Sự khống chế báo chí tại TQ đang bị xói mòn bởi các tờ báo lớn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giới phân tích và bình luận tình hình Trung Quốc nay tin rằng đã đủ chứng cớ cho thấy bức màn khống chế thông tin, khống chế báo chí của Bắc Kinh đang rách nhiều lỗ lớn. Giới truyền thông tại Nhật tường trình khá chi tiết về hiện tượng này.

Trước đây, dù trong các giai đoạn sóng gió và thay đổi các ghế lãnh đạo ở chót đỉnh, tất cả các cơ quan truyền thông ở Hoa lục đều là công cụ tuyên truyền, tuyệt đối thống thuộc đảng Cộng sản Trung quốc ở cấp trung ương. Tất cả các tổng biên tập đều là đảng viên lâu năm và cũng tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc: Trong lãnh vực chính trị chỉ loan những tin được cho phép hoặc từ trên chuyển xuống và ý của các ban tư tưởng, ban tuyên giáo trung ương là quyết định tối hậu.

Nhưng có thể nói từ tháng 8 năm 2011 tới nay đã bắt đầu có sự cãi lệnh công khai của một số cơ quan truyền thông, bao gồm từ tổng biên tập đến các tầng nhân viên. Họ công khai phản đối chính sách khống chế quyền tự do ngôn luận quá nhiều của các cơ quan đảng và nhà nước cộng sản TQ. Và trong suốt thời gian hơn 1 năm 6 tháng vừa qua, sự bạo dạn của các hình thức phản đối ngày càng gia tăng.

Điển hình thứ nhất là sự kiện tờ tuần san Nam Phương không chỉ phản đối mà còn khởi động chiến dịch đòi quan chức đứng đầu Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt tỉnh Quảng Đông phải từ chức. Lý do vì ông này tự ý tráo bài xã luận của họ. Hầu hết các ký giả và nhân viên của tuần báo này còn cùng tọa kháng nhiều lần trước tòa soạn với các bảng lớn ghi các câu phản đối khống chế quyền tự do ngôn luận.

Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương nhập cuộc để bênh vực Ủy ban tỉnh Quảng Đông. Họ lên án những hành động của các ký giả Nam Phương là “phản loạn”. Nhưng cũng trong thời gian này, nhiều triệu người dân Hoa Lục lên tiếng bằng đủ mọi cách, đặc biệt trên các diễn đàn Internet để ủng hộ Nam Phương. Trước làn sóng công luận quá lớn đó, Ủy ban Tuyên giáo Trung Ương không dám sử dụng biện pháp mạnh để xử lý Nam Phương vì sợ làm đám cháy lớn và lan rộng hơn. Họ đành gỡ sĩ diện và be bờ bằng cách ra chỉ thị cho tất cả các cơ quan ngôn luận khác phải đăng lại bài xã luận đã tráo đó và buộc phải thêm câu: “Việc Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt tỉnh Quảng Đông đưa bài xuống để đăng trên tờ tuần báo Nam Phương là chính thống”.

Trước đây, lệnh của Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương là lệnh trời. Mọi báo đài nhận được lệnh đều chỉ biết răm rắp. Nhưng nay, lệnh trung ương đã nhàm. Có tờ báo trả lời là hết chỗ; có tờ bảo quá trễ vì đã lên khuôn. Trong số các tờ báo lớn cấp toàn quốc, chỉ có tờ Nhân Dân nhật báo và tờ Toàn Cầu thời báo (phụ bản của tờ Nhân Dân) cho đăng bài xã luận nhưng tự ý bỏ câu bình luận nói trên. Chưa bao giờ uy tín và uy quyền của Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương xuống thấp đến thế.

Khi không còn khống chế được và bị gián tiếp tẩy chay khắp nơi, Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương đành chỉ thị cho Ủy ban tỉnh Quảng Đông xuống nước và gỡ sĩ diện bằng cách đưa ra cho ban quản trị tuần báo Nam Phương 2 chọn lựa. Một là đóng cửa vĩnh viễn. Hai là tiếp tục phát hành nhưng không được kháng nghị hay đề cập đến chuyện tráo bài xã luận nữa. Hiển nhiên, tuần báo Nam Phương lấy chọn lựa thứ hai. Và cả hai phía đều biết sự việc không ngừng ở đây. Các ký giả Nam Phương sẽ dùng các chủ đề khác và ngay cả các diễn đàn khác để tiếp tục tấn công, thách thức cả Ủy Ban Quảng Đông và Ủy Ban Trung ương.

