cấm vận Huawei

Tại “lễ đón” bà Mạnh Vãn Chu, phi trường Thẩm Quyến tràn ngập người Trung Quốc vẫy cờ, khẩu hiệu và những bài ca cách mạng – còn trọng thể hơn đón các vĩ nhân, anh hùng. Trong khi đó Trung Quốc cũng luôn lập luận rằng tập đoàn Huawei là một công ty công nghệ tư nhân, không liên quan gì tới guồng máy an ninh hay quân đội Trung Quốc. Ảnh: CCTV/AFP via Getty Images

Cuộc đổi chác Mạnh Vãn Chu và ngoại giao con tin của Trung Quốc

Sự kiện hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor được trả tự do nhanh chóng sau một thỏa thuận ngoại giao chấm dứt việc truy tố và dẫn độ Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) của tập đoàn Huawei cho thấy một thực tế đáng ngại của cái gọi là “ngoại giao con tin” của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Đài CNN gọi đây là “một dấu hiệu đáng lo ngại về một kỷ nguyên đối đầu siêu cường mới.” Còn báo The New York Times nói “Trung Quốc sử dụng chiến thuật chơi rắn: Bắt giữ người ngoại quốc.”

Logo tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tại sân bay quốc tế Thẩm Quyến (Trung Quốc). Ảnh: Aly Song/ Reuters

Mỹ giáng thêm một đòn “chí mạng,” Hoa Vi chới với

Một cách chính thức, quyết định của Mỹ vào tuần trước chỉ là mở rộng một danh sách đen của bộ Thương Mại Mỹ, gộp thêm 38 nhà cung cấp có quan hệ với Hoa Vi tại 21 quốc gia, vào một danh sách bao gồm tổng cộng 152 công ty bị cấm mua các bộ phận và linh kiện, đặc biệt là các loại chip điện tử, nếu không được phép của chính quyền Mỹ.

Tử huyệt của Trung Quốc: Công nghệ bán dẫn

Nếu xem việc kiềm chế Trung Quốc là quan trọng để tránh cho thế giới một thảm họa vì “Trung Hoa mộng,” thì việc kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn cao cấp là biện pháp vô cùng quan trọng. Tương lai công nghệ bán dẫn gắn liền với tương lai của Trung Quốc.