chuỗi cung ứng

Tổng Thống Joe Biden họp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo ASEAN hồi 2021. Ảnh: Reuters

Các vấn đề nổi cộm trước Thượng Đỉnh Mỹ – ASEAN

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữa Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hoa Kỳ diễn ra giữa hàng loạt các cú sốc về nguồn cung, chuyển đổi lãnh đạo và cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga ở Ukraine.

Sau những trục trặc ban đầu do Trung Quốc và Campuchia “cản mũi kỳ đà,” cuối cùng thượng đỉnh đã được “chốt lại” và sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13/5/2022 tại Washington DC.

Một chốt kiểm soát ở Hà Nội. Ảnh: AP

Việt Nam sống chung với đại dịch như thế nào?

Các phân tích đã chỉ ra chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt hoàn toàn Covid-19 đã không còn phù hợp. Bởi vậy, cần cách tiếp cận thích nghi hơn, vừa chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu sống tự nhiên của con người, đặc biệt trong điều kiện đại dịch có thể còn kéo dài không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực, quá tải y tế mà còn làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của người dân. Chiến lược thích nghi lâu dài cho phép vượt qua nỗi ám ảnh bởi những con số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày và tránh được những biện pháp hành chính cực đoan. Mục đích cuối cùng, đối tượng thực sự của chính sách phòng chống dịch là nhu cầu sống bình thường của người dân chứ không chỉ là vấn đề dịch tễ.

Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn”

Trong khi vấn đề hiện tại của Trung Quốc nằm ở chỗ không có khả năng sản xuất chip cao cấp, các công ty bán dẫn của họ đều có thể đi tắt đón đầu thông qua việc chuyển giao công nghệ, bao gồm thuê chuyên gia từ nước ngoài và chuyển giao công nghệ bắt buộc – hoặc thậm chí là “đánh cắp.” Các công ty Trung Quốc đang “săn trộm” tất cả công nghệ và nhân tài sẵn có cùng với toàn bộ lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch – từ khắp nơi trên thế giới.