Hội Nghị Thượng Đỉnh G-7

Các lãnh đạo Đức, Pháp, Canada, Ý, Ủy Ban Châu Âu (EC), Nhật Anh và Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 diễn ra tại Bavaria, Đức, hôm 28/6/2022. Ảnh: Brendan Smialowski/Pool/AFP via Getty Images

G7 và NATO trước thách thức từ Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh bảy nước công nghiệp phát triển (G7) vừa kết thúc ở Đức thì hội nghị 30 nước thành viên NATO đã khai mạc ở Madrid, Tây Ban Nha.

Tuy thành phần tham dự và nội dung khác nhau nhưng hai hội nghị quan trọng này có điểm chung là đều nhắm ứng phó mối đe dọa của liên minh chuyên chế Nga-Trung Quốc, duy trì cái trật tự quốc tế dựa trên luật lệ có nguy cơ bị lật nhào do cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine và âm mưu bành trướng lãnh thổ ở Châu Á của Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo G-7 chụp hình tại khách sạn Carbis Bay ở Carbis Bay, St. Ives, Cornwall, Anh, hôm Thứ Sáu, ngày 11/6/2021. Từ trái, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga, Thủ Tướng Anh Boris Johnson, Thủ Tướng Ý Mario Draghi, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ Tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP Photo/Patrick Semansky

‘Nước Mỹ trở lại’ và những thách thức mới

Sau hơn bốn tháng cầm quyền, Tổng Thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du ngoại quốc đầu tiên tới Châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-7, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU, Mỹ-NATO và gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

Chuyến đi tám ngày của ông được cho là đặt nền tảng cho việc củng cố mối quan hệ liên minh giữa các nền dân chủ xuyên Đại Tây Dương, đáp ứng những thách thức của thời đại mới mà trọng tâm là ảnh hưởng của các chế độ độc tài Nga và Trung Quốc.