Việt Nam lẫn thế giới, đặc biệt là một số cơ quan nhân quyền thế giới đã lên tiếng can thiệp chính thức.

Nạn nhân kế tiếp là ông Trần Khuê và ông Đỗ Nam Hải đã xảy ra ngay khi ông Hoàng Minh Chính bị khủng bố. Theo tin tức thì ông Trần Khuê đã bị công an sách nhiễu nhiều lần, nhằm ngăn chận sự liên lạc vận động của ông Trần Khuê đối với các nhà đối kháng cho sự ra đời Trang nhà của Phong trào Dân chủ Việt Nam. Tuy nhiên sau nhiều lần hù dọa không có hiệu quả, công an Sài Gòn đã ra chỉ thị phong tỏa và cắt đứt mọi phương tiện liên lạc bằng điện thoại của ông. Trong khi đó, công an cũng đã theo sát các liên hệ của ông Đỗ Nam Hải kể từ khi ông Hải cùng với Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Linh Mục Chân Tín mở các cuộc tiếp xúc với một số nhà đối kháng tại Sài Gòn để vận động cho sự kết hợp Phong trào Dân chủ với Giáo sư Trần Khuê. Ngày 8 tháng 12, trong lúc nhà ông Hoàng Minh Chính bị nhóm ’đầu gấu’ tấn công vào buổi trưa, thì ông Đỗ Nam Hải bị công an bắt sau khi dàn dựng một vụ đụng xe vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Công an đã bắt giữ và điều tra ông Đỗ Nam Hải liên tục 24 giờ đồng hồ và đã phóng thích ông Hải vào lúc 5 giờ ngày hôm sau, mồng 9 tháng 12. Theo sự trả lời của ông Đỗ Nam Hải với đài Á Châu Tự Do qua cuộc phỏng vấn của ông Việt Hùng vào ngày 12 tháng 12 vừa qua, ông Đỗ Nam Hải đã bị bắt lúc đi photo copy 11 tập sách từ cuốn ’Hãy Trưng Cầu Dân Ý’ do chính ông là tác giả và được xuất bản ở Hoa Kỳ…

Thật ra thì cuộc khủng bố của Cộng sản Việt Nam đối với ông bà Hoàng Minh Chính, hay với các ông Đỗ Nam Hải, Trần Khuê trong thời gian qua, không phải là điều mới lạ; nhưng cách làm thì đã biểu hiện một sự lúng túng trước những áp lực chung của dư luận. Sự kiện phải núp đàng sau những nhóm ’đầu gấu’ để phá phách một cụ già 84 tuổi hay dàn dựng một vụ đụng xe để bắt người đối kháng, không chỉ vạch trần cho công luận nhìn thấy trình độ văn hóa của những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam mà còn cho thấy sự bó tay của nhà cầm quyền Hà Nội trước những đòi hỏi về tự do, dân chủ và nhân quyền vô cùng chính đáng của dân tộc, qua các tiếng nói đấu tranh của những nhà đối kháng tại Việt Nam. Ngoài ra, những tiếng nói đấu tranh của các nhà đối kháng đã bắt đầu được tập hợp trong một diễn đàn chung, với sự hiện diện một Trang nhà mang tên Phong trào Dân chủ Việt Nam, ngay đúng vào ngày kỷ niệm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mồng 10 tháng 12 năm 2005, đánh dấu sau 30 năm sụp đổ miền Nam Việt Nam, đã cho thấy cục diện Việt Nam đang biến chuyển trong chiều hướng tích cực.

Thứ nhất, những tiếng nói đấu tranh của các nhà đối kháng đã được chuyên chở trên một diễn đàn công khai ngay tại Việt Nam. Tuy mới chỉ là một diễn đàn ảo nhưng do khả năng truy cập của nhiều người ở khắp mọi nơi, đã vô hình chung khởi đầu một thế đối trọng công khai với chế độ Hà Nội. Dù có bị trù dập hay bị phong tỏa bởi bức tường lửa, Cộng sản Việt Nam không thể nào xóa đi trong tiềm thức của mọi người về sự kết hợp mới, trong thế trận hình thành bối cảnh đa nguyên tại Việt Nam.

Thứ hai, từ những đấu tranh đơn lẻ của từng cá nhân, của từng nhóm người trong nhiều năm dài với sự chịu đựng bền bỉ và can đảm trước các đòn khủng bố, trù dập của chế độ Hà Nội, sự xuất hiện Trang nhà mang tên Phong Trào Dân Chủ là một bước thách đố mới về khả năng đối đầu của lực lượng dân chủ trong tiến trình tạo dựng thế liên minh dân tộc hầu phá vỡ nguyên trạng.

Thứ ba, qua Trang nhà mang tên Phong trào Dân chủ đã tạo được điểm tựa trong sự đẩy mạnh thế liên kết đấu tranh giữa trong và ngoài Việt Nam, mà hơn 10 năm trước đây, Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do đề xướng và nay được hiện thực bởi những quyết tâm của nhiều người. Điều này cho chúng ta thấy hai mặt trận quốc nội và hải ngoại đã không còn chia cắt theo ý niệm bình thường mà trở thành một khối đoàn kết để đối đầu với chế độ Hà Nội ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

Qua hình ảnh trù dập những nhà đối kháng bằng ’đầu gấu’ dưới sự điều động của công an khu vực cho chúng ta thấy là sức ép dư luận, nhất là sức ép từ những nỗ lực vận động quốc tế của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã làm cho Cộng sản Việt Nam chùn tay, không dám công khai, tùy tiện bắt giam vô cớ những nhà đối kháng. Sức ép này đã chính là sức bật cần thiết cho những nhà dân chủ ở trong nước, tìm đến nhau để vừa đẩy mạnh thế đối trọng chính trị với chế độ, vừa vận động sự hậu thuẫn của quần chúng, qua các dạng đấu tranh dân sinh và dân quyền, để tiến tới những bước đấu tranh công khai trong lòng chế độ. Đương nhiên Hà Nội biết rất rõ xu thế này sẽ gây nguy hiểm cho chính chế độ vì trực tiếp thách đố quyền lực độc tôn của đảng Cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm qua; nhưng Hà Nội cũng biết là họ khó có thể cưỡng lại tình hình này khi mà chính giới lãnh đạo hoàn toàn bất lực trong việc xây dựng đất nước và mang lại một đời sống tự do dân chủ và hạnh phúc cho người dân trong hơn 30 năm qua. Do đó, nếu sự xuất hiện Trang nhà của Phong trào Dân chủ là một bước tiến mới của cục diện đấu tranh tại Việt Nam, thì chính nỗ lực này sẽ làm cho đảng Cộng sản Việt Nam và các lực lượng dân chủ phải tự tìm ra thế đấu tranh mới để có thể giành lấy sự chủ động trong thời gian tới.

Nói tóm lại, sự xuất hiện Trang nhà của Phong trào Dân chủ, tuy chỉ mới là bước đầu kết tụ những tiếng nói đối kháng sau một thời gian dài bị trù dập và khủng bố của chế độ Hà Nội và còn đang ở trong gọm kềm nguy hiểm có thể bị bức tử bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nếu nhìn lạc quan, sự xuất hiện của phong trào sẽ làm cho tình hình đấu tranh tại Việt Nam trải qua một khúc quanh mới. Khúc quanh rất quan trọng để phá vỡ nguyên trạng, điều mà bất cứ ai quan tâm đến tình hình Việt Nam đều mong muốn để làm bùng vỡ một Đông Âu tại Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.