chống ngập

Chi thêm một trăm ngàn tỷ đồng, TP.HCM có hết ngập vào năm 2026?

Với chi phí dự trù 100.000 tỷ đồng, tương đương 4,3 tỷ Mỹ Kim, trong 5 năm tới, TP.HCM đặt mục tiêu xóa ngập cho 18 trục đường chính, hoàn thành 7 dự án trọng điểm về chống ngập, bổ sung 96 Km hệ thống thoát nước và hoàn thành các hệ thống nhà máy xử lý nước thải.

Theo thống kê, TP.HCM có rất nhiều dự án chống ngập cùng hàng chục ngàn tỷ đồng đã được chi vào công tác này nhưng đến giờ thì vẫn chưa thể thoát ngập.

Cảnh ngập lụt thường xảy ra ở TP.HCM và các đô thị khác. Ảnh: Internet

Dân muốn hết ngập thì phải đóng tiền chống ngập?

Dù rất khổ sở với tình trạng nước ngập triền miên sau mỗi cơn mưa lớn nhưng khi nghe đóng tiền chống ngập, người dân TP.HCM vẫn không đồng tình vì nhiều lý do. Cô Trần Kim Tuyết nêu ý kiến của mình:

“Bắt người dân đóng tiền chống ngập đó thì em sẽ không đóng vì nhà nước phải có trách nhiệm. Trách nhiệm của nhà nước thì mấy ổng phải tự giải quyết với nhau chứ. Nước ngập ngoài đường sao lại bắt dân đóng? Dân đã đóng đủ thứ tiền rồi. Mấy ổng thu, mấy ổng ăn thì mấy ổng phải chi ra để chống ngập. Không thể bắt dân đóng vì nhà nước thu đủ thứ tiền, từ tiền cầu đường, tiền cầu cống… cái gì cũng thu.”

Đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM vẫn ngập dù có "siêu máy bơm." Ảnh: báo Lao Động

Sự vô trách nhiệm của lãnh đạo Sài Gòn trong việc chống ngập

Mưa: đường ngập. Không mưa: đường cũng ngập là câu chuyện đã trở thành một bi hài kịch của người dân Sài Gòn.

Sau mỗi trận mưa, người dân lại phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù ngoài đường hay ở trong nhà. Mưa và ngập đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực vì nó khiến tình trạng kẹt xe trở nên nghiêm trọng và đương nhiên mọi sinh hoạt bị đảo lộn.