30 tháng tư

Ảnh chụp màn hình VOA

Gìn giữ giá trị văn học Miền Nam Việt Nam sau biến cố 30/4/1975

Biết bao nhiêu cuốn sách, bao gồm cả những tác phẩm giá trị của các thế hệ văn chương Miền Nam, bị thu giữ và sau đó đốt tiêu huỷ như cách nói của chế độ mới là “xoá bỏ văn hoá đồi truỵ của chế độ cũ.”

Nhưng không vì thế mà văn học Miền Nam một thời bị xoá bỏ hoàn toàn, khi hàng vài chục năm qua vẫn có những người miệt mài sưu tầm và phổ biến lại nhiều tác phẩm như cách mà bạn bè văn chương gọi vui là đang ‘vá lại linh hồn.’

Màn bắn pháo hoa tại khu vực đầu đường hầm Sài Gòn tối 30/4/2022 thu hút hàng ngàn người xem. Ảnh chụp từ FB Lâm Bình Duy Nhiên

Bi kịch của một dân tộc

Ngày 30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

Ảnh: AP

Chiến tranh Việt Nam (1954-75) có thực sự cần thiết?

Bộ máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy: Một, để giải phóng miền Nam; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “nguỵ”; và ba, để đánh bại sự “xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.

30 tháng Tư: Các nhà hoạt động Việt Nam và các chính khách Mỹ nói về thay đổi cho Việt Nam

Hôm 30/4/2020, Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam đã cùng phối hợp tổ chức Lễ Tưởng Niệm & hội luận với sự tham dự của các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước cùng một số chính khách Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để tưởng niệm những người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản cũng như để gởi lời tri ân đến những người đang chấp nhận tù đày với hy vọng một ngày không xa ước mơ Việt Nam lớn mạnh trong tự do dân chủ sẽ thành hiện thực.

Bài báo Washington Post ngày 3 tháng 3, 1987, tường thuật buổi họp báo của tác giả tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Ảnh: tác giả Lê Xuân Khoa cung cấp VOA

Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2.164.000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140.000; Đợt 2 (1975-1979): 327.000; Đợt 3 (1980-1989): 450.000; Đợt 4 (1990-1995): 63.000; Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260.000; Chương trình ODP (1979-1995): 624.000; Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300.000.

Từ Hiệp Định Genève 1954 đến 30/4/1975 ai gây tang thương cho dân tộc Việt Nam

Nếu những người lãnh đạo cộng sản biết xem trọng hạnh phúc của nhân dân, thì hai miền Bắc-Nam đã có thể cùng nhau phát triển về văn hóa, khoa học, kinh tế… đến ngày đất nước thống nhất trong hòa bình và tự do (năm 1956).

Cuộc chiến 20 năm (1954-1975) đã làm 1 triệu thanh niên Miền Bắc phải chết trên các chiến trường ở Miền Nam, ở Cam Bốt và Lào; 300 ngàn thanh niên Miền Nam đã chết khi chống trả các cuộc tấn công và 2 triệu thường dân bị thiệt mạng vì bom đạn. Bên cạnh đó, hàng triệu quân và dân bị thương tật, tàn phế vì chiến tranh, hàng triệu trẻ em trở thành mồ côi.

Dân chúng Miền Nam di tản theo đà tiến quân của quân đội cộng sản Bắc Việt tháng 3 & 4 năm 1975. Ảnh: Internet

Tâm tư một người miền Bắc ‘9X’ về ngày 30 tháng Tư

Là một người trẻ, sống ở miền Bắc, không được cảm nhận trực tiếp về những nỗi đau và mất mát của người miền Nam Việt Nam. Thay vì cứ tự hào về cái quá khứ mà chúng tôi không hề tham dự, chúng tôi sẽ hành động, suy nghĩ độc lập, dũng cảm, biết đột phá, và cố gắng làm mọi thứ để giải phóng người dân khỏi chế độ độc tài, mang lại tự do thực sự cho người dân Việt Nam.

Ông Lý Thái Hùng: Hệ luỵ của 30 tháng 4 & Mục tiêu, đường lối đấu tranh của Đảng Việt Tân

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân ông Lý Thái Hùng nói về biến cố 30 tháng Tư và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam.

Tháng Tư 1975, ông Lý Thái Hùng đang học năm thứ ba tại một trường đại học ở Tokyo, Nhật Bản khi Sài Gòn thất thủ, và toàn bộ MIền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt…

45 năm đã qua, đảng và nhà nước CSVN đã không còn có thể che giấu bản chất độc tài, tham lam, hèn với giặc ác với dân.

Loa phưỡng. Ảnh: Internet

Ngày này năm ấy và ngày ấy năm này

Những ngày tháng Tư của 45 năm trước, chúng tôi, những đứa trẻ mới lớn, cũng như bao triệu người dân miền Bắc Việt Nam, cứ vểnh tai hướng về những chiếc loa công cộng được gắn đầy trên các cột điện, các cây cao trong mọi thôn làng, xóm bản, ra rả vào sáng, trưa, chiều, tối. Những bản tin liên tục được nhắc đến với những từ “Chiến thắng, thần tốc”… làm nức lòng hầu hết mọi người dân…

Đã 45 năm sau cái ngày ấy. Những ngày ấy của năm này, người ta đã thấy gì?

Sài Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. Ảnh: Flickr manhhai

Miền Nam còn giúp miền Bắc

Câu chuyện của Lê Hiếu Đằng, kể vào lúc cuối đời sau khi đã từ bỏ đảng Cộng Sản, còn đáng suy ngẫm hơn nữa. Hồi trẻ, ông Lê Hiếu Đằng hoạt động cho Cộng Sản, bị cảnh sát Cộng Hòa bắt. Trong khi ở tù, Đằng vẫn được đem theo sách để tự học. Đến kỳ thi “Tú Tài,” tức là tốt nghiệp trung học, Lê Hiếu Đằng, và một “đồng chí”cùng bị bắt, vẫn nộp đơn xin thi. Và trong ngày thi, cả hai “tù chính trị” được cảnh sát đưa tới trường thi, làm bài, và thi đậu!