Dự án kênh đào Phù Nam

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

Ông Tea Banh (trái), phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Cambodia, và ông Vương Văn Thiên (phải), đại sứ Trung Quốc tại Cambodia, tham dự lễ động thổ xây dựng căn cứ Ream ở tỉnh Preah Sihanouk hôm 8 Tháng Sáu, 2022. Ảnh: Pann Bony/AFP via Getty Images

Việt Nam trước thách thức từ Cambodia

Đáng chú ý hơn cả là sự kiện Cambodia cho phép Trung Quốc đầu tư mở rộng và hiện đại hóa quân cảng Ream để Trung Quốc sử dụng như một căn cứ quân sự của nước này ở hải ngoại. Nằm bên bờ Vịnh Thái Lan, chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chừng 40 km, căn cứ Ream không chỉ là bến đậu thuận tiện cho các chiến hạm của hải quân Trung Quốc mà còn giúp Bắc Kinh giám sát con đường thủy huyết mạch qua eo biển Malacca giữa Singapore và Malaysia, sẵn sàng ứng phó với các biến động ở quần đảo Trường Sa và Việt Nam.

Dự án Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal) của Campuchia. Dự án sẽ được tài trợ bởi chương trình Vành đai Con đường (BRI) của Trung Quốc với kinh phí 1,7 tỉ USD. Nguồn: Mekong River Commission. Ảnh và chú thích: Kỹ sư Phạm Phan Long

Kênh đào Đế chế Phù Nam: “Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”?

Dự án kênh đào “Funan Techo Canal” (“Kênh đào Đế chế Phù Nam”) của Campuchia đang nhận được sự quan tâm rộng rãi từ giới chuyên gia về sông Mekong nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam nói riêng.

Tiếp theo bài phỏng vấn TS. Brian Eyler ở Stimson Center, RFA xin giới thiệu những phân tích của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Viet Ecology Foundation- một Tổ chức Phi chính phủ (NGO) ở Hoa Kỳ, về đại dự án trên.