Hồ Sơ Pandora

Sau 3 kỳ thảo luận, các đại biểu Quốc Hội vẫn chưa nhất trí việc tịch thu hay đánh thuế, hay đưa ra tòa với tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Thậm chí, qua phát phiếu lấy ý kiến, vẫn không quyết được "số phận" tài sản này. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Chuyện tài sản bất minh ở xứ ta

Lý do là đang bàn về vấn đề dính dáng đến quyền lợi của các đại biểu. Tất cả các đại biểu Quốc Hội ở nước ta đều là cán bộ lãnh đạo đương chức. Và điều tất nhiên tham nhũng chỉ có ở những người đang có quyền lực. Dân đen thì lấy gì để tham nhũng. Do vậy, khi đụng đến chuyện tịch thu, đánh thuế hay đưa ra tòa tài sản không chứng minh được nguồn gốc tức là đụng đến đồng tiền nhờ quyền lực mà có, tức là tham nhũng. Mà tài sản tham nhũng thì lấy đâu mà chứng minh được nguồn gốc.

Cựu Chủ Tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (giữa) trước tòa trong các vụ án Nhật Cường, Arktic... với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ." Ảnh: TTXVN

Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ Sơ Pandora?

Hồ Sơ Pandora, được xuất bản bởi Hiệp Hội các Nhà Báo Điều Tra Quốc tế hôm mồng 3/10, đã làm chấn động toàn thế giới. Báo cáo tiết lộ rằng 336 chính trị gia và quan chức nhà nước, bao gồm 35 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la. Tuy nhiên, không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ Sơ. Điều này có đồng nghĩa với việc tham nhũng ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng ở một số nước khác hay không?