Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Chancellorsville (CG 62) lúc đi qua eo biển Đài Loan ngày 28/8/2022. Ảnh: US Navy - 7th Fleet

Hai chiến hạm Mỹ vượt eo biển Đài Loan: Đài Bắc ghi nhận, Bắc Kinh giận dữ

Trong một thông cáo, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của chiến hạm Mỹ “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Theo Hạm Đội 7 của Mỹ, hai tuần dương hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga – USS Antietam và USS Chancellorsville – đã thực hiện một chuyến “quá cảnh thường lệ” qua vùng biển được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.”

Tổng Thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh kỷ niệm với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/05/2022 nhân Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN. Ảnh: Susan Walsh - AP

Mỹ sát cánh lâu dài với ASEAN để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kết thúc ngày 13/05/2022 với cam kết nâng quan hệ từ “Đối tác Chiến lược” lên thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 11, cùng với hàng loạt dự án hợp tác, đầu tư mới trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Tổng Thống Joe Biden vẫn không thuyết phục được khối ASEAN lên án hành động bành trướng, hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông và cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ông Fumio Kishida trong lễ nhậm chức thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, ngày 04/10/2021. Ảnh: AP - Toru Hanai

Tân thủ tướng Nhật Bản muốn “khóa chặt” cửa vào TPP đối với Trung Quốc?

Quan điểm đối ngoại của tân Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hầu như không có gì thay đổi so với hai người tiền nhiệm. Đó là xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các giá trị phổ quát, như dân chủ và pháp quyền.

Để cụ thể hóa tầm nhìn này, ngoài việc củng cố Bộ Tứ bao gồm bốn nước Nhật, Mỹ, Úc và Ấn, nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, ông Kishida được cho là sẽ vận dụng một vũ khí thương mại, thúc đẩy hiệp định CPTPP theo hướng có thể gọi là “khóa chặt” cửa để Trung Quốc không thể gia nhập.

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã cùng tập trận ở Biển Đông từ ngày 9/2/2021, trong ảnh là chiếc USS Theodore Roosevelt. Ảnh: FB Trần Trung Đạo

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Sáng nay 9 tháng 2, 2021 hai nhóm tấn công thuộc hai Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ gồm USS Theodore Roosevelt Carrier và USS Nimitz Carrier đang điều khiển một cuộc tập trận phối hợp trên Biển Đông. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ tháng Bảy năm 2020.

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz tập trận ở Biển Đông vào ngày 9/2/2021. Ảnh: US Navy

Mỹ đưa hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm tập trận ở Biển Đông

Hoa Kỳ phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực và cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông, đe dọa các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc trong khu vực biển giàu tài nguyên.

“Chúng tôi cam kết đảm bảo việc sử dụng hợp pháp vùng biển mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế,” Reuters dẫn lời Chuẩn Đô Đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm hàng không mẫu hạm tấn công Nimitz, nói trong một tuyên bố.

Cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao của Bộ Tứ (Quad) gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ hôm 06/10/2020 tại Tokyo. Ảnh: Kiyoshi Ota/ AFP

New Delhi công bố kế hoạch tập trận đầu tiên của Bộ Tứ Mỹ – Nhật – Ấn – Úc

Hải Quân Ấn Độ hôm qua, 30/10/2020, thông báo kế hoạch cuộc tập trận hải quân đầu tiên của Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong khuôn khổ thao diễn quân sự truyền thống thường niên trên biển mang tên Malabar, do Ấn Độ chủ trì. Cuộc tập trận có sự tham gia của một chiến hạm Úc.

Thủ Tướng Nhật Suga đến Hà Nội chiều 18/10, mở đầu chuyến công du hai nước ASEAN Việt Nam và Indonesia. Ảnh: Báo Thanh Niên

Nhật Bản muốn trở thành chỗ dựa cho Khối ASEAN

Sự kiện ông Yoshihide Suga chọn nơi đến đầu tiên là Việt Nam và Indonesia, cho thấy là ông Suga muốn chuyển tải một thông điệp rằng Nhật Bản nói riêng, và Bộ Tứ Kim Cương (Quad) nói chung, coi Khối ASEAN là đối tác quan trọng trong thời gian trước mặt.