Thật vậy, hướng phanh phui các tệ nạn do các quan chức và hệ thống cai trị xã hội của đảng CSTQ gây ra xuất hiện ngày một mạnh hơn trên báo Nam Phương. Thử nhìn số báo ra vào ngày 10/02/2013 như một thí dụ. Trong số báo này, bài xã luận có nội dung phân tích và kêu gọi ngưng việc cai trị bằng bạo lực vì như thế sẽ làm Trung quốc mất đi cơ hội phát triển quí giá. Cũng trong số báo này còn có một phóng sự dài 32 trang với đầy đủ hình ảnh nói về vụ hỏa hoạn tại cô nhi viện ở tỉnh Hà Nam. Vụ cháy đã làm 7 em phải chết thảm thương. Bài phóng sự vạch rõ một số sự kiện có thể kiểm chứng về thái độ vô trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ban quản trị tờ báo còn kêu gọi độc giả hãy vì tình thương và trách nhiệm cùng với tuần báo Nam Phương mạnh dạn đứng lên tố cáo sự thiếu trách nhiệm và vô lương tâm của các cơ quan liên quan đến vụ cháy này.

Nói cách khác, tập thể ký giả và nhân viên báo Nam Phương đang trở thành những nhà hoạt động xã hội trước sự thán phục của các đồng nghiệp và quảng đại quần chúng Trung Quốc.

Nhưng Nam Phương không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều báo lớn khác cũng dang chống đối uy quyền trung ương một cách công khai. Lý do chính yếu là vì trước đây, để bảo đảm mức độ kiểm soát tuyệt đối, mỗi tờ báo càng lớn càng phải đặt trực thuộc một cơ quan hệ trọng như các đơn vị quân đội, các bộ, các đoàn thể lớn, các ủy ban nhân dân,v.v…. Nhưng nay mỗi cơ quan lớn đó đang ngả theo một nhánh quyền lực khác nhau ở thượng tầng và dùng các tờ báo thuộc quyền chủ quản của mình làm công cụ. Vì vậy có những tờ báo do cánh Hồ Cẩm Đào nắm giữ, hay cánh Ôn Gia Bảo, cánh Tập Cận Bình,… ngay cả có những tờ báo thuộc phe cánh của Bạc Hy Lai đang ngồi tù.

Một thí dụ cụ thể là trang nhà (home page) của tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu. Những người chủ quản tạp chí này đều là đảng viên cao cấp thuộc cánh của cựu Tổng bí thư Triệu Tử Dương. Trên trang nhà đó vào tháng 1/2013 đã đăng bài ’’Đảng Cộng sản Trung quốc không được đứng trên Hiến pháp và luật pháp’’. Trang này liền bị đóng cửa nhưng với lý do “vi phạm hành chánh khi đăng ký website”. Nhưng rồi với áp lực quá lớn của các quan chức chủ quản, Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương đành phải để trang này hoạt động trở lại từ ngày 19/2/2013. Liền sau đó, ban biên tập liên tục khai pháo bằng những bài bình luận nẩy lửa chỉ trích nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ. Họ cũng đòi phải nới lỏng vòng kiểm duyệt vì cho rằng chỉ có một làng báo trung thực mới góp sức bài trừ các tệ nạn này.

Tờ Nam Phương vì đã ký thỏa thuận nên không thể trực tiếp đề cập đến chuyện tráo bài xã luận nữa, nhưng website Viêm Hoàng Xuân Thu đứng ra khơi lại chuyện này giùm cho Nam Phương. Sự việc này đang làm Ủy ban Tuyên giáo & Kiểm duyệt Trung ương điên đầu và cho thấy các tờ báo “cứng đầu” đang liên kết với nhau. Trang Viêm Hoàng Xuân Thu đang trở thành tụ điểm dẫn đầu Hoa lục về số người xem hàng ngày, và điều đó cũng đồng nghĩa với dẫn đầu thế giới.

Và còn khá nhiều dẫn chứng khác nữa.

Có vẻ như trụ cột đầu tiên chống đỡ cho chế độ độc tài Bắc Kinh đang lộ ra những vết nứt trầm trọng. Liệu trụ cột này có tạo tác động dây chuyền, góp phần làm sụp đổ các trụ cột khác như đã thấy tại nhiều nước độc tài trước đây không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.