biến cố 30/4

Các diễn giả (theo chiều kim đồng hồ, hàng trên, từ trái): Nhà văn Võ Thị Hảo, TS Trần Diệu Chân, Bình luận gia Đặng Quốc Việt và Nhà báo Đinh Quang Anh Thái

Hội luận “48 năm sau biến cố 30/4/1975 – Làm cách nào đưa đất nước đi lên?”

Mời quí vị và các bạn theo dõi buổi hội luận với chủ đề “48 năm sau biến cố 30/4/1975 – Làm cách nào đưa đất nước đi lên?” với sự góp mặt của các diễn giả: Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, Nhà văn Võ Thị Hảo và Bình luận gia Đặng Quốc Việt, do Tiến sĩ Trần Diệu Chân điều hợp.

Buổi hội luận do Diễn đàn Thân Hữu Việt Tân tổ chức trực tuyến trên Facebook Việt Tân và Youtube Việt Tân hôm 22/4/2023. 

Thế hệ trẻ nghĩ gì về biến cố lịch sử 30/4/1975

Kính mời quí vị và các bạn cùng nghe các anh chị hoạt động xã hội chia sẻ tâm tình, suy nghĩ về biến cố lịch sử 30/4/1975 qua chương trình livestream của Diễn Đàn Ước Mơ Việt Tân hôm 8/4/2023 với sự góp mặt của: Hoàng Yến (Đức), Cát Tường (Mỹ), Thanh Toàn (Úc) và Thiện Hải (Na Uy) do Xuân Phương (Mỹ) điều hợp.

Pho tượng Bà Mẹ Việt Nam thật nhiều ý nghĩa trên trang FB Báu Lại Thanh. Ảnh: FB Lê Nguyễn

Người mẹ Việt Nam và tử sĩ của hai miền Nam-Bắc

Sau hơn 20 năm chiến trận giữa hai miền Nam-Bắc, các bà mẹ của bên thắng cuộc được vinh danh ngất trời, có nơi dành vài trăm tỷ xây dựng tượng đài, vừa xây xong vội vàng gửi thư xin trung ương rót tiền… cứu đói. Thôi thì, vinh danh các Mẹ cũng là điều hợp với đạo lý, nếu như bên cạnh việc làm này, người ta cũng biết cúi xuống cảm thông nỗi đau của những bà mẹ bên thua cuộc, ngày ngày quét bụi trên cái bàn thờ của thằng con tử sĩ VNCH hay tựa cửa mong ngóng ngày trở về của đứa con đi cải tạo nơi rừng xa, núi thẳm.

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Ngày 30 tháng 4

Mỗi người có những cảm nhận khác nhau khi đối diện ngày 30 tháng 4. Nhưng có một cảm nhận chung là không một ai hài lòng về hiện tình đất nước ngày nay kể từ 30 tháng 4 năm 1975.

Tại sao những người Việt tỵ nạn chỉ mất 20 năm từ hai bàn tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp rất thành công ở xứ người, trong khi đất nước Việt Nam vẫn lẹt đẹt đi sau nhân loại với đa số người dân vẫn còn ở mức sống nghèo khó?

Nhà cầm quyền Hà Nội thường hay đổ lỗi cho hậu quả tàn phá của những năm tháng chiến tranh, rồi lại đổ lỗi cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Nhưng họ đã không nhìn ra chính họ mới là nguyên nhân tạo ra tình trạng trì trệ của đất nước hiện nay.

Tờ lịch ngày 30/4/1975 và thàm trạng bắt đầu.

Ngày 30 tháng Tư – Mãi mãi không quên

Ngày 30/4 không giống như các ngày Anzac Day, ngày 11/9, ngày các Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Nhì chấm dứt khi người ta có thể tổng kết con số những người đã nằm xuống; Ngày 30/4 chỉ là khởi đầu của một cuộc sát hại, âm thầm nhưng tàn khốc, hàng nhiều triệu con người Việt Nam mà tới giờ vẫn chưa chấm dứt. Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên Ngày 30/4.

Ngày 30/4 đã, đang, và sẽ mãi mãi là Ngày Tưởng Nhớ Tất Cả Những Nạn Nhân Của Cộng Sản, Còn Sống Hay Đã Nằm Xuống. Để nhớ và để không bao giờ lặp lại!

Nhà văn, cựu sĩ quan QLVNCH ký tặng hồi ký "Dấu Linh Lửa", một tác phẩm nổi tiếng của ông. Ảnh: Bauxite Việt Nam

Bao giờ có ngày hòa giải thống nhất lòng người?

