GS Nguyễn Văn Tuấn

Từ trái sang phải: Giáo Sư John Eisman (mentor của tôi, người vào đại học năm 15 tuổi); Giáo Sư Peter Croucher (nay là Phó Viện Trưởng Viện Garvan); Giáo Sư John Hewson (từng là lãnh tụ Đảng Tự Do của Úc) và tác giả GS Nguyễn Văn Tuấn. Hình này chụp nhân dịp buổi lễ khai mạc Sáng Kiến Osteoporosis Australia mà tôi đóng góp một phần. Ảnh: Blog Tuan V. Nguyen

Tin mừng ngày Quốc Khánh Úc: Huân chương Australia

Ngày Quốc Khánh Úc năm nay (26/1/2022) đối với tôi là một ngày rất đáng nhớ trong đời: Tôi được Tổng toàn quyền Úc (Đại diện Nữ Hoàng) trao Huân Chương Australia (Order of Australia). Tôi chợt nhớ nhiều kỷ niệm cũ và viết cái note này như là một lời tâm tình…

Đúng vào ngày này của 40 năm trước (26/1/1982) tôi đặt chân đến Úc bắt đầu hành trình của một ‘thuyền nhân.‘ Từ bất ngờ này đến bất ngờ khác làm cho cái Tết năm nay thiệt là có ý nghĩa.

Khẩu hiệu này khá phổ biến ở miền Nam trước 1975, nhưng sau 1975 nó biến mất một thời gian và tái xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 1990 (?). Ảnh: Blog Nguyễn Văn Tuấn

“Tiên học lễ, hậu học văn” còn cần thiết?

Tôi nghĩ giáo dục Việt Nam cần một phương châm mới. Không có cái gì là bất biến. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không mới mà cũng không cũ, nhưng nó có thể bị các thế lực chánh trị lợi dụng (vì sự mù mờ trong ý nghĩa) để kiềm chế sáng tạo của học trò và duy trì sự thống trị của thể chế. Vả lại, khái niệm Lễ và Văn là có từ thời Khổng Tử, nó không còn phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ. Thời đại này đòi hỏi một chuẩn mực đạo đức (ethics) khác thời Khổng Tử. Cái khẩu hiệu đó trói buộc chúng ta vào cái khuôn vàng thước ngọc của Tàu.