Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một năm sau ngày tôi gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Là một năm trải nghiệm khá thú vị khi nhìn lại Tổ Chức mình từng là thành viên, với vị thế độc lập của một người ngoài hệ thống không bị những điều lệ, nghị quyết của Đảng (*) siết chặt não trạng.

Tôi cũng đã có ý định nhặt nhạnh những câu chuyện bên lề của tôi và của những người mà tôi biết đã từng nghỉ sinh hoạt Đảng để tạm “ngoại suy” khái quát cho các trường hợp bỏ Đảng khác trong gia đoạn hiện nay. Nhưng qua một seri bài của bác Nguyễn Minh Cần (**) về chuyện dài ra đảng và đa đảng, khiến tôi đã từ bỏ ý định này vì đánh giá đó là loạt bài quá sâu sắc và ở một tầm mức đại cuộc cho Dân Chủ.

Tuy tài hèn-sức mọn nhưng ngay từ khi bỏ Đảng, tôi đã mơ hồ nghĩ đến việc nếu để chính những người bỏ Đảng đứng ra là hạt nhân, hoa tiêu cho một cuộc cách mạng, phong trào Dân Chủ thì sẽ có khiếm khuyết. Vì mỗi người trong số bỏ Đảng dù ít, dù nhiều đều mang theo tàn dư của Cộng Sản trong não trạng khi đấu tranh cho dân chủ mà chưa chắc họ đã nhận ra. Đó cũng là lý do tôi nảy sinh “Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối” và không gọi những người như tôi là Cộng Sản phản tỉnh, cấp tiến, chân chính… mà là những người lầm đường-lạc lối. Mục tiêu khiêm tốn của tôi là những người có tư tưởng giống như mình gắn kết, nương tự vào nhau, từ đó đi tìm và vận động những người có cùng hoàn cảnh thành một lực lượng nhằm ủng hộ, bổ trợ cho phong trào Dân Chủ nói chung. Còn việc các thành viên có mục đích gì? đường hướng ra sao? có ý định tham gia vào một tổ chức chính trị nào trong tương lai là do họ tự quyết định. Mọi người thông tin đa chiều để chia sẻ và gắn kết với nhau ở một mức độ cơ sở và cũng là nơi bắt đầu: BỎ ĐẢNG.

JPEG - 23.8 kb
Hãy tự đánh thức lương tâm mình đi các đảng viên ĐCSVN yêu quí của tôi. Hãy tự phá xiềng cho chính mình rồi hẵng đi kêu gọi phá xiềng cứu giúp người khác!

Tôi có lời cảnh tỉnh chân thành với bạn đọc mà thực ra là của những tiến bối đi trước đã từng nhắc:

1) Đối với những người từng là nạn nhân của CS, bị CS dụ nhiều lần hãy khắc sâu trong tâm khảm câu nói bất hủ của cố tống thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm.“

2) Đối với các thành phần trí thức, những người chưa bị CS bức hại đã đang và sẽ đấu tranh cho dân chủ hãy đọc kỹ những bài viết của bác Nguyễn Minh Cần.

3) Tìm hiểu các bài viết, câu chuyện của những cựu đảng viên CS nổi tiếng ở các nước trên thế giới, còn ở trong nước là những người ly khai hay bị Đảng đàn áp trước năm 2000. Đó là những người đi từ trong lòng chế độ CS đi ra. Những câu chuyện cũ họ kể có độ chân thật cao hơn, không hề tính toán-bất mãn cho cá nhân và bị sự đàn áp/khủng bố tinh thần rất mạnh mẽ.

Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện cơm áo-gáo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa-nặng tình, chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng. Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn: ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết. Ngay cả khi có đảng viên sớm nhận ra điều đó thì họ vẫn cứ chấp nhận thân phận trâu-ngựa (đập đi-hò đứng), an phận cho đời sống cá nhân, nhắm mắt làm ngơ chuyện tiêu cực trong xã hội và chỉ biết than vắn thở dài cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đau đớn thay đó là chính những người sống quanh tôi, quanh bạn và chung quanh chúng ta.

Thật đáng thương cho những người Việt đương là đảng viên ĐCSVN và bất hạnh cho dân tộc của tôi!

Ghi chú:

(*): Đảng: ám chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam
(**): Nguyễn Minh Cần là một người nổi tiếng trong nhóm xét lại chống Đảng, dân gian thường gọi là “Nhóm Ngũ Minh”.

Tự sự của tôi về động cơ ra khỏi ĐCSVN: http://www.youtube.com/watch?v=8KJSvUZooQc

Nguồn: Blog Đông Hải Long Vương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”