Đọc thư của Hữu Thỉnh không thể nói đó không là bức thư tình cảm, tôn trọng và đầy thiện chí của Hữu Thỉnh, người đại diện cho hội Nhà Văn Việt Nam với cá nhân Phan Nhật Nam. Nhưng khi đọc thư trả lời của Phan Nhật Nam thì phải thấy cái mà Phan Nhật Nam cần không phải là tình cảm, sự tôn trọng, thiện chí của Hữu Thỉnh đối với mình. Mà cái khác. Cái khác ấy lại không thuộc tầm nghĩ của Hữu Thỉnh.

Gã nhớ tại Houston, một cựu Đại Tá VNCH nói với gã: Kêu gọi hòa giải làm gì. Nhà nước VN cứ làm sao cho Dân Việt Nam hạnh phúc tự do thật sự, không cho tôi về tôi cũng vượt biên lần nữa nhưng để về…

30 tháng Tư: Các nhà hoạt động Việt Nam và các chính khách Mỹ nói về thay đổi cho Việt Nam

Hôm 30/4/2020, Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam đã cùng phối hợp tổ chức Lễ Tưởng Niệm & hội luận với sự tham dự của các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước cùng một số chính khách Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để tưởng niệm những người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản cũng như để gởi lời tri ân đến những người đang chấp nhận tù đày với hy vọng một ngày không xa ước mơ Việt Nam lớn mạnh trong tự do dân chủ sẽ thành hiện thực.

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Thống nhất

45 năm đã qua nhưng chỉ riêng việc gọi tên ngày 30/4 vẫn còn quá nhiều tranh cãi.

Không ít người, nhất là từ bên thắng cuộc, với sự thiện chí đáng ghi nhận, muốn 30/4 được gọi là Ngày Thống Nhất, thay vì cụm từ ‘giải phóng miền Nam’ đầy hợm hĩnh.

Tuy nhiên, thiện chí là một chuyện, chính xác hay không lại là chuyện khác.

Thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư

Ba bạn trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư? Những suy nghĩ này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ?

“Ngày 30 tháng Tư mà tôi biết rất khác. Lớn lên ở Hà Nội, tôi chứng kiến những buổi lễ ăn mừng lớn. Nhưng chiến tranh có hai mặt. Ở đây, 30 tháng Tư là một ngày buồn thảm. Nhiều người đã bỏ ra cả ngày trời để buồn nhớ lại những mất mát đối với rất nhiều người.”

Ông Rainer Eppelmann, cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Giải Trừ Quân Bị Đông Đức, Chủ Tịch Cơ Quan Liên Bang Nghiên Cứu về Tội Ác của Chế Độ Cộng Sản Đông Đức. Ảnh: Getty Images

Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann gởi Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức nhân 45 năm ngày Miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng

Các thể chế độc tài tự nó đi ngược lại bản chất yêu chuộng tự do của con người. Các thể chế này đi ngược lại với thiên nhiên, chống lại con người, và chúng ta sẽ không bao giờ tùng phục họ mãi. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, cho dù chúng ta có cảm thấy như vậy sau nhiều thập niên từ lúc nó xuất hiện. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ.

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ảnh: Quốc Hội Liên Bang Đức (Deutscher Bundestag)

Lời ngỏ của Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Đức nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam

Hôm nay chúng tôi chia sẻ với quý vị sự đau buồn cho nhiều nạn nhân. Qua kinh nghiệm đau thương của mình, chúng tôi hiểu nỗi đắng cay khi đất nước bị  phân chia, khi gia đình bị ly tán, khi Nhân Quyền và Dân Chủ, Tự Do Báo Chí và Tư Tưởng bị cắt xén. Nhưng trường hợp nước Đức cũng cho thấy rằng: Cuối cùng Tự Do vẫn thắng thế.

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi thì nhà cầm quyền CSVN gia tăng siết chặt thông tin, kiểm duyệt người xử dụng mạng lẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mạng xã hội.

Cộng Sản Việt Nam lợi dụng đại dịch COVID-19 siết mạng xã hội

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và nhân loại đang phải vất vả đối phó với số lượng người nhiễm và tử vong ngày càng gia tăng, thì tại Việt Nam có hai sự kiện xảy ra liên quan đến việc siết chặt mạng xã hội làm cho những người dân xử dụng, các công ty cung cấp dịch vụ lẫn các cơ quan nhân quyền quốc tế đều rất quan tâm và lo ngại.